Bài tập trắc nghiệm hàm số bậc nhất và bậc hai

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Tọa độ đỉnh của parabol \[\left[ P \right]:\,\,y =  - {x^2} + 2x - 3\] là:

  • A [1;-2]          
  • B [-2;3]                    
  • C [-1;2]          
  • D

    [2;-3]

Đáp án: A

Phương pháp giải:

\[\left[ P \right]:\,\,y = a{x^2} + bx + c\,\,\left[ {a \ne 0} \right]\] có đỉnh \[I\left[ { - \frac{b}{{2a}}; - \frac{\Delta }{{4a}}} \right]\].

Lời giải chi tiết:

Hàm số  \[\left[ P \right]:\,\,y =  - {x^2} + 2x - 3\] có các hệ số \[a =  - 1,\,\,\,b = 2,\,\,c =  - 3\].

\[ \Rightarrow  - \frac{b}{{2a}} =  - \frac{2}{{2.\left[ { - 1} \right]}} = 1\] và \[ - \frac{\Delta }{{4a}} =  - 2\].

Vậy đỉnh của parabol là \[I\left[ {1; - 2} \right]\].

Đáp án A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đồ thị hàm số \[y = 3{x^2} + 4x - 1\] nhận đường thẳng nào dưới đây làm trục đối xứng?

  • A \[x = \frac{4}{3}\]     
  • B \[y = \frac{2}{3}\]     
  • C \[x =  - \frac{2}{3}\]
  • D

    \[x =  - \frac{1}{3}\]

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đồ thị hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\,\,\left[ {a \ne 0} \right]\] nhận đường thẳng \[x =  - \frac{b}{{2a}}\] làm trục đối xứng.

Lời giải chi tiết:

Đồ thị hàm số \[y = 3{x^2} + 4x - 1\] nhận đường thẳng \[x =  - \frac{4}{{2.3}} =  - \frac{2}{3}\] làm trục đối xứng.

Đáp án C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho đồ thị \[\left[ P \right]:\,\,y = {x^2} + 4x - 2\]. Điểm nào dưới đây thuộc [P]?

  • A [1;-3]                    
  • B [3;18] 
  • C [-2;-6]                   
  • D

    [-1;-4]

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Thay tọa độ các điểm vào hàm số, điểm nào thỏa mãn thì sẽ thuộc đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A: \[{1^2} + 4.1 - 2 = 3 \ne  - 3 \Rightarrow \left[ {1; - 3} \right]\] không thuộc [P].

Đáp án B: \[{3^2} + 4.3 - 2 = 19 \ne 18 \Rightarrow \left[ {3;18} \right]\] không thuộc [P].

Đáp án C: \[{\left[ { - 2} \right]^2} + 4.\left[ { - 2} \right] - 2 =  - 6 \Rightarrow \left[ { - 2; - 6} \right]\] thuộc [P].

Đáp án C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho hàm số \[y = \left[ {m - 5} \right]{x^2} - 5x + 1\]. Hàm số đã cho là hàm số bậc nhất khi:

  • A \[m=5\]
  • B \[m>5\]
  • C \[m 0 \Rightarrow \] loại đáp án D.

    Đồ thị hàm số có đỉnh \[I\left[ {1;2} \right]\].

    Vậy hàm số đó là \[y = 2{x^2} - 4x + 4.\]

    Chọn C.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 7 :

    Hàm số nghịch biến trên khoảng \[\left[ { - \infty ;0} \right]\] là

    • A \[y =  - \sqrt 2 {\left[ {x + 1} \right]^2}.\]
    • B \[y = \sqrt 2 {x^2} + 1.\]
    • C \[y =  - \sqrt 2 {x^2} + 1.\]
    • D \[y = \sqrt 2 {\left[ {x + 1} \right]^2}.\]

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Khảo sát hàm số bậc hai.

    Lời giải chi tiết:

    Hàm số \[y = \sqrt 2 {x^2} + 1\] có \[a = \sqrt 2  > 0\] và đồ thị hàm số có đinh là: \[\left[ {0;\,\,1} \right] \Rightarrow \] hàm số  nghịch biến trên khoảng \[\left[ { - \infty ;0} \right].\]

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 8 :

    Hàm số \[y =  - {x^2} + 2x + 3\] có đồ thị là hình nào trong các hình sau?

    • A
    • B
    • C
    • D

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Khảo sát hàm số đã cho rồi chọn hàm số phù hợp.

    Lời giải chi tiết:

    Hàm số \[y =  - {x^2} + 2x + 3\] có \[a =  - 1 < 0 \Rightarrow \] đồ thị hàm số có bề lõm hướng xuống dưới

    \[ \Rightarrow \] loại đáp án C.

