Bài thơ tỏ lòng có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai

Bài thơ Tỏ lòng có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Bài thơ “Tỏ lòng” có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

Trả lời:

Quảng cáo

Qua tác phẩm thế hệ trẻ chúng ta càng thêm tự hào về lịch sử vẻ vang dân tộc, biết ơn cha ông đã cố gắng hết mình bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Từ đó mỗi chúng ta thêm cho mình ý thức tinh thần trách nhiệm, ý thức cá nhân với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những gì mà cha ông ta đã gây dựng.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Trang trước Trang sau

Bài thơ Tỏ lòng có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai

❮ Bài trước Bài sau ❯

Qua những lời thơ tỏ lòng anh [chị] thấy hình ảnh trang nam nhi đời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

Answers [ ]

  1. Hình ảnh đáng nam nhi thời Trần chắc chắc có sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ thanh niên thời đại mới. Tất nhiên, sự khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, xã hội… sẽ khién cho con người ở các thời đại không trùng khít nhau. Nhưng đó không phải là trở lực khiến thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai không học hỏi được từ cha ông những điều tốt đẹp. Thanh niên Việt Nam thời hiện đại được sông trong hoà bình, nhưng điều đó không có nghĩa họ không phải chiến đấu và chiến thắng. Hơn khi nào hết, con người thời hiện đại nói chung, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ý thức rất cao về tầm vóc, vị trí của mình. Họ hiểu sức mạnh của cá nhân mình là sức mạnh thuộc về cộng “đong. Đó là lí do họ không ngại ngần công hiến. Bao sinh viên Việt Nam đã nhiệt tình hưởng ứng tháng tình nguyện “Mùa hè xanh”. Họ không ngại ngần đi đến các miền xa xôi của Tổ quốc, không ngại ngần cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với đồng bào miền núi, hải đảo. Đó là lí do khiến thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng hăng say học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành nhân tài cho đất nước. Và rõ ràng vị trí của nước ta trên trường quốc tế được khẳng định một phần nhờ những chiến thắng của sức trẻ, của lực lượng thanh niên. Thế hệ trẻ ngày nay luôn tự tin vào tài trí, bản lĩnh của mình nên họ không mang trong mình nỗi “thẹn” như đấng anh hùng năm xưa. Nhưng điều đó không có nghĩa thanh niên Việt Nam không mang trong mình hoài bão, khát vọng công danh. “Học vì ngày mai lập nghiệp” vừa là một phong trào, vừa trở thành mục tiêu phấn đâu của hàng triệu thanh niên thời đại mới. Điều kiện sông, điều kiện học tập không ngừng được cải thiện nhưng đó không trở thành lí do khiến các bạn trẻ tự thoả mãn và dung dưỡng bản thân mình. Mọi đỉnh cao văn hoá, trí tuệ của loài người đều có lực hút mạnh mẽ đốì với thanh niên ngày nay. Và càng thành công, họ càng khao khát được chiếm lĩnh sâu rộng hơn nữa. Họ làm những điều đó tất nhiên không vì chính bản thân mình mà còn vì cộng đồng, vì xã hội, vì đất nước Việt Nam này.Có thể nói ý thức về tầm vóc, vị trí của bản thần và khát vọng công danh, khát vọng công hiến của thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai không chỉ là sự kế thừa truyền thông của cha ông mà còn là phẩm chất vốn có trong mỗi con người thời đại mới. Điều cổ nhân tâm niệm tự ngàn xưa đã, đang và sẽ mãi còn có ý nghĩa to lớn đối với sự đi lên của mỗi thế hệ, mỗi thời đại.


  2. Hòa chung cùng khí thế chiến đấu hào hùng, oanh liệt cùng với biết bao công trạng lẫy lừng của những vị tướng tài ba, Phạm Ngũ Lão là một trong những vị danh tướng được muôn đời mến mộ. Ông còn là một nhà thi sĩ xuất sắc của nền văn học Việt nam, nổi bật trong số ấy là bài thơ Tỏ Lòng. Bằng tình yêu nước thương dân và khát vọng được cống hiến với sự nghiệp của đất nước, những tư tưởng tình cảm đấy đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn trong tác phẩm Tỏ lòng.

