Bài tập tính bình quân lương thực theo đầu người năm 2024

Môn Địa không phải là môn học thuộc lòng bời vì trong đề thi Địa luôn yêu cầu thực hiện các bước tính toán, ghi công thức, đơn vị tính ra sau đó có thể chỉ lập bảng điền kết quả. Chúng ta có thể tính ngoài nháp [hoặc bấm máy tính]. Sau đây là một số dạng tính toán trong địa lí thường gặp:

1. Tính độ che phủ rừng.

- Đơn vị: %

VD: Tính độ che phủ rừng nước ta năm 1943 biết diện tích rừng lúc đó là 142500km2, diện tích cả nước là 331212 km2.

2. Tính tỉ trọng trong cơ cấu.

- Đơn vị: %

VD: Bài tập 2 trang 86 SGK.

3. Tính năng suất cây trồng.

- Đơn vị: tấn/ha hoặc tạ/ha.

* Chú ý đơn vị cho đúng với yêu cầu đề bài.

VD: Tính năng suất lúa nước ta năm 2005 [tính bằng tạ/ha] biết diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha và sản lượng lúa là 36 triệu tấn.

4. Tính bình quân lương thực theo đầu người.

- Đơn vị: kg/người.

VD: Tính bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng năm 2005 biết số dân ĐBSH lúc đó là 16137000 người, sản lượng lương thực có hạt là 5340 nghìn tấn

5. Tính thu nhập bình quân theo đầu người.

- Đơn vị: USD/người.

VD: Tính thu nhập bình quân theo đầu người của Hoa kỳ năm 2005 biết GDP của Hoa Kỳ lúc đó là 12445 tỉ USD và dân số là 296,5 triệu người.

6. Tính mật độ dân số.

- Đơn vị: người/km2

VD: Tính mật độ dân số nước ta năm 2006 biết số dân nước ta lúc đó là 84156000 người và diện tích cả nước là 331212 km2.

7. Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%.

- Lấy giá trị năm đầu = 100%

- Đơn vị :%

VD: Bài tập 1 Câu a Trang 98 SGK.

8. Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của một đối tượng địa lí trong một giai đoạn.

- Đơn vị: %

VD: Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của giá trị sản xuất lưong thực nước ta giai đoạn 2000-2005 biết giá trị sản xuất lương thực năm 2000 là 55163,1 tỉ đồng và năm 2005 là 63852,5 tỉ đồng

* Bảng tổng hợp một số công thức thường gặp:

TT

Nội dungcần tính

Công thức

Đơn vị

1

Cân bằng ẩm

Cân bằng ẩm = Lượng mưa – lượng bốc hơi

mm

2

Biên độ nhiệt độ

Biên độ nhiệt = Nhiệt độ cao nhất – nhiệt độ thấp nhất

0C

3

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

Tg = S – T [Tg: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên; S: tỉ suất sinh thô; S: tỉ suất tử thô]

%

4

Sản lượng

Sản lượng [SL] = Diện tích [DT] x Năng suất [NS]

Tấn

5

Năng suất

[NS: năng suất; SL: sản lượng; DT: diện tích]

Tấn/ha [Tạ/ha]

6

Bình quân đầu người

BQĐN [Bình quân đầu người]=TS[Tổng số]:SD[số dân]

7

Cơ cấu [phần trăm]

% thành phần = [giá trị thành phần : tổng số] . 100Ví dụ: % A = [giá trị của A : tổng số] . 100

HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Tính bình quân lương thực theo đầu người

Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 30/09/2016

Tính bình quân lương thực theo đầu người

- Đơn vị: kg/người.

Ví dụ:

Cho bảng số liệu sau : Dân số và sản lượng lúa nước ta qua các năm

[Câu hỏi thuộc chương trình Địa lí 12 - Dành cho ôn thi TN THPT - ĐHCĐ - HSG]

Năm

1981

1990

1999

2005

Dân số [triệu người]

54,9

63,6

76,3

83,0

Sản lượng lúa [triệu tấn]

12,4

17,0

31,4

36,0

Bình quân lương thực/người [kg/người]

Tính bình quân lương thực theo đầu người [kg/người] của nước ta qua các năm trên? Nhận xét

Hướng dẫn giải: Tính sản lượng lương thực bình quân trên đầu người [kg/người] ta lấy sản lượng chia cho dân số [nhớ ghi đơn vị : kg/người]

Ví dụ : Tính sản lượng lương thực bình quân/người năm 1981:

\= {math}Sản lượng lúa năm 1981/Dân số năm 1981{math} = {math}12,4 triệu tấn/54,9 triệu người{math} = {math}12,4 x 106 x 103 kg/54,9 x 106 người{math} = 225.8652095 kg/người = 225,9 kg/người

Các năm còn lại chúng ta tính tương tự như trên [Lưu ý : cần đổi từ “triệu tấn” = 106 x 103kg và đổi “triệu người” = 106 người]

Trong khi làm bài, ta không cần tính toán chi chi tiết như trên mà chỉ cần lấy một ví dụ minh họa và sau đó lập bảng và điền kết quả.

Chủ Đề