    Đồ thị hàm số đã cho có tọa độ đỉnh là \[I\left[ {1;4} \right].\]

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 9 :

    Cho hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\left[ {a < 0} \right]\] có đồ thị \[\left[ P \right]\]. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

    • A Hàm số đồng biến trên khoảng \[\left[ { - \frac{b}{{2a}}; + \infty } \right]\]            
    • B Hàm số nghịch biến trên khoảng \[\left[ { - \infty ; - \frac{b}{{2a}}} \right]\]
    • C Đồ thị luôn cắt trục hoành tại 2 điểm phân biệt.  
    • D Đồ thị có trục đối xứng là đường thẳng \[x =  - \frac{b}{{2a}}\]

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Dựa vào tính chất hàm số và đồ thị hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\left[ {a \ne 0} \right]\]

    Lời giải chi tiết:

    Hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\left[ {a < 0} \right]\] đồng biến trên khoảng \[\left[ { - \infty ; - \frac{b}{{2a}}} \right]\] và nghịch biến trên khoảng \[\left[ { - \frac{b}{{2a}}; + \infty } \right]\]

    Nên A, B sai.

    Ta chưa kết luận được gì về số giao điểm của đồ thị hàm số đã cho với trục hoành.

    Đồ thị hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\left[ {a \ne 0} \right]\] có trục đối xứng là đường thẳng \[x =  - \frac{b}{{2a}}\] nên D đúng.

    Chọn D.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 10 :

    Cho parabol \[y = f\left[ x \right] = a{x^2} + bx + c\,\left[ {a \ne 0} \right]\] có bảng biến thiên như hình dưới đây.

    Đỉnh của parabol là điểm:

    • A \[I\left[ {5;1} \right].\]
    • B \[I\left[ { - 1; - 5} \right].\]
    • C \[I\left[ { - 1;0} \right].\]
    • D \[I\left[ { - 1;5} \right].\]

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Dựa vào BBT để suy ra tọa độ đỉnh của parabol.

    Lời giải chi tiết:

    Từ bảng biến thiên ta suy ra đỉnh của parabol là điểm \[I\left[ { - 1; - 5} \right].\]

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 11 :

    Cho hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\] có đồ thị như hình dưới đây. Mệnh đề nào sau đây đúng?

    • A \[a > 0,\,\,\,b = 0,\,\,c > 0\]
    • B \[a > 0,\,\,b < 0,\,\,\,c > 0\]       
    • C \[a > 0,\,\,b > 0,\,\,c > 0\]
    • D \[a < 0,\,\,\,b > 0,\,\,\,c > 0\]

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Quan sát đồ thị: bề lõm của đồ thị [\[a > 0:\] bề lõm quay lên trên; \[a < 0:\] bề lõm quay xuống dưới], giao điểm của đồ thị với các trục tọa độ \[Ox,Oy.\]  

    Lời giải chi tiết:

    Đồ thị có bề lõm quay lên trên nên \[a > 0 \Rightarrow \] loại D

    Trục đối xứng của đồ thị hàm số là \[x =  - \frac{b}{{2a}} < 0 \Rightarrow a.b > 0 \Rightarrow b > 0 \Rightarrow \] chọn C.

    Chọn  C

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 12 :

    Cho parabol \[y = a{x^2} + bx + c\] có đồ thị như hình vẽ dưới đây, hỏi mệnh đề nào đúng?

    • A \[a > 0,b > 0,c > 0\]           
    • B \[a < 0,b < 0,c < 0\]                      
    • C \[a > 0,b > 0,c < 0\]                       
    • D \[a < 0,b > 0,c < 0\]

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Dựa vào tính chất đồ thị xét dấu của \[a,\,\,\,b,\,\,c.\]

    Lời giải chi tiết:

    Đồ thị hàm số có bề lõm hướng xuống dưới nên \[a < 0.\]

    Trục đối xứng của đồ thị hàm số là: \[x = \frac{{ - b}}{{2a}} > 0\] mà \[a < 0\] nên \[b > 0.\]

    Đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ âm nên \[c < 0.\]

    Chọn D.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 13 :

    Toạ độ giao điểm của \[\left[ P \right]:y = {x^2} - 4x\] với đường thẳng \[y =  - x - 2\] là:

    • A \[M\left[ { - 1; - 1} \right],N\left[ {2;0} \right]\]       
    • B \[M\left[ {1; - 3} \right],N\left[ {2; - 4} \right]\]        
    • C \[M\left[ {0; - 2} \right],N\left[ {2; - 4} \right]\]
    • D \[M\left[ { - 3;1} \right],N\left[ {3; - 5} \right]\]

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Cho \[\left[ P \right]:y = a{x^2} + bx + c\left[ {a \ne 0} \right]\] và đường thẳng \[d:y = a'x + b'\left[ {a' \ne 0} \right].\]

    Hoành độ giao điểm của \[\left[ P \right]\] và \[d\] là nghiệm của phương trình: \[a{x^2} + bx + c = a'x + b'.\]

    Lời giải chi tiết:

    Phương trình hoành độ giao điểm của \[\left[ P \right]\] và \[d\] là:

     \[\begin{array}{l}{x^2} - 4x =  - x - 2 \Leftrightarrow {x^2} - 3x + 2 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1 \Rightarrow y =  - 3}\\{x = 2 \Rightarrow y =  - 4}\end{array}} \right..\end{array}\]

    Vậy toạ độ giao điểm của hai đồ thị hàm số là \[M\left[ {1; - 3} \right],N\left[ {2; - 4} \right]\]

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 14 :

    Giá trị nhỏ nhất của hàm số \[y = {x^2} - 4x + 5\] là?

