Bài tập vật lý lớp 6 bài 16 năm 2024

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 6 bài 16: Ròng rọc. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bài C1 trang 50 SGK Vật lý 6

C1. Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2.

Trả lời:

- Ròng rọc ở hình 16.2.a SGK là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định [có móc treo trên xà], do đó khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.

- Ròng rọc ở hình 16.2.b SGK cũng là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định, do đó khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.

Câu 2 trang 51 SGK Vật lí 6

- Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình [SGK] và ghi kết quả đo được vào bảng.

- Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định như hình b. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng dưới.

- Đo lực kéo vật qua ròng rọc động như hình c. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kế vào bảng dưới.

Lực kéo vật lên trong trương hợp

Chiều của lực kéo

Cường độ của lực kéo

Không dùng ròng rọc

Từ dưới lên

….N

Dùng ròng rọc cố định

….

….N

Dùng ròng rọc động

…..

….N

Bài C3, C4, C6, C7 trang 52 SGK Vật Lý 6

C3. Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh:

  1. Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định.
  1. Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động

Trả lời:

  1. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp [dưới lên] và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định [trên xuống] là khác nhau [ngược nhau], do đó độ lớn của hai lực này là như nhau.
  1. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp [dưới lên] so với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động [dưới lên] là không thay đổi, do đó độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.

C4. Tìm từ thích hợp để điền vào chồ trống của các câu sau:

  1. Ròng rọc [1] ............. có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
  1. Dùng ròng rọc [2]..... thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Trả lời:

[1] - cố định; [2] - động.

C6. Dùng ròng rọc có lợi gì?

Trả lời:

Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo [được lợi về hướng], dùng ròng rọc động được lợi về lực.

C7. Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực? Tại sao?

Trả lời:

Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi về hướng của lực kéo

Câu C5 trang 52 SGK Vật lí 6: Tìm những thí dụ về ròng rọc.

Hướng dẫn:

Dùng ròng rọc để kéo những vật nặng ở các nơi như: Công trường xây dựng, bến cảng, các kho hàng, xưởng sửa chữa ôtô,...

Với bài tập trắc nghiệm Ròng rọc [phần 2] Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Ròng rọc [phần 2].

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 16 [có đáp án ]: Ròng rọc [có lời giải - phần 2]

Câu 1 : Trong các máy cơ đơn giản sau, máy nào không thể cùng lúc làm thay đổi cả độ lớn lẫn chiều của lực:

  1. Mặt phẳng nghiêng.
  1. Đòn bẩy.
  1. Ròng rọc động.
  1. Ròng rọc cố định.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi chiều của lực, không thay đổi độ lớn của lực.

Câu 2 : Trong các máy cơ đơn giản sau, máy nào sau đây cùng lúc làm thay đổi cả độ lớn lẫn chiều của lực:

  1. Mặt phẳng nghiêng.
  1. Đòn bẩy.
  1. Ròng rọc động.
  1. Cả ba máy A, B, C.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích:

Ba loại máy cơ: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc động đều làm thay đổi chiều của lực tác dụng và thay đổi độ lớn lực cần tác dụng.

Câu 3 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

  1. Dùng ròng rọc cố định chỉ có lợi cho ta về lực.
  1. Dùng ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực.
  1. Dùng ròng rọc động có lợi cho ta 2 lần về lực.
  1. B và C đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích:

Ròng rọc cố định chỉ thay đổi hướng của lực tác dụng, không giúp ta được lợi về lực.

Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực.

Câu 4 : Câu nào sau đây sai:

  1. Dùng ròng rọc động có lợi cho ta 2 lần về lực nhưng lại thiệt hại 2 lần về đường đi.
  1. Dùng ròng rọc cố định chỉ có lợi cho ta về hướng của lực.
  1. Dùng ròng rọc động không có lợi gì về lực mà chỉ có lợi về đường đi.
  1. Ròng rọc động là ròng rọc có trục quay được di chuyển cùng với vật.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích:

Ròng rọc cố định chỉ thay đổi hướng của lực tác dụng, không giúp ta được lợi về lực.

Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực thì lại thiệt 2 lần về đường đi.

Vậy kết luận C. Dùng ròng rọc động không có lợi gì về lực mà chỉ lợi về đường đi là sai.

