Vì sao phải nêu ra luận điểm nêu ra để làm gì luận điểm ấy có đáng tin cậy không

Luận điểm là gì?

Luận điểm là những tư tưởng, lập luận chính của vấn đề đang được thảo luận, nghị luận, luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

Trong công việc hàng ngày, cũng như giao tiếp trên thực tế chúng ta phải xác định được các vấn đề chính cần được làm rõ và quan tâm trong tình huống mình gặp phải. Người ta gọi đó là luận điểm.

Một vấn đề được đặt ra có thể có một hoặc nhiều luận điểm, không có số luận điểm không có tối đa nhưng khi làm sáng tỏ vấn đề có nhiều luận điểm thuyết phục chứng minh thì sẽ khiến người còn lại được thuyết phục với khả năng cao hơn.

Luận điểm phải tương ứng với vấn đề đặt ra, tránh trường hợp luận điểm không liên quan đến vấn đề sẽ xảy ra tình trạng lan man của người đang chứng minh vấn đề.

Nói đơn giản, xác định luận điểm là quá trình vận động trí não để nảy sinh ý tưởng về nội dung bạn cần viết. Việc xác định luận điểm khá quan trọng. Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc tòa nhà, như xương sống của cơ thể con người.

Trong tình huống, văn bản cần phải xác định được các luận điểm bằng các cách sau:

Thứ nhất: Dựa vào các dữ liệu có sẵn trong tình huống, văn bản

Thứ hai: Dựa vào cách đặt câu hỏi

Thứ ba: Dựa vào cách thức nghị luận, cách thức trình bày.

Phần tiếp theo của bài viết Luận điểm là gì? Tổng đài 1900 6557 thuộc Công ty Hoàng Phi cung cấp thông tin về luận điểm phụ tới Quí vị.

I – Luận điểm, luận cứ và lập luận

– Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có nhiều luận điểm chính và các luận điểm phụ.

– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, hay câu phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

– Lập cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mơi khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

– Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyêt phục.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 18 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Luận điểm

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

Đọc lại văn bản Chống nạn thất học [Bài 18] và cho biết: Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?

Trả lời:

– Luận điểm trong bài viết chính là chống nạn thất học.

– Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng một quan điểm và cụ thể hóa thành những câu văn khẳng định:

+ Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.

+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi…biết viết chữ Quốc ngữ.

– Luận điểm này thống nhất các đoạn văn thành một khối góp phần làm sáng rõ luận điểm.

– Luận điểm muốn rõ ràng thuyết phục phải:

+ Đúng đắn chân thực.

+ Đáp ứng nhu cầu thực tế.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 19 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Luận cứ

Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

Trả lời:

– Những luận cứ trong bài Chống nạn thất học:

+ Những người đã biết đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ…giúp đồng bào thất học.

+ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức… người làm của mình.

+ Phụ nữ lại cần phải học… ứng cử?

– Những luận cứ này là lí lẽ và dẫn chứng làm rõ, tạo sức thuyết phục cho luận điểm.

– Muốn có sức thuyết phục luận điểm phải chân thật đúng đắn, tiêu biểu.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 19 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Lập luận

Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.

Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

Trả lời:

– Trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học khá chặt chẽ, hợp lí và có sức thuyết phục:

+ Vì sao phải chống lại nạn thất học?

+ Chống nạn thất học để làm gì?

+ Chống nạn thất học bằng cách nào?

– Những luận cứ trên bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự: Nêu lí do → Mục đích → Phương pháp.

– Ưu điểm : làm cho bài viết rõ ràng thuyết phục; lí do và biện pháp chống nạn thất học.

Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận

THPT Sóc Trăng Send an email
0 7 phút

Bài soạn Viết bài làm văn số 7 – Văn nghị luận sẽ hướng dẫn các emvận dụng kiến thức chung về văn nghị luận và các kĩ năng lập luận, lập dàn ý đãđượchọc ở THCS vàmới đượcôn tập ở lớp 10 để viết được một bài nghị luận cónội dung sát hợp với thực tế sinh hoạt và học tập ở trường THPT.