    • A \[0\]      
    • B \[ - 2\]  
    • C \[2\]      
    • D \[1\]

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Cho hàm số \[y = a{x^2} + bx + c{\rm{ }}\left[ {a \ne 0} \right]\]

    Với \[a > 0:\] Giá trị nhỏ nhất của hàm số \[{y_{\min }} =  - \frac{\Delta }{{4a}}\]  đạt được tại \[x =  - \frac{b}{{2a}}.\]

     Với \[a < 0:\] Giá trị lớn nhất của hàm số \[{y_{\max }} =  - \frac{\Delta }{{4a}}\] đạt được tại  \[x =  - \frac{b}{{2a}}.\]

    Lời giải chi tiết:

    Hoành độ đỉnh \[x =  - \frac{b}{{2a}} =  - \frac{{ - 4}}{2} = 2.\]

    Vì \[a = 1 > 0\] nên hàm số \[y = {x^2} - 4x + 5\]  có giá trị nhỏ nhất \[{y_{\min }} = y\left[ 2 \right] = {2^2} - 4.2 + 5 = 1.\]

    Chọn  D.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 15 :

    Cho biểu thức \[f\left[ x \right] = a{x^2} + bx + c\,\,\left[ {a \ne 0} \right]\] và \[\Delta  = {b^2} - 4ac\]. Chọn khẳng định đúng.

    • A Khi \[\Delta  < 0\] thì \[f\left[ x \right]\] luôn cùng dấu với hệ số a với mọi \[x \in \mathbb{R}\]
    • B Khi \[\Delta  = 0\] thì \[f\left[ x \right]\] trái dấu với hệ số a với mọi \[x \ne  - \frac{b}{{2a}}\]      
    • C Khi \[\Delta  > 0\] thì \[f\left[ x \right]\] luôn trái dấu với hệ số a với mọi \[x \in \mathbb{R}\]
    • D Khi \[\Delta  < 0\] thì \[f\left[ x \right]\] cùng dấu với hệ số a với mọi \[x \ne  - \frac{b}{{2a}}\]

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Cho tam thức bậc hai \[f\left[ x \right] = a{x^2} + bx + c\left[ {a \ne 0} \right]\] có biệt thức \[\Delta  = {b^2} - 4ac\]

    -  Nếu \[\Delta  < 0\] thì với mọi \[x,f\left[ x \right]\] có cùng dấu với hệ số a.

    -  Nếu \[\Delta  = 0\]thì \[f\left[ x \right]\] có nghiệm kép \[x =  - \frac{b}{{2a}}\], với mọi \[x \ne  - \frac{b}{{2a}},\,\,f\left[ x \right]\] có cùng dấu với hệ số a.

    - Nếu \[\Delta  > 0\],\[f\left[ x \right]\]có 2 nghiệm \[{x_1},{x_2}\,\,\left[ {{x_1} < {x_2}} \right]\] và luôn cùng dấu với hệ số a với mọi x ngoài khoảng \[\left[ {{x_1};\,\,{x_2}} \right]\]  và luôn trái dấu với hệ số a với mọi x trong khoảng \[\left[ {{x_1};\,\,{x_2}} \right].\]

    Lời giải chi tiết:

    Cho biểu thức \[f\left[ x \right] = a{x^2} + bx + c\,\,\left[ {a \ne 0} \right]\] và \[\Delta  = {b^2} - 4ac\].

    Khi \[\Delta  < 0\] thì \[f\left[ x \right]\] luôn cùng dấu với hệ số a với mọi \[x \in \mathbb{R}.\]

    Chọn A.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 16 :

    Trong các hàm số sau,hàm nào là hàm số bậc 2?

    • A \[y =  - 2x - 5\]        
    • B \[y = \sqrt {{x^2} + x + 4} \]
    • C \[y = 4{x^2} - 12x + 9\]
    • D \[y = \frac{1}{{{x^2} - 2x}}\]

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Hàm số bậc 2 là hàm số có dạng \[y = a{x^2} + bx + c\,\,[a \ne 0]\]

    Lời giải chi tiết:

    Trong các đáp án, chỉ có hàm số \[y = 4{x^2} - 12x + 9\] là hàm số bậc 2.

    Chọn C.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 17 :

    Parabol \[y = {x^2} + 1\] nhận điểm nào sau đây làm đỉnh của nó?

    • A  \[O\left[ {0;0} \right]\]           
    • B  \[I\left[ {1;0} \right]\]            
    • C  \[K\left[ {0;1} \right]\]           
    • D \[J\left[ { - 1;0} \right]\]

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Parabol \[\left[ P \right]:\,\,y = a{x^2} + bx + c\] có đỉnh \[I\left[ { - \dfrac{b}{{2a}}; - \dfrac{\Delta }{{4a}}} \right]\].

    Lời giải chi tiết:

    Parabol \[y = {x^2} + 1\] có đỉnh \[\left[ { - \dfrac{0}{2}; - \dfrac{{0 - 4}}{4}} \right] = \left[ {0;1} \right]\].

    Chọn C.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 18 :

    Cho parabol \[\left[ P \right]:\,\,y =  - 3{x^2} + 9x + 2\] và các điểm \[M\left[ {2;8} \right];\,\,N\left[ {3;56} \right]\]. Chọn khẳng định đúng:

    • A \[M \in \left[ P \right];\,\,N \in \left[ P \right]\]
    • B \[M \notin \left[ P \right];\,\,N \notin \left[ P \right]\]
    • C \[M \notin \left[ P \right];\,\,N \in \left[ P \right]\]
    • D \[M \in \left[ P \right];\,\,N \notin \left[ P \right]\]

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Thay trực tiếp tọa độ các điểm M, N vào hàm số.

    Lời giải chi tiết:

    Thay tọa độ điểm M vào hàm số [P] ta có: \[8 =  - {3.2^2} + 9.2 + 2 \Leftrightarrow 8 = 8\] [luôn đúng] \[ \Rightarrow M \in \left[ P \right]\].

    Thay tọa độ điểm M vào hàm số [P] ta có: \[56 =  - {3.3^2} + 9.3 + 2 \Leftrightarrow 56 = 2\] [vô lí] \[ \Rightarrow N \notin \left[ P \right]\].

    Chọn D.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 19 :

    Đồ thị trong hình là đồ thị hàm số nào trong các hàm số sau:

    • A \[y = {x^2} - 2x + 2\].
    • B  \[y = {x^2} + 2x\].                                         
    • C  \[y =  - {x^2} + 2x\].                          
    • D \[y =  - {x^2} - 2x - 2\].

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Phương pháp:

    - Nếu \[a > 0\] đồ thị có bề lõm hướng lên, nếu \[a < 0\] đồ thị có bề lõm hướng xuống.

    - Tọa độ đỉnh I của parabol \[y = a{x^2} + bx + c,\,\,\left[ {a \ne 0} \right]\] là \[I\left[ { - \frac{b}{{2a}};\frac{\Delta }{{4a}}} \right]\].

    Lời giải chi tiết:

    Đồ thị có bề lõm hướng lên \[ \Rightarrow a > 0 \Rightarrow \] Loại bỏ phương án C và D

    Đồ thị hàm số bên là parabol có đỉnh \[I\left[ { - 1; - 1} \right] \Rightarrow \frac{{ - b}}{{2a}} =  - 1\,\,\, \Rightarrow \]Chọn phương án B.

    Chọn: B

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 20 :

    Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị \[\left[ P \right]\] của hàm số \[y = {x^2} + 2x + m - 2\] cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt?

    • A  \[m < 1\]                             
    • B \[m > 3\]                              
    • C \[m > 1\]                              
    • D  \[m < 3\]

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Tìm điều kiện để phương trình hoành độ giao điểm có hai nghiệm phân biệt.

    Lời giải chi tiết:

    Xét phương trình hoành độ giao điểm: \[{x^2} + 2x + m - 2 = 0\,\,\left[ * \right]\]

    Để đồ thị \[\left[ P \right]\] cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt \[ \Leftrightarrow \Delta ' > 0 \Leftrightarrow 1 - m + 2 > 0 \Leftrightarrow m < 3\].

    Chọn đáp án D.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 21 :

    Tìm điều kiện của các tham số \[a,\,\,b,\,\,c\] để hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\] là hàm số chẵn?

    • A a tùy ý, b = c = 0          
    • B a, c tùy ý, b = 0
    • C a, b, c tùy ý      
    • D a, b tùy ý, c = 0

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Hàm số f[x] xác định trên miền D là hàm số chẵn khi \[\forall x \in D \Rightarrow  - x \in D,\,\,f\left[ x \right] = f\left[ { - x} \right].\]

    Lời giải chi tiết:

    TXĐ: D = R. \[\forall x \in R \Rightarrow  - x \in R.\]

    Ta có: \[f\left[ x \right] = a{x^2} + bx + c \Rightarrow f\left[ { - x} \right] = a{\left[ { - x} \right]^2} + b\left[ { - x} \right] + c = a{x^2} - bx + c\]

    Để hàm số là hàm chẵn thì \[f\left[ x \right] = f\left[ { - x} \right] \Leftrightarrow a{x^2} + bx + c = a{x^2} - bx + c \Leftrightarrow 2bx = 0\,\,\forall x \in R \Rightarrow b = 0.\]

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 22 :

    Xác định hàm số bậc hai \[y = a{x^2} - x + c\] biết đồ thị hàm số đi qua A[1;-2] và B[2;3].

    • A \[y = 3{x^2} - x - 4\]
    • B \[y = {x^2} - 3x + 5\]
    • C \[y = 2{x^2} - x - 3\]
    • D

      \[y =  - {x^2} - 4x + 3\]

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    - Thay tọa độ 2 điểm A và B vào hàm số, thiết lập hệ 2 phương trình 2 ẩn a, c.

    - Giải hệ phương trình tìm a và c.

    Lời giải chi tiết:

    Vì A thuộc đồ thị hàm số nên \[ - 2 = a - 1 + c \Leftrightarrow a + c =  - 1\].

    Vì B thuộc đồ thị hàm số nên \[3 = 4a - 2 + c \Leftrightarrow 4a + c = 5\].

    Ta có hệ phương trình

    \[\left\{ \begin{array}{l}a + c =  - 1\\4a + c = 5\end{array} \right.\] \[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\c =  - 3\end{array} \right.\].

    Vậy \[y = 2{x^2} - x - 3\].

    Đáp án C.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 23 :

    Gọi A, B là các giao điểm của đồ thị hàm số \[f\left[ x \right] = 3{x^2} - 2\] và \[g\left[ x \right] = 2{x^2} - x + 4\]. Phương trình đường thẳng AB là:

    • A y = –4x + 9          
    • B y = 3x – 12
    • C y = –3x + 16        
    • D

      y = 4x – 11

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    - Giải phương trình hoành độ giao điểm để tìm tọa độ các điểm A, B.

    - Gọi phương trình đường thẳng AB là y = ax + b. Thay tọa độ các điểm A, B vào và tìm a, b.

    Lời giải chi tiết:

    Xét phương trình hoành độ giao điểm:

    \[\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,3{x^2} - 2 = 2{x^2} - x + 4\\ \Leftrightarrow {x^2} + x - 6 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x =  - 3\end{array} \right.\end{array}\]

    Với x = 2 thì y = 10 => A[2;10].

    Với x = -3 thì y = 25 => B[-3;25].

    Gọi phương trình đường thẳng AB là y = ax + b.

    Vì \[A \in AB\] nên 10 = 2a + b.

    Vì \[B \in AB\] nên 25 = -3a + b.

    Ta có hệ phương trình

    \[\left\{ \begin{array}{l}2a + b = 10\\ - 3a + b = 25\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - 3\\b = 16\end{array} \right.\]

    Vậy phương trình đường thẳng AB là y = –3x + 16.

    Đáp án C.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 24 :

    Parabol \[\left[ P \right]:y = a{x^2} + bx + c\] có đồ thị như hình dưới. Tính \[M = 4a + 2b - 3c?\]

    • A \[M = 4.\]
    • B \[M = 15.\]   
    • C \[M = 7.\]
    • D \[M = 1.\]

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Dựa vào đồ thị hàm số, tìm hàm số đã cho rồi tính giá trị của biểu thức.

    Lời giải chi tiết:

    Đồ thị hàm số có đỉnh \[I\left[ {2;3} \right] \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} - \frac{b}{{2a}} = 2\\\frac{{ - {b^2} + 4ac}}{{4a}} = 3\end{array} \right..\]

    Độ thị hàm số đi qua điểm \[\left[ {0; - 1} \right] \Rightarrow  - 1 = c \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} - \frac{b}{{2a}} = 2\\\frac{{ - {b^2} - 4a}}{{4a}} = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - 1\\b = 4\end{array} \right..\]

    \[ \Rightarrow M = 4a + 2b - 3c =  - 4 + 8 + 3 = 7.\]

    Chọn C.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 25 :

    Cho hàm số \[y = \left[ {x - 1} \right]\left[ {x + 2} \right]\] có đồ thị như hinh vẽ bên. Xác định đồ thị của hàm số \[y = \left| {\left[ {x - 1} \right]\left[ {x + 2} \right]} \right|?\]

    • A
    • B
    • C
    • D

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Dựa vào đồ thị hàm số đã cho, áp dụng quy tắc vẽ đồ thị của hàm số trị tuyệt đối để chọn đáp án đúng.

    Lời giải chi tiết:

    Từ đồ thị hàm số \[y = f\left[ x \right],\] ta vẽ đồ thị hàm số \[y = \left| {f\left[ x \right]} \right|\] bằng cách:

    +] Giữ lại phần đồ thị phía trên trục \[Ox,\] lấy đối xứng phần đồ thị phía dưới trục \[Ox\] lên phía trên trục \[Ox.\]

    Chọn A.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 26 :

    Bảng biến thiên của hàm số \[y = 2{x^2} - 4x + 5\] là bảng nào sau đây ?

    • A
    • B
    • C
    • D

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\] với \[a > 0\] nghịch biến trên \[\left[ { - \infty ; - \frac{b}{{2a}}} \right]\] và đồng biến trên \[\left[ { - \frac{b}{{2a}}; + \infty } \right]\]

    Lời giải chi tiết:

    Trục đối xứng \[x =  - \frac{b}{{2a}} = 1\]

    Đỉnh parabol \[I\left[ {1;3} \right]\]

    Vì \[a = 2 > 0\] nên hàm số nghịch biến trên \[\left[ { - \infty ;1} \right]\] và đồng biến trên \[\left[ {1; + \infty } \right]\]

    Ta có BBT:

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 27 :

    Cho hàm số \[y = 2{x^2} - 4x + 3\] có đồ thị là Parabol \[\left[ P \right]\]. Mệnh đề nào sau đây sai?

    • A \[\left[ P \right]\] có trục đối xứng là \[d:x = 1\]
    • B \[\left[ P \right]\] có đỉnh là \[S\left[ { - 1;9} \right]\]
    • C \[\left[ P \right]\] không có giao điểm với trục hoành
    • D \[\left[ P \right]\] đi qua điểm \[M\left[ { - 1;9} \right]\]

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Đồ thị hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\,\left[ {a \ne 0} \right]\]có trục đối xứng \[x =  - \frac{b}{{2a}}\], có đỉnh là điểm \[I\left[ { - \frac{b}{{2a}}; - \frac{\Delta }{{4a}}} \right]\]

    Lời giải chi tiết:

    Đồ thị hàm số \[y = 2{x^2} - 4x + 3\] có trục đối xứng \[x = 1,\] có đỉnh là \[I\left[ {1;1} \right]\] nên A đúng, B sai.

