Bài tập ví dụ về thống kê kinh doanh năm 2024

                      
  1. Phân biệt tiêu thức thuộc tính với tiêu thức số lượng, cho ví dụ minh họa
                          
  • Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức không có các biểu hiện trực tiếp bằng con số mà bừng các đặc điểm và tính chất khác nhau. Vd: các địa điểm du lịch, tài nguyên du lịch...
  • Tiêu thức số lượng: là tiêu thức có các biểu hiện trực tiếp bằng con số và những con số đó được họi là lượng biến của tiêu thức.

    Vd: vé tham gia du lịch, khách du lịch ( quốc tế, nội địa)

                          
MỨC ĐỘ/GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG ĐƯỢC GỌI LÀ LƯỢNG BIẾN/ LƯỢNG BIẾN CÓ 2 LOẠI: LƯỢNG BIẾN LIÊN TỤC VÀ LƯỢNG BIẾN RỜI RẠC./ LƯỢNG BIẾN LIÊN TỤC: VỪA NHẬN ĐƯỢC GIÁ TRỊ NGUYÊN VỪA NHẬN ĐƯỢC GIÁ TRỊ THẬP PHÂN, VD: NSLĐ, TIỀN LƯƠNG,.../ LƯỢNG BIẾN RỜI RẠC CHỈ NHẬN GIÁ TRỊ NGUYÊN, VD: ĐỘ TUỔI, SỐ SẢN PHẨM, SỐ TỔ.
                      

  1. Phân biệt chỉ tiêu khối lượng với chỉ tiêu chất lượng, cho ví dụ
                          
  • Chỉ tiêu khối lượng: + Là phản ánh quy mô về lượng của hiện tượng nghiên cứu.
  • Được thể hiện bằng các số liệu có đơn vị đo lường tự nhiên như cái, con, đơn vị đo chiều dài, trọng lượng.
  • Đặc trưng về khối lượng biểu hiện bằng những con số cụ thể khác nhau trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, có đơn vị đo lường và phương pháp tính đã quy định.

Ví dụ: Tổng số dân, diện tích gieo trồng, số học sinh

  • Chỉ tiêu chất lượng: + Là phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng như trình độ phổ biến mức độ tốt xấu và quan hệ của các tiêu thức.
                          
  • Là chỉ tiêu biểu hiện số lượng có đơn vị đo lường là tiền.

Ví dụ: Giá thành, giá cả, hiệu quả sử dụng vốn.

                      
CTKL THƯỜNG THỐNG KÊ LẠI LÀ CÓ, VD: TỔNG LƯỢT KHÁCH D, DOANH THU VÉ THAM QUAN, CHI PHÍ,../ CTCL LÀ KẾT QUẢ SO SÁNH GIỮA HAI CHỈ TIÊU KHỐI LƯỢNG ĐÃ CÓ: THỜI GIAN LƯU TRÚ BQ KHÁCH, NSLĐ BQ
                      

  1. Các chỉ tiêu sau, chỉ tiêu nào là chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu khối lượng? a. Năng suất lao động bình quân một công nhân b. Tổng doanh thu c. Sản lượng sản phẩm sản xuất d. Tiền lương bình quân e. Giá bán một đơn vị sản phẩm
                          

Chỉ tiêu chất lượng: a,d,e Chỉ tiêu khối lượng: b,c

                      

  1. Phân biệt thang đo định danh và thang đo thứ bậc? cho ví dụ
                          

Thang đo định danh:

  • là đánh số các biểu hiện của tiêu thức
  • Các con số không có quan hệ hơn kém, vì vậy các phép tính đối với chúng đều vô nghĩa
  • Chủ yếu để đếm tần số của các biểu hiện của các tiêu thức nghiên cứu Vd: Nam kí hiệu là 1, nữ kí hiệu là 2 Thang đo thứ bậc
  • là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn/kém
  • con số có trị số lớn hơn không có nghĩa ở bậc cao hơn và ngược lại mà chỉ đo sự quy ước
  • Dùng để tính toán đặc trưng chung của tổng thể 1 cách tương đối

    Vd: danh hiệu học sinh khá, giỏi, xuất sắc

                          
CÁC BẠN LƯU Ý: THANG ĐO ĐỊNH DANH CHỈ SỬ DỤNG CHO TIÊU THỨC THUỘC TÍNH/ THANG ĐO THỨ BẬC CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO TIÊU THỨC THUỘC TÍNH VÀ THIÊU THỨC SỐ LƯỢNG TÙY THEO CÁCH DIỄN ĐẠT CÂU HỎI. VÍ DỤ ĐỘ TUỔI:<18,18-35,36-55,>55, /mức thu nhập có thể xác định bằng 3 biểu hiện : 1= thấp, 2= trung bình , 3= cao
                      
5.Phân biệt thang đo tỷ lệ với thang đo khoảng? cho ví dụ
                      
Thang đo khoảng: là thang đo thức bậc có các khoảng cách đều nhau. Các phép tính số học như cộng, trừ, bình quân,...( trừ phép chia) có ý nghĩa với các biến Vd: thang đo nhiệt độ không khí Thang đo tỷ lệ: là thang đo khoảng với 1 điểm không (0) tuyệt đối/ điểm gốc để có thể so sánh các tỷ lệ giữa các giá trị đo. Có thể thực hiện tát cả các phép tính với trị số do Vd: đơn vị đo vật lí thông thường: kg, mét,...
                      