Nội dung

  • 1 A- Nhắc lại một số kiến thức cơ bản về văn nghị luận
  • 2 B- Gợi ý cách làm Bài viết văn số 7 – Văn nghị luận

A- Nhắc lại một số kiến thức cơ bản về văn nghị luận

– Khái niệm:Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

–Đặc điểm của văn nghị luận:

Bạn đang xem: Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận

Bài viết gần đây
  • Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích bài Bạch Đằng giang phú [Phú sông Bạch Đằng] – Trương Hán Siêu

  • Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

  • Cảm nhận của em về 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

+ Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

+ Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

– Dàn ýchung của một bài văn nghị luận:

+ Mở bài [đặt vấn đề]: Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

+ Thân bài [giải quyết vấn đề]: Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

+ Kết bài [kết thúc vấn đề]: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

– Các phương pháp lập luận:

+ Chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

+ Giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

+ Phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

+ Tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

– Hai thể loại văn nghị luận chính: nghị luận xã hội [về một sự việc, hiện tượng trong đời sống, về vấn đề tư tưởng, đạo lí], nghị luận văn học [về một bài thơ, đoạn thơ, về tác phẩm truyện].

–Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:yếu tố biểu cảm, yếu tố tự sự, miêu tả.

B- Gợi ý cách làm Bài viết văn số 7 – Văn nghị luận

Cùng THPT Sóc Trăng đi vào phân tích và lập dàn ý cho một số đề bài mẫu trong SGK trang 136 nhé !

Đề 1: Dân tộc ta có truyền thông “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh [chị], truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Gợi ý làm bài:

* Xác định yêu cầu của đề bài:

– Về thể loại: nghị luận xã hội.

– Nội dung: vấn đề “Tôn sư trọng đạo”, một vấn đề có tính truyền thống của dân tộc.

– Phạm vi tư liệu: dùng cho bài viết rất rộng [từ xưa đến nay]

– Thao tác lập luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác, lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.

* Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

a. Giải thích vấn đề: truyền thống “tôn sư trọng đạo”

– Giải thích các khái niệm: “sư”? “tôn sư”?, “đạo”? “trọng đạo”?

– Giải thích ý nghĩa của vấn đề: “tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

+ Kính trọng và đề cao vai trò của người thầy.

+ Coi trọng việc học hành.

+ Coi trọng đạo lý làm người, đề cao nhân nghĩa…

b. Truyền thống “tôn sư trọng đạo’” được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay:

– Hoàn cảnh, điều kiện sống có những gì thay đổi?

– Những gì được tiếp tục phát huy? Những gì có sự bổ sung, phát triển? Những hiện tượng nào cần lên án?

c. Cần phải làm gì để phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?

Bài làm tham khảo:Nghị luận về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.

Anh [chị] thấy ý kiến này như thế nào?

Gợi ý làm bài:

* Xác định yêu cầu của đề bài:

– Về thể loại: nghị luận xã hội.

– Nội dung: quá trình hình thành, phát triển của những thói xấu ở con người.

– Phạm vi tư liệu: những kiến thức đời sống, xã hội

– Thao tác lập luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.

* Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

a. Giải thích:

– Thế nào là những thói xấu của con người?

– Tại sao nói: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính

b. Phân tích, chứng minh và bình luận ý kiến:

– Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và nhữngtật xấu.

– Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” [khía cạnh đúng của ý kiến].

– Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp, nhận ra những thói hư tật xấu để từ bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội phát triển mà dần dần con người đó sẽ trở nên hoàn thiện [khía cạnh chưa đúng của ý kiến].

c. Hướng rèn luyện của bản thân nói riêng và của mọi người nói chung.

Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.

Anh [chị] hãy viết bài tham gia hội thảo đó.

Gợi ý làm bài:

* Xác định yêu cầu của đề bài:

– Về thể loại: nghị luận văn học

– Nội dung: vấn đề nghị luận là hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp, một vấn đề đang được đặt ra một cách bức thiết hiện nay.

– Phạm vi tư liệu: Những kiến thức về môi trường

– Thao tác lập luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.

* Bài viết cần làm nổi bật được những ý cơ bản sau:

a. Ý nghĩa của đợt thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là gì?

b. Vấn đề môi trường hiện nay ra sao? Mái trường của chúng ta đang trong tình trạng như thế nào?

c. Muốn có “một mái trường xanh, sạch, đẹp”, cần thực hiện những biện pháp gì?

Đề 4. Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có người cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có người ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Hãy cho biết ý kiến của anh [chị].