    Phương trình \[2{x^2} - 4x + 3 = 0\] vô nghiêm do có \[\Delta  =  - 4 < 0\] nên đồ thị hàm số \[y = 2{x^2} - 4x + 3\] không có giao điểm với trục hoành. Do đó, C đúng.

    Thay \[x =  - 1\] vào hàm số ta được \[y = 2.{\left[ { - 1} \right]^2} - 4.\left[ { - 1} \right] + 3 = 9\] nên điểm \[M\left[ { - 1;9} \right]\] thuộc đồ thị hàm số \[y = 2{x^2} - 4x + 3.\] Do đó, D đúng.

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 28 :

    Hàm số nào trong 4 phương án liệt kê ở A, B, C, D có đồ thị như hình bên ?

    • A \[y = {x^2} - 4x + 3\]
    • B \[y = 2{x^2} + 8x + 3\]  
    • C \[y = {x^2} + 4x + 3\]
    • D \[y =  - {x^2} - 4x + 3\]

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Xác định một số điểm thuộc đồ thị hàm số rồi thay tọa độ điểm vào các hàm số ở mỗi đáp án để chọn đáp án đúng.

    Lời giải chi tiết:

    Từ hình vẽ ta thấy parabol quay bề lõm lên trên do đó \[a > 0\], loại D.

    Các điểm \[\left[ { - 2; - 1} \right];\left[ { - 3;0} \right]\] thuộc đồ thị hàm số

    Thay \[x =  - 2;y =  - 1\] vào hàm số ở A, B, C ta thấy chỉ có hàm số \[y = {x^2} + 4x + 3\] thỏa mãn nên C đúng.

    Chọn C

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 29 :

    Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số \[y = \left| {2{x^2} - 3} \right|\]

    • A \[\left[ {0; - 3} \right]\]
    • B \[\left[ { - 1; - 1} \right]\]
    • C \[\left[ { - 2;5} \right]\]
    • D \[\left[ { - 2;12} \right]\]               

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Thay tọa độ các điểm ở đáp án vào hàm số để chọn.

    Điểm \[M\left[ {{x_0};{y_0}} \right]\] thuộc đồ thị hàm số \[y = f\left[ x \right] \Leftrightarrow {y_0} = f\left[ {{x_0}} \right]\]

    Lời giải chi tiết:

    Thay tọa độ điểm \[C\left[ { - 2;5} \right]\] vào hàm số ta được: \[5 = \left| {2.{{\left[ { - 2} \right]}^2} - 3} \right| \Leftrightarrow 5 = 5\left[ {ld} \right]\]  nên điểm \[C\left[ { - 2;5} \right]\] thuộc đồ thị hàm số đã cho.

    Chọn C

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 30 :

    Xác định hàm số bậc hai \[y = {x^2} + bx + c,\] biết rằng độ thị hàm số có trục đối xứng là đường thẳng \[x =  - 2\] và đi qua đi \[A\left[ {1; - 1} \right].\]  

    • A \[y = {x^2} + 4x - 6.\]
    • B \[y = {x^2} - 4x + 2.\]
    • C \[y = {x^2} + 2x - 4.\]
    • D \[y = {x^2} - 2x + 1.\]

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Nhận xét \[b,c\] từ điều kiện bài cho và đối chiếu các đáp án.

    Lời giải chi tiết:

    Trục đối xứng \[x =  - 2\] nên \[ - \frac{b}{{2.1}} =  - 2 \Leftrightarrow b = 4\].

    Chỉ có đáp án A thỏa mãn.

    Chọn A.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 31 :

    Hàm số nào dưới đây có giá trị lớn nhất bằng \[\frac{3}{4}?\]

    • A \[y =  - {x^2} + \frac{3}{2}x + 1.\]
    • B \[y = {x^2} - 3x + 3.\]
    • C \[y =  - {x^2} + x + \frac{1}{2}.\]
    • D \[y =  - {x^2} + 3x - 3.\]

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Hàm số: \[y = a{x^2} + bx + c\] có giá trị lớn nhất trên \[\mathbb{R} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a < 0\\{x_{\max }} =  - \frac{b}{{2a}}\\{y_{\max }} =  - \frac{\Delta }{{4a}}\end{array} \right..\]

    Lời giải chi tiết:

    Hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\] có giá trị lớn nhất trên \[\mathbb{R} \Leftrightarrow a < 0 \Rightarrow \] loại đáp án B.

    Hàm số đạt giá trị lớn nhất tại đỉnh của đồ thị hàm số.

    Ta thấy đồ thị hàm số \[y =  - {x^2} + x + \frac{1}{2}\] có đỉnh \[I\left[ {\frac{1}{2};\frac{3}{4}} \right]\] nên hàm số này có giá trị lớn nhất là \[\frac{3}{4}.\]

    Chọn C.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 32 :

    Đồ thị dưới đây là của hàm số nào?

    • A \[y = 2{x^2} - 4x - 1.\]
    • B \[y = {x^2} - 2x - 1.\]
    • C \[y =  - {x^2} - 2x + 1.\]
    • D \[y = {x^2} + 2x - 1.\]

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Dựa vào đồ thị hàm số, xét dấu của \[a,\,\] suy ra tọa độ đỉnh của parabol và các điểm thuộc đồ thị hàm số để từ đó chọn đáp án đúng.

    Lời giải chi tiết:

    Gọi hàm số có đồ thị như hình vẽ là \[y = a{x^2} + bx + c\,\,\,\,\left[ {a \ne 0} \right].\]

    Ta thấy đồ thị hàm số có bề lõm hướng xuống dưới nên \[a > 0 \Rightarrow \] loại đáp án C.

    Từ đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số có đỉnh là \[I\left[ {1; - 2} \right]\] và đi qua điểm \[\left[ {0; - 1} \right]\] nên ta có:

     \[\left\{ \begin{array}{l}\frac{{ - b}}{{2a}} = 1\\a{.1^2} + b.1 + c =  - 2\\a{.0^2} + b.0 + c =  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b =  - 2a\\c =  - 1\\a + b + c =  - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b =  - 2\\c =  - 1\end{array} \right. \Rightarrow y = {x^2} - 2x - 1.\]

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 33 :

    Trong các hàm số sau, đồ thị của hàm số nhận đường thẳng \[x = 1\] làm trục đối xứng là

    • A \[y =  - 2{x^2} + 4x + 1.\]
    • B \[y = 2{x^2} + 4x + 3.\]
    • C \[y = 2{x^2} - 2x + 1.\]      
    • D \[y = {x^2} - x + 5.\]

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Trục đối xứng của parabol \[y = a{x^2} + bx + c\,\,\,\left[ {a \ne 0} \right]\]  là đường thẳng \[x = \frac{{ - b}}{{2a}}.\]

    Lời giải chi tiết:

    Hàm số \[y =  - 2{x^2} + 4x + 1\] có trục đối xứng là đường thẳng \[x = \frac{{ - 4}}{{2.\left[ { - 2} \right]}} \Leftrightarrow x = 1.\]

    Chọn A.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 34 :

    Tìm \[a\] và \[b\] để đồ thị hàm số \[y = a{x^2} + bx + 2\] đi qua điểm \[A\left[ {3;5} \right]\] và có trục đối xứng là đường thẳng \[x = 1.\]

    • A \[a =  - 1;b = 2.\]
    • B \[a = 1;b =  - 2.\]
    • C \[a = \frac{1}{5};b = \frac{2}{5}.\]        
    • D \[a =  - \frac{1}{5};b =  - \frac{2}{5}.\]

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Sử dụng dữ kiện đề bài lập hệ phương trình tìm \[a,b.\]

    Lời giải chi tiết:

    Đồ thị hàm số \[y = a{x^2} + bx + 2\] đi qua điểm \[A\left[ {3;5} \right]\] và có trục đối xứng là đường thẳng \[x = 1\]

    \[ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}5 = a{.3^2} + b.3 + 2\\\frac{{ - b}}{{2a}} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}9a + 3b = 3\\2a + b = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b =  - 2\end{array} \right..\]

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 35 :

    Tìm tập hợp đỉnh \[I\] của parabol \[y = {x^2} - 2mx + {m^2} + 7m + 2\] ?

    • A Đường thẳng \[y = 7x + 2\]     
    • B Đường thẳng \[y = 7x + 3\]  
    • C Đường thẳng \[y = 8x + 5\]     
    • D Đường thẳng \[y = 3x - 1\]  

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Xác định mối liên hệ giữa hoành độ và tung độ của đỉnh parabol đã cho, từ đó chỉ ra đường thẳng đi qua đỉnh I

    Lời giải chi tiết:

    Đỉnh \[I\] có tọa độ:  \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_I} = \frac{{ - b}}{{2a}} =  - \frac{{ - 2m}}{{2.1}} = m}\\{{y_I} =  - \frac{\Delta }{{4a}} =  - \frac{{4{m^2} - 4\left[ {{m^2} + 7m + 2} \right]}}{4} = 7m + 2}\end{array}} \right..\]

    \[ \Rightarrow {y_I} = 7{x_I} + 2.\]

    Vậy đỉnh \[I\] luôn nằm trên đường thẳng \[y = 7x + 2\] cố định.