    Tỏ lòng là một lời tâm sự của nhà thơ về những khát khao, hi vọng của một đấng nam nhi sống trên đời. Qua đó, tác giả đã thể hiện sự yêu mến, lòng tự hào của những người lính chiến đấu của quân đội nhà Trần. Mở đầu bài thơ, ta đã thấy hình ảnh của danh tướng Phạm Ngũ Lão hiện lên thật oai hùng biết bao:

    “Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,

    Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”

    Câu thơ đầu tiên là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ mang tầm vóc to lớn của cả giang sơn. “Hoành sóc” tức chỉ những người anh hùng tay cầm ngang ngọn giáo tung hoành ngang dọc khắp muôn nơi. Họ đã kiên cường chiến đấu muôn nẻo của chốn giang sơn đất nước này, không quản thời gian mệt mỏi suốt bao “kỷ thu”. Câu thơ mang cả chiều dài của không gian và thời gian vào từng câu chữ. Nó càng thể hiện được tư thế của người chiến sĩ thuở “Bình Nguyên” khi ra trận chiến đấu. Trong trận chiến ấy ta còn thấy được sự đoàn kết sức mạnh của ba quân kể có thể chiến thắng được giặc thù. Tác giả dùng hình ảnh “nuốt trôi trâu” tức là những kẻ thù giặc, tuy hung hăng to lớn nhưng cũng không khiến sức mạnh của quân ta bị lung lay. Hình ảnh ẩn dụ so sánh ấy quả thực vô cùng độc đáo, để biểu hiện vị thế không bao giờ bị khuất phục của đội quân ta mà còn khơi nguồn cảm hứng, tự hào của muôn dân với những cống hiến của những vị danh hùng thời ấy.

    “Nam nhi vị liễu công danh trái

    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

    Một người “nam nhi” khi quyết tâm được ra trận luôn mang trong mình một tâm thế chiến đấu rằng: luôn phải chiến đấu hết mình không quản ngại gian khó để lập được chiến công, giành được chiến thắng cho dân tộc. Khát vọng ấy là khát vọng chung của tất cả những đấng nam nhi thời bấy giờ. Tư tưởng “làm trai cho đáng nên trai”, những sứ mệnh trách nhiệm đang được giao trên đôi vai của họ về sự nghiệp giải phóng đất nước là mục tiêu sống của những người lính chiến đấu ấy. Họ mơ ước và tự hào về những chiến công oanh liệt của mình. Sẽ thật vui sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu khi tên tuổi của mình được sánh vai cùng với anh hùng Vũ Hầu Gia Cát lương. Nhân đây, Phạm Ngũ Lão đã nhắc tới tài năng của Vũ Hầu như một tấm gương, điển tích điển cố mà muôn đời cần noi gương. Tác giả muốn nhắc nhở những tướng sĩ cần phải luôn trau dồi học tập, rèn luyện lòng dũng cảm và không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng. Có như vậy, tên tuổi của họ mới không bị hổ thẹn với những thời tuyên thệ như trong thơ của Nguyễn Công Trứ:

    “Đã có tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông”

    Tức đã sinh ra trên thế gian này, nhất định phải được cống hiến, ghi danh với non sông để không làm hổ thẹn với đấng sinh thành, với vua cha. Vậy nên khi nghe thuyết kể về Vũ hầu, thì những công lao mà Phạm Ngũ Lão đã cống hiến vẫn còn khiến tác giả cảm thấy e thẹn.

    Bài thơ “Tỏ lòng” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, từng lời thơ như một lời khẳng định hào hùng, đanh thép về ý chí chiến đấu và khát vọng cống hiến của tác giả đối với đời. Xuyên suốt bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã bộc bạch những nỗi lo lắng và mong muốn được phục vụ đất nước, thật khiến cho người đọc cảm thấy khâm phục biết bao nhiêu.