Gợi ý làm bài:

* Xác định yêu cầu của đề bài:

– Về thể loại: nghị luận văn học.

– Nội dung: bàn luận về hai vấn đề trái ngược nhau khi đọc bài thơ Thuật hoài với sự hổ thẹn của tác giả thể hiện ở hai câu cuối

– Phạm vi tư liệu: bài thơ Thuật hoài là những hiểu biết về xã hội, đặc biệt là thời đại của nhà thơ Phạm Ngũ Lão.

– Thao tác lập luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.

* Dàn ý tham khảo

a. Mở bài:

– Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.

– Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.

b. Thân bài:

– Giải thích ý kiến thứ nhất

– Giải thích ý kiến thứ hai.

– Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai [hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục]

c. Kết bài:

– Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.

– Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.

Tham khảo văn mẫu:Phân tích bài thơ Thuật hoài[Phạm Ngũ Lão]

—TỔNG KẾT—

  • Văn nghị luận là vẫn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó, bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó, dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề
  • Để làm tốtbài văn nghị luận,cần phân biệt sự khác nhau giữa kiểu bài nghị luận với kiểu bài tự sự và thuyết minh.
Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 7 – Văn nghị luận, gợi ý cách làm các đề bài mẫu trang 136 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 2.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 10
THPT Sóc Trăng Send an email
0 7 phút

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 70: Đặc điểm của văn bản nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [184.32 KB, 6 trang ]

[1]1 Tuần: 22 Tiết: 79 Tập làm văn. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN. NS: NG:. A/Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận. 2. Kĩ năng: -Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản nghị luận. - Bước đầu xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho bài văn cụ thể. 3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc học từ đó có động cơ học tích cực. B/Chuẩn bị: Bảng phụ [câu hỏi kiểm tra miệng] C/Tổ chức hoạt động: HĐ1 Bài cũ: 1/Thế nào là văn bản nghị luận? Tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải đảm bảo điều kiện gì? Những câu tục ngữ được biểu đạt theo phương thức biểu đạt gì? 2/Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào? a/Kể diễn biến sự việc. b/Đề xuất ý kến. c/Đưa ra một nhận xét. d/Bàn bạc thuyết phục người đọc người nghe một vấn đề. HĐ2: Giới thiệu: Từ việc kiểm tra bài cũ, giáo viên vào bài. HĐ3: Bài mới Hoạt động của thầy và trò:. Nội dung: I/Tìm hiểu chung: @MT:Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận.Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản nghị luận. 1. Mỗi bài văn nghị luận đều có -GV: Nêu khái niệm luận điểm:là kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong Luận điểm , luận cứ, lập luận. bài văn nghị luận. -HS: Đọc lại văn bản “Chống nạn thất học” a/Luận điểm: Luận điểm là tư H: Luận điểm chính trong bài viết là gì? Luận điểm đó dược nêu dưới tưởng, quan điểm của bài văn. dạng nào? Luận điểm đó được biểu đạt cụ thể thành câu văn nào? +Luận điểm có thể được nêu ra -Chống nạn thất học: Khẳng định, khẩu hiệu. Đề ra nhiệm vụ chung. dưới dạng một câu khẳng định [hoặc [LĐC] câu phủ định], được diễn đạt sáng -Luận điểm được trình bày cụ thể ở câu: “Mọi người VN. . . Quốc ngữ” tỏ,dễ hiểu, nhất quán. -Cụ thể hoá thành việc làm : [ LĐP] -Luận điểm là linh hồn của bài viết +Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ. kết nối các đoạn văn thành một khối. +Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ. + Trong bài văn có thể có luận điểm +Phụ nữ càng phải học cho biết chữ. chính, luận điểm phụ. H: Luận điểm đóng vai trò gì trong văn bản nghị luận? Trong bài văn có b/Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng làm những luận điểm gì? Muốn có sức thuyết phục luận điểm phải đạt yêu cơ sở cho luận điểm. Làm cho luận cầu gì? điểm có sức thuyết phục. Mục hai ghi nhớ. c/ lập luận[ Luận chứng]: là cách GV: Luận cữ là những lí lẽ,dẫn chứng,làm cơ sở cho luận điểm.Lí lẽ là lựa chọn,sắp xếp, trình bày luận cứ những đạo lí, những lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng để làm rõ cho luận điểm. tình.Dẫn chứng là những sự việc, số liệu,bằng chứng xác nhận cho luận -Phải chặt chẽ, hợp lí thì mới có sức điểm.Dẫn chứng phải đáng tin cậy. Luận cứ thường trả lời cho câu hỏi thuyết phục. sau:Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? H: Nêu các luận cứ trong văn bản trên? -LL1Do chính sách ngu dân. . . mù chữ. -LL2Nay độc lập ..cần phải học. -LL3Chống nạn thất học phải làm như thế nào? [ những người....bảo] GV: Hai lí lẽ trên được tạo thành bởi hai lập luận:1: lập luận nhân quả; 2điều kiện kết quả.Vậy ở đây chúng ta thấy có sự trùng lặp tên gọi.Bởi vì những luận điểm khi đã được chứng minh bằng thực tiễn, và được mọi người công nhận thì nó trở thành lí lẽ.Vậy luận điểm là quan điểm của. Lop7.net.