THANG ĐO KHOẢNG THƯỜNG ĐẶT CÁC CÂU HỎI VỚI 5 MỨC ĐỘ, HAY GỌI LÀ THANG ĐO LIKERT 5 MỨC ĐỘ: ANH CHỊ CÓ HÀI LÒNG DỊCH VỤ NÀY K: 1-HOÀN TOÀN K HÀI LÒNG =>5: HOÀN TOÀN HÀI LÒNG
                      
THANG ĐO TỶ LỆ CHỈ SỬ DỤNG TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG, THANG ĐO KHOẢNG SỬ DỤNG CHO CẢ 2 TÙY CÁCH DIỄN ĐẠT
                      

  1. Phân biệt các loại điều tra thống kê, cho ví dụ?
                          

1.Điều tra toàn bộ: Thu thập thông tin ở tất cả các đơn vị của tổng thể nghiên cứu. Ví dụ: Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành năm là cuộc điều tra toàn bộ doanh nghiệp. Cuộc điều này thu thập thông tin của tất cả (100%) doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng điều tra dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê tiến hành vào thời điểm 0h ngày 01/4/2009 là cuộc điều tra toàn bộ. 2.Điều tra không toàn bộ: Thu thập thông tin ở một số đơn vị của tổng thể nghiên cứu. Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra, điều tra không toàn bộ được phân chia thành 03 loại: Điều tra chọn mẫu; điều tra trọng điểm; điều tra chuyên đề.

  1. Điều tra chọn mẫu chỉ chọn ra một số đơn vị (gọi là mẫu điều tra) theo những nguyên tắc nhất định (thường theo phương pháp ngẫu nhiên), đảm bảo tính đại diện cho tổng thể chung để điều tra, suy rộng cho tổng thể nghiên cứu. Ví dụ, điều tra giá tiêu dùng chỉ tiến hành thu thập giá của một số hàng hóa, dịch vụ (rổ hàng hóa, dịch vụ) ở một số đơn vị điều tra (mạng lưới điều tra giá) đại diện cho biến động giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và toàn quốc.

4.Điều tra trọng điểm chỉ tiến hành thu thập thông tin ở một bộ phận trọng yếu, nổi trội xét theo tiêu thức điều tra trong tổng thể chung, nhằm nghiên cứu tính chất điển hình của hiện tượng. Ví dụ, điều tra năng suất lúa ở một tỉnh trọng điểm lúa; năng suất chè ở một tỉnh trọng điểm chè hoặc năng suất cà phê ở vùng trọng điểm cà phê của cả nước. Kết quả của điều tra trọng điểm không được dùng để tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể.

5.Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành thu thập thông tin ở một số ít, thậm chí chỉ thu thập thông tin của một đơn vị của tổng thể, nhưng đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh của đơn vị được chọn, nhằm rút ra vấn đề cốt lõi có tính chất bài học kinh nghiệm. Ví dụ, điều tra nghiên cứu tổ chức cánh đồng mẫu lớn mới xuất hiện trong sản xuất nông nghiệp hoặc điều tra đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp Nhà nước mới được cổ phần hóa. Kết quả điều tra trong các cuộc điều tra chuyên đề không được dùng để tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể
                      
TÓM LẠI: ĐT THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỘNG LIÊN TỤC/ ĐT K THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG ÍT BIẾN ĐỘNG HOẶC BIẾN ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN NHƯNG TỐN KÉM NHIỀU KINH PHÍ K ĐỦ KHẢ NĂNG./ ĐT TOÀN BỘ KHI BIẾT TỔNG THỂ VÀ CÓ TÍNH CHẤT QUAN TRỌNG/ ĐT K TOÀN BỘ CÓ 3 LOẠI TƯƠNG ỨNG VỚI ĐẶC ĐIỂM TỔNG THỂ VÀ MỤC ĐÍCH KHÁC NHAU: ĐT TRỌNG ĐIỂM THÌ TỔNG THỂ ĐÓ PHẢI CÓ BỘ PHẬN TƯƠNG ĐỐI TẬP TRUNG/ ĐT CHUYÊN ĐỀ CHỈ ĐT MỘT SỐ THẬM CHÍ MỘT ĐỂ RÚT RA NHỮNG NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM/ ĐT CHON MẪU ĐƯỢC SUY RỘNG RA CHO TOÀN BỘ TỔNG THỂ VÀ ĐƯỢC SD NHIỀU NHẤT