Soạn bài: Tỏ lòng [trong 10 phút]

Bố cục:

- Hai câu thơ đầu: Khí thế hừng hực xông pha ngút trời của quân tướng nhà Trần

- Hai câu thơ sau: Lí tưởng về chí làm trai của đấng nam nhi trong xã hội

Đọc - Hiểu

Câu 1

Điểm khác nhau trong câu thơ nguyên tác với câu thơ dịch cụ thể là:

- Trong bản dịch thơ từ “Hoành sóc” của nguyên tác được dịch chưa sát nghĩa. Theo nguyên tác từ này không chỉ khắc họa lại tư thế hiên ngang, oai hùng của con người mà còn thể hiện được tâm thế chủ động, sẵn sàng, đầy sức mạnh của người anh hùng. Tuy nhiên bản dịch thơ chỉ thể hiện được tư thế mà thiếu đi thần thái, uy thế của con người.

- Tiếp nữa là thời gian, không gian và con người

+ Thời gian: tháp kỷ thu => thời gian dài đằng đẵng

+ Không gian: giang sơn => hùng vĩ, bao la, rộng khắp thời gian dài đằng đẵng "kháp kỉ thu".

+ Con người xuất hiện với tư thế ngang tầm vũ trụ, sánh vai với non sông tổ quốc thể hiện sự oai hùng

Câu 2

Sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ “ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”. Trong câu thơ có từ Ngưu vốn mang hai nghĩa là con trâu và sao Ngưu trên trời. Vì thế câu thơ này cũng có hai cách hiểu:

+ Thứ nhất: Có nghĩa là quân đội nhà Trần có sức mạnh và ý chí chiến đấu quyết liệt của loài hổ báo. Sức mạnh ấy có thể nuốt trôi cả con trâu.

+ Thứ hai: Có nghĩa là quân đội nhà Trần có sức mạnh và ý chí chiến đấu rất lớn, rất quyết tâm, rất đoàn kết… Sức mạnh ấy có thể lấn áo cả sao Ngưu trên trời. Tức là sức mạnh chiến thắng cả thiên nhiên vũ trụ.

→ Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng có nội dung cốt lõi là thể hiện sức mạnh và khí thế chiến đấu hừng hực của quân đội nhà Trần.

Câu 3

“Nợ công danh” mà tác giả nói đến có thể được hiểu theo cả hai nghĩa bao gồm:

→ Thứ nhất: Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công [để lại sự nghiệp], lập danh [để lại tiếng thơm].

→ Thứ hai: Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân với nước.

Câu 4

Về ý nghĩa của nỗi thẹn trong câu thơ cuối

- “Thẹn” ở đây được hiểu là sự thiếu sót, sự giới hạn của bản thân

-Ở đây, Phạm Ngũ Lão thẹn vì chính năng lực của bản thân bị giới hạn, bị thiếu sót cả về trí và lực. Thân là đấng nam nhi mà chưa thể hiện được công lao của mình trong sự nghiệp nước nhà.

- Nỗi thẹn bộc lộ tâm trạng day dứt, trăn trở của đấng nam nhi đối với việc nước, thẹn khi bản thân chưa đủ vẹn toàn, chưa hết mình vì nước, chưa thể cống hiến cho nhân dân trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều gian nan.

→ Nỗi thẹn đã làm rõ hơn và thể hiện một cách cụ thể lý tưởng anh hùng của đấng nam nhi trong thời Trần. Đã là nam nhi thì phải có danh gì với núi sông, phải sẵn sàng cả trí lực và thể lực để cống hiến sức trẻ, sức khỏe cho đất nước mình.

Câu 5

Vẻ đẹp của nam nhi thời Trần được thể hiện rất cụ thể

- Đầu tiên là vẻ đẹp của tầm vóc và ý chí. Họ xuất hiện với một tinh thân thép, với ý chí và lý tưởng bền bỉ mang hào khí Đông A cho cả dân tộc cùng noi gương. Không chỉ vậy, từ trong khí chất họ đã có sức mạnh phi thường, một sức mạnh chiến thắng và vươn lên tất cả để ngang tầm vũ trụ. Tóm lại, vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp toát ra từ khí chất, từ tinh thần và lý tưởng làm trai.