[2] 2 người viết còn lí lẽ là quan điểm được nhiều người công nhận là đúng. -H: Luận cứ đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đảm bảo yêu cầu gì? Ghi nhớ mục 3. GV: Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở cho luận điểm. L: Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản. Lập luận như vậy theo thứ tự nào? Có ưu điểm gì? -Nêu lí do chống nạn thất học -Chống nạn thất học để làm gì? -Nêu quan điểm chống nạn thất học. -Chống nạn thất học bằng cách nào? *lập luận hợp lí , chặt chẽ. H: Vâyk muốn bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục thì luận điểm,. luận cứ, lập luận phải đảm bải yêu cầu gì? -HS: Đọc ghi nhớ mục 4. HĐ3: Tổng kết -Luyện tập:-GV: Hướng dẫn luyện tập. @MT:Chỉ ra hệ thống luận điểm.Bước đầu xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho bài văn cụ thể.. 2. Yêu cầu của luận điểm, luận cứ, lập luận: luận điểm phải dúng đắn, chân thức, đáp ứng nhu cầu thực tế; luận cứ phải chân thực đúng đắn tiêu biểu, lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì mới thuyết phục. II/Luyện tâp: BT1/ -Luận điểm: cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.[ Mội người, mỗi gia đình cần xem lại mình để tạo ra được nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.] -Luận cứ: + Có thói quen tốt:[DC] +Có thói quen xấu: dẫn chứng. +Có người biết phân biệt nhưng đã thành thói quen, khó sửa.[DC] +Dễ tiêm nhiễm thói quen xấu. +Khó tạo thói quen tốt. =>Mỗi người mỗi gia đình cần từ bỏ thói quen xấu, để tạo nếp sống văn minh cho xã hội. -Lập luận chặt chẽ, hợp lí , có sức thuyết phục.. -Đọc thêm: Học thầy, học bạn BT1/13[SBT] -Bảng phụ. HS: Xác định luận điểm: -Chống nạn thất học. -Thiếu người giỏi thì không thể xây dựng được đất nước giàu mạnh được. -Phụ nữ lại càng cần phải học. -Bảo về môi trường là bảo vệ mạng sống của mỗi người. -Không có gì quy hơn độc lập, tự do. -Học,học nữa, học mãi. BT2/ Luận điểm phải thể hiện tư tưởng, quan điểm.Là câu văn có hình thức câu khẳng định hay câu phủ định. BT3/ Lí lẽ: +lấy dân làm gốc. + Có thực mới vực được đạo. + Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước. + Nhiều người có thói quen xấu hay vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Dẫn chứng: +Trước CMT8,95 % dân ta mù chữ. BT4/ Lí lẽ là quan điểm,tư tưởng đã được thừa nhận và trở thành chân lí phổ biến. BT6/ Các đoạn văn có tính lập luận: -Phụ nữ càng cần phải học.[ĐK-KQ] -Nay chúng ta giành...[ Đk-KQ] -Do dân trí thấp nên [ Nhân-quả] HĐ5:Hướng dẫn tự học: -Học thuộc ghi nhớ,làm bài tập còn lại. -Soạn bài đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. @ RKN:. Tiết: 80 Tập làm văn. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Lop7.net. NS: NG:.

