Bài thuốc đông y chữa giãn tĩnh mạch chân

Đông y và Suy dãn tĩnh mạch chi dưới

BSCK1. Huỳnh Thị Kim Dâng

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, cảm giác kiến bò, chuột rút về ban đêm,… có thể dẫn đến những biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, dãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu,…

Theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do rất nhiều nguyên nhân như: đặc thù công việc phải đứng lâu hay ngồi nhiều, dư thừa cân nặng, ít vận động và hoạt động thể chất, thường xuyên đi giày cao gót, cũng có thể do tiền sử gia đình...

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân.

 Ở giai đoạn đầu: các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện đau, nặng chân, hoặc cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, cảm giác chân bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Nhiều mạch máu nhỏ li ti ở cổ chân và bàn chân. Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn, lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

 Giai đoạn tiến triển: gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Cảm giác nặng, đau nhức chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm trên da.

 Giai đoạn biến chứng: gây viêm tĩnh mạch huyết khối nông, chảy máu nặng do dãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

Nguyên nhân là gì?

- Tư thế sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, mang vác nặng,…tạo điều kiện máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến máu ứ ở hai chân.

- Làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn.

- Người mang thai nhiều lần, sinh đẻ nhiều, béo phì hay thừa cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít xơ và vitamin,… cũng làm bệnh trở nên nặng hơn.

- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu về tim, viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trrong các tĩnh mạch nông và sâu.

- Khiếm khuyết van do bẩm sinh.

- Quá trình thoái hóa do tuổi tác [thường gặp ở người già].

     Theo Y học cổ truyền YHCT: Dãn tĩnh mạch chi dưới được mô tả trong phạm vi Chứng "Cân lựu" của YHCT [Chứng  gân  xanh  tím  xoắn  lại từng  hòn,  kết  thành  như  con giun, nổi lên ở vùng bụng chân].

Bài thuốc điều trị: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g. Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, trục huyết ứ, chống viêm, thông kinh, lợi thấp, giảm đau, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm, dưỡng huyết, làm chắc thành mạch, hành khí, lưu thông khí huyết đưa máu về tim. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 20-30 ngày là 1 liệu trình. Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra trong thời gian uống thuốc, không ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu, ngủ đủ nhu cầu, ăn nhiều rau củ quả. Công việc phải đứng lâu, ngồi lâu nên có thời gian giải lao để máu bớt ứ đọng, duy trì cân nặng, tập thể dục đều đặn và phù hợp.

Ngoài ra, còn có các biện pháp không dùng thuốc cũng giúp tăng lưu thông tuần hoàn hỗ trợ tốt cho điều trị bệnh dãn tĩnh mạch chi dưới như: Laser công suất thấp nội mạch, oxy cao áp, điều trị bằng máy nén ép trị liệu,…

Biện pháp phòng ngừa như thế nào?

- Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Do đó sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện của bệnh suy tĩnh mạch. Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10 -30 phút.

Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… để máu lưu chuyển tốt hơn.

Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi, hạn chế ăn các đồ ăn nóng, cay và hút thuốc, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.

Giảm cân, tránh táo bón.

- Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày nên được tập vật lý trị liệu, xoa bóp chi để tránh huyết khối tĩnh mạch…

Suy giãn tĩnh mạch chân là một trong những căn bệnh mãn tính thường xảy ra ở cả nam và nữ ở độ tuổi 40 trở lên. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở những người trẻ hơn nhưng bị thừa cân, béo phì hoặc làm việc trong tư thế đứng nhiều. Suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất khó chữa khỏi và có thể gây nhiều biến chứng cho nên bạn đọc cần tìm hiểu kỹ thông tin về cách điều trị bệnh này. Sau đây, Avado sẽ nêu ra một vài bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch từ thuốc nam trong dân gian để bạn đọc tham khảo.

Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân

bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch Xoa bóp bằng dầu ô liu

Dầu ô liu là một trong những “thần dược” không chỉ giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân hữu hiệu mà còn làm đẹp cho chị em phụ nữ.

Bệnh nhân chỉ cần sử dụng dầu oliu để xoa bóp vào vùng chân bị giãn tĩnh mạch là có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và sưng do bệnh gây ra. Bạn có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày 2 lần trong vòng 1-2 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Nếu không có dầu ôliu bạn có thể thay thế bằng dầu dừa.

Dầu o liu

Giúp máu lưu thông bằng ớt sừng

Theo y học cổ truyền, ớt có tác dụng khoan trung, kiện tỳ, tiêu thực, tán hàn, giảm đau. Đồng thời trong ớt có chất Capsaicin gây đỏ và nóng, giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân rất hiệu quả. Chất này chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%.

Khi bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh chỉ cần pha một muỗng cafe bột ớt sừng đỏ vào một ly nước nóng, rồi khuấy đều và uống trong một ngày là được. Không nên uống hết 1 lần vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Người bệnh nên uống Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch hỗn hợp này ngày 3 lần liên tục trong khoảng 2 tháng để đạt được hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý, những người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, mắc bệnh trĩ không nên áp dụng phương pháp này vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dấm táo

Việc sử dụng thuốc Tây Y trong thời gian dài khiến bạn lo sợ gặp phải những tác dụng phụ thì hãy cân nhắc việc sử dụng dấm táo. Để đảm bảo an toàn hơn, bạn có thể tự làm dấm táo tại nhà bằng cách ngâm táo mèo, táo đỏ hoặc dấm gạo và đường đựng trong một chiếc lọ thủy tinh. Sau 6 tuần bạn có thể lấy ra sử dụng để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dấm táo theo cách sử dụng bông sạch, thấm dấm táo rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh rồi chà xát nhẹ nhàng. Thực hiện cách làm này mỗi ngày 2 lần kiên trì trong hai tháng sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực của bệnh tình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dấm táo để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách pha loãng với nước ấm uống mỗi ngày hai lần.

Cảm nhận của bệnh nhân sau khi áp dụng bài thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch chân trong dân gian

Loại bỏ chất độc hại trong máu bằng tỏi

Cách thực hiện Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch này rất đơn giản, bạn chỉ cần thái mỏng khoảng 5 tép tỏi rồi đặt chúng vào một chai thủy tinh sạch. Sau đó vắt thêm 1- 2 quả cam lấy nước và đổ vào chai, thêm 2 muỗng canh dầu ô liu, khuấy đều và để yên trong 12 giờ là sử dụng.

Bạn có thể dùng nước ngâm tỏi để bôi lên vùng da đang bị bệnh sẽ giúp loại bỏ chất độc trong máu, tăng cường lưu thông máu và khôi phục tế bào mạch máu bị tổn thuơng..

bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch Cúc vạn thọ giúp tăng tuần hoàn máu

Hoa cúc vạn thọ được biết đến là một thảo dược hiệu quả dành cho bệnh nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Trong hoa cúc vạn thọ có chứa nguồn chất flavonoid và vitamin C giúp cải thiện khả năng tuần máu hiệu quả.

Bạn đem đun hoa cúc vạn thọ trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó lấy tấm vải thấm nước đặt vào chỗ bị sưng đau do giãn tĩnh mạch trong khoảng 5 phút. Bạn cũng có thể uống thêm trà hoa cúc tươi để cải thiện tình hình. Nên thực hiện thường xuyên để có hiệu quả.

Đào nhân

Bài thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y

Bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch Đào hồng tứ vật gia giảm gồm:

– Hồng hoa, Đào nhân, Xích thược, Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, trong đó Đào nhân có thêm tác dụng chống viêm

– Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, chữa phong thấp nhức mỏi và chữa cao huyết áp.

– Sinh địa có tác dụng bổ huyết, lương huyết, cầm máu…

– Thục địa thanh nhiệt, sinh tân

– Hòe hoa: nụ hoa của cây Hòe, với hàm lượng Rutin khá cao, có tác dụng làm bền và vững chắc thành mạch, chống xơ vữa thành mạch, điều trị cao huyết áp và chống xuất huyết.

– Hoàng kỳ: có tác dụng hành khí, giúp lưu thông máu huyết trở về tim dễ dàng hơn.

Liều lượng: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g.

Video liên quan

Chủ Đề