-Tuổi trẻ hôm nay và ngày mai nhìn vào vẻ đẹp của nam nhi thời Trần không chỉ để ngưỡng mộ, tự hào mà còn để noi gương à học tập. Nhìn vào đó để có lý tưởng riêng của bản thân, để xây dựng mục tiêu và hết mình cống hiến, hết mình phấn đấu vì lý tưởng của chính mình. Đây chính là niềm tự hào dân tộc cho mọi thế hệ hôm nay và mãi mãi về sau.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hào khí Đông A qua hình tượng người anh hùng thời Trần mang lí tưởng khí phách lớn lao bộc lộ vẻ đẹp của thời đại với ý chí tinh thần và khí thế hào hùng sánh ngang tầm vũ trụ. Bên cạnh đó, học sinh thấy được nghệ thuật của bài thơ, kết cấu ngắn gọn, nội dung cô động, thể hiện nhiều tầng nghĩa, giàu giá trị biểu tượng và hiệu quả diễn đạt cao.

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

THPT Sóc Trăng Send an email
0 23 phút

Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, qua đó cảm nhậnniềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng.

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão [Sgk Ngữ văn 10

Bạn đang xem: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Nội dung

Bài viết gần đây
  • Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích bài Bạch Đằng giang phú [Phú sông Bạch Đằng] – Trương Hán Siêu

  • Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

  • Cảm nhận của em về 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

  • 1 Hướng dẫn làm bài cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
    • 1.1 Lập dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
    • 1.2 4. Sơ đồ tư duycảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
  • 2 Top 5 bài văn hay cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
    • 2.1 Cảm nhậnTỏ lòng –Bài mẫu 1
    • 2.2 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng– Bài mẫu 2:
    • 2.3 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng– Bài mẫu 3:
    • 2.4 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng – Bài mẫu 4
    • 2.5 Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng– Bài mẫu 5

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng siêu hay

  • Dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ lòng
  • Cảm nhận Tỏ lòng - Mẫu 1
  • Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng - Mẫu 2
  • Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ lòng - Mẫu 3
  • Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng - Mẫu 4
  • Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng - Mẫu 5
  • Cảm nhận bài Tỏ lòng - Mẫu 6
  • Cảm nhận Tỏ lòng - Mẫu 7
  • Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng - Mẫu 8
  • Cảm nhận Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão - Mẫu 9

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ lòng

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão, bài thơ Tỏ lòng.

- Cảm nhận chung về bài thơ: đã khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh cũng như lý tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

a. Vẻ đẹp người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên

- Tư thế “hoành sóc”: cầm ngang ngọn giáo

=> Tư thế chủ động, tự tin cũng như đầy kiên cường, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.

- Tầm vóc của người anh hùng thể hiện qua không gian, thời gian:

=> Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

b. Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần.

- Tiềm lực quân đội: “Tam quân” - ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

=> Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, vững vàng của quân đội nhà Trần.

- Khí thế đội quân:

=> Cho thấy khí thế dũng mãnh, hào dùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

=> Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.

2. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tư của nhà thơ

a. Món nợ công danh của đáng nam nhi

- Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.

- Nợ công danh: Xuất phát từ tư tưởng Nho giáo, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Có hai hình thức là lập công và lập danh.

=> Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.

b. Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão

- “Thẹn”: xấu hổ, ngại ngùng khi không bằng người khác.

- “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về Vũ Hầu - một con người tài năng, mưu lược và hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

- Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

=> Tâm trạng hổ thẹn của nhà thơ khi chưa thể trả món nợ công danh với đời. Đó là tấm lòng thiết tha muốn cống hiến cho đất nước.

III. Kết bài

Đánh giá về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

Video liên quan

Chủ Đề