[3] 3 A/Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đặc điểm cấu tạo của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. -So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề nghị luận với đề tự sự, miêu tả., biểu cảm. 3. Thái độ: Tích cực. B/Chuẩn bị: -GV: Chép các đề trên bảng phụ. -HS: Soạn bài. C/Tổ chức hoạt động: CHĐ1.Bài cũ: -H:Thế nào là luận điểm,luận cứ, lập luận? Yêu cầu về luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận? HĐ2: Giới thiệu: Nhắc lại các bước làm bài văn? GV: vào bài. HĐ2: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò: Nội dung: I/Tìm hiểu chung : @MT: Nắm nội dung và tính chất của đề văn nghị luận. 1.Tìm hiểu đề văn nghị luận: -GV: Treo bảng phụ các đề văn nghị luận. a/Nội dung và tính chất của đề văn HS: Đọc các đề. nghị luận: -H: Các đề văn nêu trên có thể xem là đầu đề, đề bài được đề văn nghị luận bao giờ cũng đưa ra không? Nếu dùng làm đầu đề cho bài văn sắp viết có được vấn đề để bàn bạc và dòi hỏi người không? [Cung cấp đề tài cho bài văncó thể làm đề bài, đầu đề cho bài viết phải bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. viết. Thông thường đề bài của bài văn thể hiện chủ đề của nó] H: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? [Mỗi đề đều nêu một số khái niệm, một số vấn đề lí luận. VD: Đề : Lối sống giản dị. TV giàu đẹp thực chất là những nhận định, những quan điểm, luận điểm. Thuốc đắng dã tật là những tư tưởng. hãy biết giữ thời gian là một lời kêu gọi mang một tư tưởng. Chỉ có giải thích mới có thể giải quyết được các vấn đề trên. H: Tính chất của đề văn nghị luận có ý nghĩa gì đối với việc làm văn nghị luận? [Có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho thái độ , giọng điệu] -HS: Đọc ghi nhớ SGK/23 * So sánh sự khác nhau giữa đề văn tự sự, miêu tả với đề văn nghị luận. -HS: Thảo luận nhóm 4. Thời gian 5 phút. -Cho 3 đề thuộc 3 kiểu bài trên. -So sánh để rút ra đặc điểm của đề nghị luận. @MT: Đặc điểm cấu tạo của đề văn nghị luận. -GV: Chép đề : Chớ nên tự phụ. H: Đề nêu vấn đề gì? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? Khuynh hướng tư tưởng của đề là phủ định hay khẳng định? Đề đòi hỏi người viết phải làm gì? -VĐ: chớ nên tự phụ -ĐT,phạm vi:tính tự phụ của con người. -Khuynh hướng:Phủ định -Phân tích , khuyên nhủ, giải thích , nêu biểu hiện, tác hại H: Tự việc phân tích trên hãy cho biết trước một đề nghị luận đề làm tốt cần phải ;làm gì? HS: Đọc ghi nhớ mục II/23 @MT: Biết cách Lập ý cho bài văn nghị luận:. Lop7.net. b/Tìm hiểu đề văn nghị luận -Tìm hiểu đề là tìm hiểu nội dung vấn đề,phạm vi,tính chất của đề. -Tính chất của đề đòi hỏi phải sử dụng phương pháp phù hợp.. c.Lập ý cho bài văn nghị luận:.

[4] 4 H: Đề bài trên nêu ra một ý kiến , thể hiện một tư tưởng, một thái độ với tính tự phụ. Em có tán đồng ý kiến đói không? Nếu tán đồng thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó. Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với đề bài để mở rộng suy nghĩ cụ thể hoá các luận điểm chính bằng các luận điểm phụ. -Tự phụ sẽ dẫn đến tự mãn, tự hài lòng với những gì mình có dễ dẫn đến thất bại. -Tự phụ dễ dẫn đến khinh thị dễ bị người khác xa lánh. H: Tự phụ là gì? -Tự phụ là tự coi mình là có tài, có thành tích lớn hơn người khác nên dễ coi thường người khác. H: Vì sao chớ nên tự phụ? H: Tự phụ có hại như thế nào? Cho ai? -Cho mình đúngsinh chủ quansai lầm -Coi khinh người khác, tự đắc, ân hận về sau. -Bảo thủ không chịu tiếp thu dốt. H: Nên bắt đầu lời khuyên chớ nên tự phụ bằng cách nào? Hãy xây dựng một trật tự lập luận để giải quyết vấn đề. -Thế nào là tự phụ? -Tại sao chớ nên tự phụ? -Tự phụ có hại như thế nào? H : Lập ý cho bài văn nghị luận là làm gì ? các bước lập ý ? Căn cứ lập ý ? HĐ3: Tổng kết, luyện tập: @MT Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.. -HS: Đọc ghi nhớ. -GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập.. lập ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan niệm để làm sáng tỏ cho ý kiến chung nhất của toàn bài nhằm đạt đựơc mục đích nghị luận. B1/xác lập luận điểm B2/Tìm luận cứ B3/Xây dựng lập luận -Căn cứ lập ý: Dựa vào chỉ dẫn của đề, dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân tích luỹ được. Có thể đặt câu hỏi để tìm ý. 2.Ghi nhớ [SGK/] II/Luyện tập: -YC: Viết về lợi ích của việc đọc sách. -Đối tượng và phạm vi nghị luận : việc đọc sách và lợi ích của việc đọc sách [những cuốn sách tốt] -Khuynh hướng : khẳng định lợi ích của việc đọc sách. *lập ý: -LĐ: sách là người bạn lớn của con người , cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập , rèn luyện hàng ngày -LC: +sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta [hiểu biết về thế giới xung quanh, về những biến cố lịch sử xa xưa, về thế giới tâm hồn của con người...] +Sách cho ta thưởng thức được những vẻ đẹp của thế giới và con người [cảnh trí thiên nhiên, hình thể , tâm hồn, ngôn từ...] +sách đem lại cho ta đời sống nội tâm phong phú , giúp ta biết sống cao thượng, nhân ái , vị tha , có ích. +Giúp ta hiểu rõ về bản thân mình. +Phải biết chọn sách mà đọc, biết trân trọng và nâng niu sách. LL: Kể về lợi ích, tác động của sáchbản thân mìnhđi vào phân tích từng luận điểm.. HĐ5:Hướng dẫn tự học: -Học thuộc nghi nhớ. Làm bài tập vào vở. Xác định luận điểm trong văn bản Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta. -Chuẩn bị bài: Bố cục @ RKN:. Lop7.net.

