Bài 1 trang 43 sgk văn 7 tập 1

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Từ láy ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Điền các từ vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy.

… ló, … nhỏ, nhức …, … khác, … thấp, … chếch, … ách.

Trả lời bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Có thể điền như sau:

Lấp ló, nho nhỏ, nhưng nhức, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.

Ghi nhớ

- Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối [để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh].

- Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần.

- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng mạnh so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.

--

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 43 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Từ láy trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trang 43 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Từ xưa, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vẫn chung sống hòa thuận, vui vẻ với nhau. Một hôm, Chân, Tay, Tai, Mắt so bì và cho rằng Miệng không làm gì chỉ việc ăn. Nên họ đã quyết định không làm việc và cho Miệng ăn nữa. Nhưng từ hôm đó, không chỉ Miệng mà Chân, Tay, Tai, Mắt cũng trở nên mệt mỏi, tê liệt. Họ nhận ra được công việc và ý nghĩa của Miệng với cơ thể. Thế là Chân, Tay, Tai, Mắt đến làm hòa với Miệng là lại cùng nhau làm việc như xưa.

\>> Xem thêm các mẫu tóm tắt khác tại Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Câu 2 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng là truyện ngụ ngôn [sử dụng bảng sau và làm vào vở]:

Các yếu tố cần xem xétDấu hiệu nhận biết truyện ngụ ngôn của truyện Chân, tay, tai, mắt, miệngĐề tàiSự kiện, tình huốngCốt truyệnNhân vậtKhông gian, thời gian

Hướng dẫn trả lời:

Các yếu tố cần xem xétDấu hiệu nhận biết truyện ngụ ngôn của truyện Chân, tay, tai, mắt, miệngĐề tài- Bài học về sự đoàn kết, tinh thần tập thể trong cuộc sốngSự kiện, tình huống

- Sự kiện: câu chuyện xoay quanh một sự kiện chính duy nhất là cuộc tranh cãi giữa các nhân vật chân, tay, tai, mắt, miệng [chia thành 2 phe]

- Tình huống: đây là một tình huống đặc biệt, từ đó làm nổi bật lên tính cách, nhiệm vụ và vai trò của các nhân vật [tầm quan trọng của miệng]

Cốt truyện- Xoay quanh một sự kiện là cuộc cãi vã của các nhân vật chân, tay, tai, mắt, miệng, do sự nhận thức sai thầm về vai trò của miệng, từ đó rút ra được bài học về vai trò của mỗi người trong tập thể và ý nghĩa, tầm quan trọng của sự đoàn kếtNhân vật- Các bộ phận của cơ thể [chân, tay, tai, mắt, miệng] được nhân hóa, có hành động, suy nghĩ, cảm xúc như con ngườiKhông gian, thời gian- Là một không gian, thời gian nào đó bất kì, không cụ thể, chính xác

Câu 3 trang 45 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật chân, tay, tai, mắt đối với lão miệng giúp em rút ra bài học gì?

Hướng dẫn trả lời:

Bài học rút ra: Mỗi người trong chúng ta đều có nhiệm vụ và sứ mệnh riêng của mình. Chúng ta cần biết đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để tập thể bền vững, phát huy hết sức mạnh của mình.

---------

\>> Tiếp theo: Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Trên đây là tài liệu Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trang 43. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Từ láy chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê [từ “Mẹ tôi, gióng khản đặc" đến “nặng nề thế này”].

  1. Tìm các từ láy trong đoạn văn đó
  1. Phân loại từ láy vừa tìm được

Trả lời bài 1 trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  1. Những từ láy trong đoạn văn: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
  1. Phân loại

Từ láy toàn bộThăm thẳm, bần bật, chiêm chiếpTừ láy bộ phậnnức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.

Ghi nhớ

- Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối [để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh].

- Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần.

- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng mạnh so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.

--

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 43 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Từ láy trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

Chủ Đề