    Chọn  A.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 36 :

    Biết rằng \[\left[ P \right]:y = a{x^2} + bx + 2\,\,\,\left[ {a > 1} \right]\] đi qua điểm \[M\left[ { - 1;6} \right]\] và có tung độ đỉnh bằng \[ - \frac{1}{4}.\] Tính tích \[P = ab.\]

    • A \[P =  - 3\]                    
    • B \[P =  - 2\]                                    
    • C \[P = 28\]         
    • D \[P = 192\]

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Toạ độ đỉnh của parabol \[\left[ P \right]:y = a{x^2} + bx + c\,\,\,\,\left[ {a \ne 0} \right]\] là  \[\left[ { - \frac{b}{{2a}}; - \frac{\Delta }{{4a}}} \right].\]

    \[\left[ P \right]\] đi qua điểm  \[A\left[ {{x_0};{y_0}} \right] \Leftrightarrow {y_0} = a{x_0}^2 + b{x_0} + c.\]

    Lời giải chi tiết:

    Vì \[\left[ P \right]\] đi qua điểm \[M\left[ { - 1;6} \right]\] và có tung độ đỉnh bằng \[ - \frac{1}{4}\] nên ta có hệ phương trình:

    \[\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a - b + 2 = 6}\\{ - \frac{\Delta }{{4a}} =  - \frac{1}{4}}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a - b = 4}\\{{b^2} - 4ac = a}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 4 + b}\\{{b^2} - 8\left[ {4 + b} \right] = 4 + b}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 4 + b}\\{{b^2} - 9b - 36 = 0}\end{array}} \right.} \right.} \right.} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 4 + b\\\left[ \begin{array}{l}b = 12\\b =  - 3\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 16}\\{b = 12}\end{array}\,\,\,\,\left[ {tm{\rm{ }}a > 1} \right]} \right.\\\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 1}\\{b =  - 3}\end{array}\,\,\,\,\,\left[ {ktm} \right]} \right.\end{array} \right. \Rightarrow P = ab = 16.12 = 192.\end{array}\]

    Chọn  D.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 37 :

    Hàm số \[y = [m + 2]{x^2} - 2x + m - 3\] là hàm số bậc hai khi m thỏa mãn điều kiện:

    • A \[m =  - 2\]                    
    • B \[m = 3\]                       
    • C \[m \ne 3\]                           
    • D \[m \ne  - 2\]

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Hàm số bậc hai là hàm số có dạng \[y = a{x^2} + bx + c\] trong đó a, b, c là các hằng số và \[a \ne 0\]

    Lời giải chi tiết:

    \[y = \left[ {m + 2} \right]{x^2} - 2x + m - 3\] là hàm số bậc hai \[ \Leftrightarrow m + 2 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne  - 2.\]

    Chọn D.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 38 :

    Bảng biến thiên của hàm số \[y =  - 2{x^2} + 4x + 1\] là bảng nào sau đây?

    • A
    • B
    • C
    • D

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\,\,\left[ {a \ne 0} \right]\].

    +] Nếu \[a > 0 \Rightarrow \] Hàm số đồng biến trên \[\left[ { - \dfrac{b}{{2a}}; + \infty } \right]\] và nghịch biến trên \[\left[ { - \infty ; - \dfrac{b}{{2a}}} \right]\].

    +] Nếu \[a < 0 \Rightarrow \] Hàm số đồng biến trên \[\left[ { - \infty ; - \dfrac{b}{{2a}}} \right]\] và nghịch biến trên \[\left[ { - \dfrac{b}{{2a}}; + \infty } \right]\].

    Lời giải chi tiết:

    Hàm số \[y =  - 2{x^2} + 4x + 1\] có \[a =  - 2 < 0\] và \[ - \dfrac{b}{{2a}} = 1\] nên hàm số đồng biến trên \[\left[ { - \infty ;1} \right]\] và nghịch biến trên \[\left[ {1; + \infty } \right]\].

    Chọn B.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 39 :

    Hàm số nào sau đây có giá trị nhỏ nhất tại \[x = \frac{3}{4}\]?

    • A \[y = 4{x^2} - 3x + 1\];
    • B \[y =  - {x^2} + \frac{3}{2}x + 1\];
    • C \[y =  - 2{x^2} + 3x + 1\];
    • D \[y = {x^2} - \frac{3}{2}x + 1\]                                                                   

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\;\;\left[ {a > 0} \right]\] đạt giá trị nhỏ nhất tại \[x = \frac{{ - b}}{{2a}}\]

    Lời giải chi tiết:

    \[y = {x^2} - \frac{3}{2}x + 1\] đạt giá trị nhỏ nhất tại \[x = \frac{3}{4}\].

    Chọn D.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 40 :

    Tìm tọa độ đỉnh của Parabol \[y = 2{x^2} - 4x + 1\].

    • A \[\left[ { - 1;7} \right]\].
    • B \[\left[ {2;\;1} \right]\].
    • C \[\left[ {1; - 1} \right]\] .
    • D \[\left[ { - 2;\;17} \right]\] \[\left[ { - 2;\,17} \right]\].

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Đồ thị hàm số \[y = a{x^2} + bx + c\,\,[a \ne 0]\] là parabol có đỉnh \[I\left[ { - \frac{b}{{2a}}; - \frac{\Delta }{{4a}}} \right]\]

    Lời giải chi tiết:

    Hoành độ của đỉnh I  là:\[{x_I} = \frac{4}{{2.2}} = 1 \Rightarrow {y_I} = 2.1 - 4.1 + 1 =  - 1.\]

    \[ \Rightarrow \] Tọa độ đỉnh của Parabol \[y = 2{x^2} - 4x + 1\] là \[I\left[ {1; - 1} \right]\]

    Chọn C.

    Đáp án - Lời giải

    Xem thêm

    Quảng cáo

    Video liên quan

    Chủ Đề