[5] 5 Tiết: 81 Văn bản. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA. NS: NG:. A/Mục tiêu: 1.Kiến thức:-Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. -Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua bài văn. 2. Kĩ năng: -Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chững minh. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. B/Chuẩnbị: Bảng phụ C/Tổ chức hoạt động: HĐ1.Bài cũ: 1/Đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ Tôn vinh giá trị của con người.. phân tích nội dung. 2. Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ nêu lên những bài học , những lời khuyên về cách ứng xử giữa người với người trong quan hệ xã hội. Nêu nội dung của từng câu. 3. Nêu những nghệ thuật đặc sắc của những câu tục ngữ trên. HĐ2: Giới thiệu: Đây là một bài văn nghị luận mẫu mựcTrích trong báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh Tại đại hội lần hai tháng hai năm 1951. HĐ3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò: Nội dung: I/Tìm hiểu chung: @MT:Vị trí của văn nghị luận trong sự nghiệp thơ văn của Bác.Tinh -Văn chính luận chiếm một vị trí thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. quan trong trong thơ văn của Bác -Đọc phần chú thích -Yêu nước là truyền thống hết sức -GV: Giới thiệu về sự nghiệp văn chương của Bác: -Những áng văn chính luận: Bản án chế độ TDP, Tuyên ngôn độc quan trong , đáng được tự hào của dân tộc ta. Phát huy truyền thống đó lập. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến -Tự sự: Con rồng tre. Lời than vãn của Bà Trưng Trắc. Những trò là rất đáng quý trong hoàn cảnh kháng chiến. lố... -Thơ: Tập NKTT, Những bài thơ của Bác Viết trong những năm ở -VB trích từ văn kiện báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh trình bày tại ĐH núi rừng VB...  Văn chính luận giữ vị trí rất quan trọng. lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2-1951. @MT: Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Đặc điểm nghệ II/Đọc-hiểu văn bản: thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua bài văn. Giáo dục tinh thần yêu 1/Đề tài nghị luận [vấn đề nghị nước, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. luận ]: HS: Đọc văn bản Dân ta có một lòng nồng nàn yêu GV: Giải thích từ khó H: Bài văn này nghị luận về vấn đề gì?câu nào thâu tóm nội dung nước. Đó là . . . ta. [câu chốt đầu vấn đề nghị luận?câu tiếp theo câu vừa khẳng định sức mạnh của đoạn 1] tinh thần yêu nước, vừa giới hạn phạm vi nghị luận. Lòng yêu 2/Bố cục: nước biểu hiện rất đa dạng[tác giả chỉ dẫn chứng trong phạm vi MB: Từ dân ta. . . . lũ cướp nước: chống giạc ngoại xâm. Tinh thần yêu nước là truyền thống L: Tìm bố cục của bài văn và trình tự lập luận trong bài? GV: Bố cục chính là trình tự lập luận của tác giả, trình tự lập luận quý báu của dân tộc ta. Đó là sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh chứng minh. chống giặc ngoại xâm H: Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta . . . nước. Đó là một TB: Tiếp theolòng nồng nàn yêu truyền thống quý báu của ta. ”tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nước: chứng minh tinh thần yêu nào?Xếp theo trình tự như thế nào? Trọng tâm của lòng yêu nước là biểu hiện trong cuộc kháng chiến nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. lúc đó. KB: Nhiệm vụ của Đảng ta H: Trong bài văn tác giả sử dụng những hình ảnh so sánh nào? 3. Nội dung: Tác dụng? a. Chứng minh truyền thống yêu -như làn sóng: -như một thứ của quý nước của nhân dân ta theo dòng lịch GV: như một thứ của quý giúp hính dung rõ ràng hai trạng thái sử của tinh thần yêu nước. -Dẫn chứng tiêu biểu. H: Những động từ:kết thành, lướt qua, nhấn chìm góp phần thể Lop7.net.

[6] 6 hiện điều gì? *Đọc đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay. . . . lòng nồng nàn yêu nước” H: Xác định câu mở đoạn , câu kết đoạn? Các dẫn chứng được sắp xếp theo cách nào? Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ. . . đến” có mqh với nhau như thế nào? -Hình ảnh những câu mở đầuhình dung cụ thể sinh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước. các động từ trong câu được chọn lọc thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước với những sắc thái khác nhau. [kết thành , lướt qua, nhấn chìm] * Đọc đoạn cuối. H: Cuối cùng tác giả đã nêu lên nhiệm vụ gì của Đảng? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả? -GV: Chốt. Lập luận gần gũi mà sắc sảo. mang tính thuyết phục cao. HĐ4: Tổng kết-Luyện tập: H: Theo em nghệ thuật nghị luận trong bài có gì đặc biệt? H: Em có suy nghĩ gì về việc phát huy truyền thống yêu nước trong thời điểm ngày nay? -Kể tên một số văn bản nghị luận mà em biết. -Phân tích tác dụng của từ ngữ hay câu văn hay giàu hình ảnh trong bài văn. + HS: chỉ ra câu văn giàu hình ảnh. + Phân tích tác dụng  Tình thần yêu nước như một thức của quý...  Nó kết thành một làn sóng...  Từ... đến.... b.Chứng minh đồng bào ta cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta theo hiện thực cuộc kháng chiến d.Nêu nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy truyền thống yêu nước của toàn dân: + Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước. + Tuyên truyền, tổ chức,lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến. -Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp cho thấy sự phong phú đa dạng của tinh thần yêu nước. III/Tổng kết: 1.Nghệ thuật: –Xây dựng luận điểm ngắn gọn,súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: lứa tuổi, nghề nghiệp,vùng miền... -Sử dụng từ ngữ có hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả [có dùng quan hệ từ “Từ ...đến...”] -Sử dụng biện pháp liệt kê, nêu biểu hiện. 2.Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. IV/Luyện tập:. HĐ5: Hướng dẫn tự học: Học ghi nhớ. nắm luận điểm, nghệ thuật nghị luận. Chuẩn bị kiểm tra 15’. Soạn : Sự giàu đẹp của TV. @ RKN:. Lop7.net.

[7]

Video liên quan

Chủ Đề