Giá trị của tranh dân gian Việt Nam

Tranh dân gian Việt Nam, bảo tồn và phát huy giá trị. Đó là chủ đề của tọa đàm do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Gốm sứ tổ chức diễn ra vào ngày 18-8 vừa qua, tại Bảo tàng Hà Nội. Tọa đàm xoay quanh những vấn đề lịch sử hình thành và sự phát triển của các dòng tranh dân gian, đồng thời đề ra một số phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị của tranh dân gian Việt Nam. Cuộc tọa đàm với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật, hội họa đến từ 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng với các dòng tranh: Tranh Đông Hồ, Tranh Kim Hoàng, Tranh Hàng Trống, Tranh Thập vật, Tranh làng Sình… Tuy nhiên, cùng với thời gian và những đổi thay của xã hội, nhiều giá trị của các dòng tranh dân gian đang dần bị phôi pha, biến dạng, nhiều tranh và bản khắc độc đáo đã không còn nguyên bản, lưu lạc, thất tán trong dân gian.

Cuộc tọa đàm với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật, hội họa đến từ 3 miền Bắc, Trung, Nam.

PGS, TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, những năm gần đây, thị trường tranh dân gian thưa vắng, vì vậy, những người làm tranh dần chuyển sang sản xuất các hàng hóa khác có lợi nhuận kinh tế cao hơn, vì thế để duy trì hoạt động của các làng nghề là điều rất khó khăn. Bên cạnh đó, những nguồn cung cấp nguyên liệu để làm tranh dân gian cũng đang mai một nên chất liệu tranh dân gian cũng có sự biến đổi về chất. Truyền nghề làm tranh dân gian cho các thế hệ trẻ cũng đang là một thách thức lớn đối với ông cha ta.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học nghệ thuật Huế cho biết: Tranh làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế. Cùng với các loại hình tranh dân gian khác, Tranh làng Sình đã tạo nên những giá trị mỹ thuật dân gian truyền thống quý giá. Nhưng, hiện nay, để tìm được truyền nhân yêu nghề và tâm huyết với nghề là điều rất khó; những bức tranh và bản khắc của dòng tranh này hiện cũng rất hiếm.

Một số dòng tranh dân gian Việt Nam đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội. Đây là cơ hội cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ thêm hiểu về tranh dân gian của ông cha.

Tranh làng Sình và tranh thập vật được coi là một trong những hiện vật vô cùng quý giá, nhưng để sưu tập mộc bản các bức tranh này là điều vô cùng khó khăn, các nghệ nhân dân gian tại các làng tranh truyền thống này còn lại không nhiều. Còn tranh Hàng Trống cũng đang loay hoay, vật lộn trên hành trình bảo tồn và phát triển, nhất là khi, dòng tranh này chỉ còn được lưu giữ bởi duy nhất một nghệ nhân Lê Đình Nghiên.

Đứng trước thực trạng nguy cơ mai một của tranh dân gian, khá nhiều đơn vị, người tâm huyết với tranh dân gian đã có các kế hoạch, dự án được triển khai để bảo tồn và phát huy giá trị tranh dân gian Việt Nam.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc bảo tàng Gốm sứ Hà Nội đang từng ngày kiên trì với việc sưu tầm, gìn giữ, phục chế lại nhiều dòng tranh dân gian truyền thống của Việt Nam, trong đó có dự án khôi phục tranh Kim Hoàng, một dòng tranh dân gian nổi tiếng của Hà Nội. Cái hay của dòng tranh này là vừa có nét hồn hậu chân quê của tranh Đông Hồ, lại vừa có nét tinh tế của tranh Hàng Trống, nhưng kể từ năm 1945, đã không còn ai làm tranh Kim Hoàng.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế của làng tranh Đông Hồ cũng đang tích cực vào cuộc để khôi phục lại làng tranh Đông Hồ. Nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ, ông đã xây dựng"Trung tâm văn hóa dân gian truyền thống", nơi đây đã trở thành điểm du lịch quen thuộc của nhiều đoàn khách tham quan trong và ngoài nước, giá trị kinh tế lên tới cả chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo nhiều nghệ nhân và nhà nghiên cứu, để duy trì, phát triển giá trị tranh dân gian phải có một chương trình nghiên cứu nghiêm túc lâu dài, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, giới thiệu tranh dân gian tại các Bảo tàng để thế hệ trẻ biết đến, kết nối những di tích hiện có của địa phương với bảo tàng về tranh dân gian, khu trưng bày, trình diễn nghề làm tranh... Bên cạnh đó, cần đưa nghệ thuật đương đại gắn kết với nghệ thuật dân gian, giúp nghệ thuật dân gian đến gần hơn với cuộc sống hiện đại . Đặc biệt, sự truyền dạy, truyền nghề và kế nghiệp các nghệ nhân đã, đang và vẫn sẽ là những thách thức không nhỏ cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa này. Làm thế nào để nghệ nhân có thể cởi mở, nhiệt tình truyền dạy bí quyết thực hành nghệ thuật cả đời tích lũy? Làm thế nào để tuyển lựa đúng đối tượng theo học, giúp họ có môi trường phát huy? Điều đó đòi hỏi cách ứng xử khéo léo, cẩn trọng với một chế độ chính sách hợp lý, có lộ trình của những người thực hiện và cần có sự tham gia của chính quyền, ngành văn hóa.

Bài, ảnh: THÚY NGUYỄN



Những bức tranh dân gian của trẻ em Lạc Việt mua về dán đầy tường chơi trong những ngày Tết có màu sắc sặc sỡ vui mắt, hình ảnh và nội dung trực tiếp của những bức tranh dân gian Việt Nam mang tính giáo dục những giá trị nhân bản, đạo lí và khuyến khích vươn tới những mục đích của con người trong xã hội đương thời: lễ trí, nhân nghĩa, phú quí, vinh hoa; hoặc tính vui sống trong lao động và sự yên bình. Nhưng hàm nghĩa sâu xa của những bức tranh dân gian Việt Nam lại mang đầy tính minh triết của văn hoá Đông phương về những ước mơ thánh thiện của con người. Từ đời này qua đời khác, trải bao thăng trầm của lịch sử, tranh dân gian Việt Nam còn được lưu truyền tới tận ngày nay. Nhưng tranh dân gian Việt Nam bắt đầu có từ bao giờ? Về vấn đề này, hầu hết những ý kiến đều cho rằng: Tranh dân gian Việt nam xuất hiện vào thế kỷ XIV hoặc XV, đồng thời với thời điểm xuất hiện làng tranh Đông Hồ. Cũng có ý kiến cho rằng tranh dân gian xuất hiện sớm hơn: vào khoảng thế kỷ XI. Người viết cho rằng tất cả những ý kiến trên đều thiếu tính hợp lý. Bởi vì, với tất cả các nền văn minh trên trái đất – ngay từ thời đồ đá, khi con người chưa có chữ viết – họ đều dùng hình vẽ để thể hiện những nhận thức của mình với môi trường. Do đó, dân tộc Việt Nam, dù cho ở ngay thời đại đồ đồng, ít nhất cũng thể hiện được những bức tranh vẽ của mình. Huống chi, trên thực tế ngay từ thời Hùng Vương, một thời đại phát triển về mọi mặt – cho dù với cách nhìn cực đoan nhất thì cũng đã bước vào thời đại đồ đồng – nên không thể không tồn tại những tranh vẽ. Không thể có một xã hội phát triển nào lại không tồn tại tính mĩ thuật của xã hội đó. Tính mĩ thuật là một giá trị nhân văn, tồn tại và phát triển theo lịch sử một dân tộc là một sự tất yếu có tính quy luật, để bảo đảm sự phát triển hài hòa và cân đối cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc đó. Trong kiến thức hạn hẹp của mình, người viết chưa thấy trong lịch sử có một xã hội nào phát triển về mọi phương diện, nhưng lại hoàn toàn không có tính mĩ thuật trong thơ ca, hội họa, âm nhạc… Vấn đề còn lại là người ta có tìm thấy những di sản còn lại của nó qua những thăng trầm của lịch sử hay không mà thôi. Bởi vậy, nếu cho rằng trước thời Việt Nam hưng quốc [thế kỉ X], người Việt không có tranh là điều phi lí. Như vậy, dân tộc Việt Nam phải có tranh vẽ của mình, phản ánh cái nhìn cái nghĩ của dân tộc Việt từ rất lâu trong cổ sử. Người viết xin được trình bày sự minh chứng của mình như sau:


Nếu sắp xếp những bức tranh dân gian Việt Nam theo trình tự từ nội dung phản ánh tính triết học của nền văn minh cổ Đông phương, cho đến những tranh dân gian phản ánh quan niệm sống của người Lạc Việt và đến những tranh về đề tài lịch sử gần đây. Chúng ta sẽ nhận ra ngay những phương pháp thể hiện rất khác nhau. Dưới đây là những bức tranh dân gian được thực hiện vào thời hiện đại:


Phụ nữ đảm đang
Tranh: Nguyễn Đăng Chế


Chiến thắng mùa xuân
Tranh: Phạm Văn Đôn


So sánh những bức tranh trên với những tranh lịch sử sau:


Phù Đổng Thiên Vương
Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam


Hai Bà Trưng
Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam


Ngô Quyền
Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế]


Qua sự so sánh trên thì tranh của các nghệ sĩ hiện đại mặc dù bút pháp sắc sảo, nhưng về phương pháp thể hiện không khác những bức tranh dân gian được trình bày trong phần này. Chúng có tính minh họa cho một sự kiện lịch sử hoặc những vấn đề xã hội. Nội dung những bức tranh này nhắc nhở cho thế hệ sau những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc và ca ngợi chiến công của ông cha chống ngoại xâm. Những bức tranh này so với Đinh Tiên Hoàng đã rất khác về phương pháp thể hiện. Nếu so với hai bức tranh thể hiện Hai Bà Trưng; Bà Triệu ở trên, lại có một khoảng cách lớn về phương pháp thể hiện. Do đó, người viết cho rằng về niên đại xuất hiện những bức tranh mang tính minh họa phải rất muộn sau những bức tranh Bà Trưng, Bà Triệu ở trên. Những bức tranh càng về sau nặng về tính minh họa sự kiện. Còn những bức tranh trên như: Bà Trưng, Bà Triệu rất có chiều sâu về nội dung. Có thể nói là đã lột tả được cái thần của con người và sự kiện. Chính những phương pháp và phong cách thể hiện khác nhau này, cùng nội dung triết học của nó,đã chứng tỏ một thời kì lịch sử rất dài của tranh dân gian Việt Nam trải hàng thiên niên kỉ.


Căn cứ vào nội dung những bức tranh dân gian Việt Nam đã được trình bày trong sách này; người viết cho rằng nó đã có nguồn gốc từ thời rất xa xưa. Có thể đã xuất hiện vào khoảng đầu thời Hùng Vương thứ XVIII hoặc trước đó. Bởi vì trong tranh dân gian Việt Nam có những nội dung mang tính minh triết về cội nguồn văn hóa Đông phương, khác hẳn những gì mà cổ thư chữ Hán đã thể hiện. Điều này đã chứng tỏ nó không thể xuất hiện sau thời Hán và tất nhiên không thể gọi là ảnh hưởng văn hóa Hán. Đương nhiên, người Lạc Việt phải làm ra giấy từ thời kỉ này. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết để khẳng định sự ra đời của những bức tranh dân gian Việt Nam. Người ta không thể lưu truyền ý tưởng về hình tượng cho những bức tranh vẽ trên giấy qua hàng thiên niên kỉ, nếu giấy không thực sự tồn tại làm cơ sở thể hiện những ý tưởng đó. Cũng có thể cho rằng: hình tượng những bức tranh này được vẽ trên vải và được lưu truyền, sau đó người Việt mới chuyển sang vẽ trên giấy. Nhưng người viết cho rằng ý kiến lưu truyền ý tưởng thể hiện nội dung tranh dân gian lưu truyền qua vải là không thực tế, vì lối vẽ trên vải khác hẳn phương pháp thực hiện những bức tranh này trên giấy dó như hiện nay: thực hiện in bằng ván khắc. Một hình ảnh sinh động minh họa cho ý tưởng này và cũng là cơ sở ban đầu cho ý tưởng trên, chính là hình vẽ trên trống đồng được trình bày với bạn đọc sau đây:



Cả hai hình trên trong các sách nghiên cứu, đều gom chung một nhận xét là hình người giã gạo. Nhưng có thể khẳng định rằng: động tác giã cối vẽ trên trống đồng cũng là động tác giã bột dó làm giấy của người Lạc Việt để làm ra những tờ giấy dó nổi tiếng. Hai hình này tuy giống nhau về động tác thể hiện, nhưng lại rất khác về hình tượng liên quan. Ở hình 1, bạn đọc sẽ thấy hình đôi chim mỏ ngắn đang bay trên đầu gậy. Đây là loài chim có thể ăn hạt. Do đó, hình này có thể kết luận là hình giã gạo. Còn ở hình 2, trên đầu gậy được minh họa bằng hai hình chữ nhật. Kết hợp với nội dung những bức tranh dân gian đã trình bày, hoàn toàn không thể có sau văn hóa Hán, thì hình giã cối trên trống đồng có hình chữ nhật trên đầu gậy, có thể khẳng định đó là biểu tượng của nghề làm giấy đã có từ thời Hùng Vương. Việc làm ra giấy từ thời Hùng Vương, chính là điều kiện tiên quyết để tồn tại những bức tranh dân gian Việt Nam, khi nội dung của nó đã chứng tỏ nó phải ra đời từ rất lâu trong lịch sử văn hóa Đông phương.

Cùng quan điểm với Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Man Nhiên cũng cho rằng tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Với hai thể loại chính là tranh Tết và tranh thờ, tranh dân gian xuất hiện rất sớm gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.


Vào thời nhà Lí [thế kỉ XII] đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm nghề khắc ván, in tranh. Việc xuất hiện tiền giấy vào cuối đời nhà Trần và sang đời nhà Hồ chính là một minh chứng cho sự tồn tại của nghề in mộc bản.


Tới thời Lê sơ, việc in khắc tranh đã tiếp thu thêm kĩ thuật khắc ván in của Trung Quốc và được cải tiến thêm cho phù hợp. Đến đời nhà Mạc [thế kỷ XVI], tranh dân gian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa mà đã được cả tầng lớp quí tộc ở kinh thành Thăng Long ưa chuộng, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán. Hoàng Sĩ Khải [người Kinh Bắc, đỗ tiến sĩ năm 1554, làm quan đến chức Thượng thư kiêm tế tửu Quốc tử giám triều Mạc] đã viết một bài thơ Nôm dài 336 câu có tên “Tứ thời khúc vịnh” diễn tả cảnh đổi thay bốn mùa, trong đó có câu: “Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm” cho ta thấy dân gian đương thời đã có thú chơi tranh và treo tranh.


Sang thế kỷ XVIII - XIX, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh được lan truyền, phổ biến rộng rãi đến nhiều địa phương để từ đó thêm những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất và có phong cách riêng của mình. Nét riêng của mỗi dòng tranh thể hiện ngay từ qui trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kĩ thuật khắc ván in, kĩ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng...

Page 2

Trang chủ Tin tức Tranh sơn dầu Tranh dân gian Tranh đá quý Tranh thêu Tác phẩm nổi bật Họa sĩ tiêu biểu

Video liên quan

Chủ Đề