Câu 5 : Câu nào sau đây sai:

  1. Dùng ròng rọc động không có tác dụng thay đổi hướng của lực.
  1. Dùng ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực.
  1. Dùng ròng rọc cố định có lợi cho ta 2 lần về lực.
  1. Dùng ròng rọc cố định có lợi cho ta 2 lần về lực và thiệt hại 2 lần về đường đi.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích: Ròng rọc cố định chỉ thay đổi hướng của lực tác dụng, không giúp ta được lợi về lực.

Câu 6 : Dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có trọng lượng P = 1600 N lên cao h = 6m thì phải kéo dây với một lực F = ... và kéo đây một đoạn l = ...

  1. F= 800 N; l = 12m.
  1. F= 1600 N; l = 6m.
  1. F= 1600 N; l = 12m.
  1. F= 80,0 N; l = 6m.

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Giải thích:

Ròng rọc cố định chỉ thay đổi hướng của lực tác dụng, không giúp ta được lợi về lực, do đó ta không được lợi hay thiệt về đường đi, lực cần tác dụng vẫn là F = P = 1600 N; kéo dây một đoạn l = h = 6m.

Câu 7 : Dùng một ròng rọc động kéo một vật có trọng lượng P = 25000 N lên cao h = 10 m thì cần dùng lực F = ….và kéo đầu dây một đoạn l =…..

  1. F = 50000 N; l = 5m.
  1. F = 25000 N; l = 20m.
  1. F = 12500 N; l = 20m.
  1. F = 12500 N; l = 5m.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích:

Ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nhưng thiệt 2 lần về đường đi. Vì vậy lực cần tác dụng là F = P : 2 = 25000 : 2 = 12500 N

Cần kéo dây một đoạn l = 2h = 2.10 = 20 m.

Câu 8 : Cũng như câu 147. Nếu kéo dây một đoạn là 10 m, vật được nâng cao một đọan:

  1. 20 m
  1. 10 m
  1. 5 m
  1. 15 m

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích:

Ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực nhưng thiệt 2 lần về đường đi.

Vì vậy khi kéo dây một đoạn l = 10m thì vật được đưa lên cao h = l : 2 = 5 m

Câu 9 : Pa-lăng là một hệ thống gồm nhiều ròng rọc [trong đó vừa có ròng rọc động, vừa có ròng rọc cố định]. Xét một pa-lăng gồm 4 ròng rọc động và 4 ròng rọc cố định, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Dù pa-lăng có mấy ròng rọc động đi nữa, pa-lăng cũng chỉ có lợi cho ta 2 lần về lực

Lan: Pa-lăng trên có lợi cho ta 4 lần về lực và có hại 4 lần về đường đi

Chi: Không phải vậy, cứ một ròng rọc động thì có lợi cho ta 2 lần về lực và có hại 2 lần về đường đi. Như vậy, với pa-lăng trên ta sẽ có lợi 8 lần về lực và có hại 8 lần về đường đi

  1. Chỉ có Lan đúng.
  1. Chỉ có Chi đúng.
  1. Cả 3 bạn dều sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích:

Mỗi ròng ròng rọc động thì có lợi cho ta 2 lần về lực và có hại 2 lần về đường đi. Như vậy, với pa-lăng trên có 4 ròng rọc động, tức là lợi 8 lần về lực và thiệt 8 lần về đường đi.

Câu 10 : Cho một pa-lăng gồm 2 ròng rọc cố định và 2 ròng rọc động. Để đưa một vật có khối lượng 200kg lên cao 10 m, ta phải kéo dây một lực F =... và phải kéo một đoạn l = ...

  1. F = 500 N; l = 40m.
  1. F = 800 N; l = 20m.
  1. F = 1000 N; l = 20m.
  1. F = 2000 N; l = 40m.

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Giải thích:

Vật 200 kg có trọng lượng là P = 2000 N và chiều cao h = 10m.

Hệ pa- lăng gồm 2 ròng rọc động nên được lợi 4 lần về lực và thiệt 4 lần về đường đi.

Vì vậy lực cần kéo là F = P : 4 = 2000 : 4 = 500 N

Chiều dài dây cần kéo là l = 4h = 4.10 = 40 m.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

  • Trắc nghiệm Bài 17: Tổng kết chương I: Cơ học [phần 2]
  • Trắc nghiệm Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn [phần 2]
  • Trắc nghiệm Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng [phần 2]
  • Trắc nghiệm Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí [phần 2]
  • Trắc nghiệm Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt [phần 2]
  • Trắc nghiệm Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ [phần 2]

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

  • Giải bài tập Vật lý 6
  • Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
  • Giải SBT Vật Lí 6
  • Giải VBT Vật Lí 6
  • Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề