Bài văn tả người anh hùng của em năm 2024

Khi thực hành lập dàn ý bài văn kể về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết, các em học sinh cần lưu ý tuân thủ bố cục ba phần của bài văn kể chuyện, trình bày các ý chính rõ ràng, mạch lạc, khoa học, logic, diễn đạt dễ hiểu.

Đề bài: Dàn ý bài văn kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết

Bài làm

1. Mở bài

- Dẫn dắt: Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, trải qua không biết bao khó khăn, thử thách của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Lịch sử đã ghi danh vô vàn những anh hùng chống giặc ngoại xâm tiêu biểu, có công giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

- Nêu đối tượng cần kể: Một trong số đó là anh hùng Võ Thị Sáu, người thiếu nữ anh hùng trở thành huyền thoại của miền Đất Đỏ.

2. Thân bài

- Kể về cuộc đời chị Võ Thị Sáu:

+ Sinh năm 1933 ở vùng Đất Đỏ, Bà Rịa Vũng Tàu, nơi có truyền thống cách mạng, yêu nước

+ Cuộc sống gia đình nghèo khổ, khốn khó, cha làm phu xe, mẹ buôn bán nhỏ, từ nhỏ chị Sáu đã phải theo phụ cha mẹ kiếm tiền sinh nhai

+ Hoàn cảnh nước nhà lúc đó: Bị thực dân Pháp đô hộ, chứng kiến người dân bị Pháp đàn áp, bóc lột dã man, chị Sáu vô cùng căm hận và quyết lòng đi theo cách mạng.

- Kể về giai đoạn chị Sáu tham gia Cách mạng:

+ Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Võ Thị Sáu bỏ học, ở nhà phụ giúp cha mẹ, làm tiếp tế cho Chi đội Giải phóng quân tỉnh

+ Năm 1946, chị cùng anh trai gia nhập Việt Minh, gia nhập đội Công an xung phong, làm nhiệm vụ tiếp tế, liên lạc

+ Năm 1947, khi vừa tròn 14 tuổi, chị Sáu đã trở thành đội viên chính thức của Công an xung phong Đất Đỏ

- Chị lập được rất nhiều thành tích, góp phần vào thành công của phong trào cách mạng địa phương: Tập kích, ám sát bằng lựu đạn sĩ quan Pháp và Việt gian,...

- Tháng 12/ 1950, trong khi làm nhiệm vụ, chị bị Pháp bắt và đưa đi giam giữ ở nhiều nhà tù.

- Năm 1950, chị Võ Thị Sáu bị tòa án đưa ra xét xử khi làm chết tên sĩ quan của Pháp và nhiều kẻ Việt gian.

- Năm 1952, sau khi bị đày ra Côn Đảo, Võ Thị Sáu bị tử hình. Chị ngã xuống khi vừa tròn 18 tuổi.

- Đứng trước họng súng của kẻ thù, người thiếu nữ anh hùng đó vô cùng gan góc, bất khuất, hiên ngang " Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội", "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán nước", "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!".

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng chống giặc ngoại xâm Võ Thị Sáu: Sự cảm phục, kính trọng, tự hào,...

Mặc dù đề bài yêu cầu viết về "anh hùng chống ngoại xâm" nhưng cậu bé tiểu học ngây ngô lại miêu tả một nhân vật gần gũi với bản thân mình, khiến ai đọc xong cũng phì cười.

Trong lịch sử gần 2000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có biết bao nhiêu anh hùng dân tộc đã được lưu danh, người đời ghi nhớ công ơn.

Bài văn viết về "anh hùng dân tộc" của cậu bé tiểu học khiến ai nấy phì cười.

Tuy nhiên, với các em học sinh tiểu học dường như chưa ý thức được khái niệm "anh hùng chống ngoại xâm". Chính vì thế, khi được yêu cầu viết về đề tài này, các em mới miêu tả bằng những lời lẽ hết sức ngô nghê, hài hước.

Mới đây, bài văn ngắn miêu tả về "anh hùng chống ngoại xâm mà em biết" được đăng tải lên MXH và lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người.

Cụ thể với đề bài viết 5 - 7 câu về 1 anh hùng dân tộc mà em biết, cậu bé học tiểu học nhanh trí nghĩ ngay tới anh trai mình và miêu tả rất chi tiết: "Anh trai em tên là Tân. Anh trai em đánh Liên Quân rất là hay... Em hay ngồi xem anh chơi. Em rất ngưỡng mộ anh".

Có lẽ cậu bé không ý thức được giữa trò chơi và hiện thực, nên ngây ngô cho rằng giết nhiều tên địch, phá lều trại của chúng thì đã trở thành anh hùng.

Dù biết cậu bé sai mười mươi nhưng ai nấy cũng không nhịn được cười vì suy nghĩ quá đỗi ngây thơ này. Nhiều người hài hước bình luận:

- Thật sự là không biết phải nói gì!

- Lại còn "gánh tem" nữa thì ghê rồi.

- Không nói nên lời với bài văn của các cháu luôn đó.

- Tuổi trẻ tài cao thật các bác ơi, em không bình nổi gì nữa.

- Qua lăng kính của đứa trẻ thì anh hùng dân tộc trở nên thật sống động.

Bên cạnh đó, rất nhiều dân mạng cũng chụp và khoe lại bài văn "bá đạo" của con/em mình:

Một tài khoản facebook có tên T.T đang làm giáo viên chụp lại bài văn của cậu học trò rồi than trời: "Học với chả hành, nhiều khi em bất lực với học sinh của mình luôn á mọi người ơi!".

Bà mẹ H.N.C thì phì cười trước cách dùng từ và diễn đạt của con trai khi làm văn: "Cô giáo lớp 1 của em tên là: Nguyễn Thanh Tâm. Cô giáo lớp 1 của em rất là xinh và thân thể rất là nhỏ bé. Em nhớ đến. Em rất yêu quý cô giáo".

Thành viên T.B thì "chịu thua" với bài văn tả thực quá đà của cô em lớp 7 khi miêu tả giờ ra chơi: "Tùng tùng tùng... Tiếng trống trường vang lên. Các bạn ùa nhau chạy ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ. Chỗ này các bạn nam đang nhảy dây, chỗ kia các bạn nữ đang đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chửi bậy...".

Một bài kiểm tra quen thuộc khác cũng được dân mạng nhắc lại, đó là bài kiểm tra môn Anh yêu cầu viết 1 đoạn hội thoại giữa 2 người bạn bằng tiếng Anh. Thế nhưng cậu bé này cực khôn khéo hỏi "Can you speak Vietnamese? [Bạn có thể nói tiếng Việt không?", sau đó cả đoạn hội thoại đều sử dụng tiếng Việt.

Một cô giáo dạy Văn lớp 7 cũng bất lực kể lại trường hợp của mình. Cô hỏi "Theo em cần làm gì để gìn giữ thức quà thanh nhã và tinh khiết của cốm?", học sinh trả lời rất hồn nhiên "Mua cốm".

Chủ Đề