Top 100 nước giàu nhất thế giới 2023

Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam xếp hạng 16, theo trang tài chính Insider Monkey.

Việt Nam xếp hạng thứ 16 trong top 20 quốc gia giàu nhất châu Á - Ảnh: QUORA

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế [OECD], châu Á [bao gồm 55 quốc gia và vùng lãnh thổ] đã thể hiện khả năng phục hồi trong bối cảnh bất ổn toàn cầu. Trong đó, 3 quốc gia giàu nhất châu lục là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các nước châu Á được dự đoán sẽ tăng lên 5,3% vào năm 2023 và 5,4% vào năm 2024.

Đối với ASEAN, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trung bình dự kiến đạt 4,6% vào năm 2023 và 4,8% vào năm 2024, yếu hơn một chút so với năm 2022 nhưng vẫn thể hiện khả năng phục hồi dựa trên khung dự báo của OECD.

Mặt khác, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao hơn, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế.

Để xác định các quốc gia giàu có nhất châu Á, trang Insider Monkey đã phân tích từ dữ liệu về sự giàu có toàn cầu của Tập đoàn tài chính Credit Suisse tính đến hết năm 2021.

Phương pháp được sử dụng trong trường hợp này chỉ dựa vào tài sản tài chính và phi tài chính trong khi trừ nợ.

Insider Monkey không xem xét các yếu tố khác đóng góp vào sự giàu có chung của một quốc gia, chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực hoặc tiềm năng kinh tế của đất nước.

Riêng về Việt Nam, bảng xếp hạng nhận định: Mặc dù là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thế kỷ XXI.

Việt Nam là thành viên của một số tổ chức quốc tế và liên chính phủ, bao gồm ASEAN, APEC, CPTPP, Phong trào Không liên kết, OIF và WTO. Tổng tài sản của Việt Nam vào năm 2021 là 985 tỉ USD, trở thành một trong những quốc gia giàu nhất châu Á.

Henley & Partners - một công ty tư vấn di cư đầu tư có trụ sở tại London [Anh], vừa công bố bảng xếp hạng các thành phố giàu nhất thế giới năm 2023, trong đó đứng đầu là thành phố New York của Mỹ với 340.000 triệu phú và 58 tỷ phú.

Một tuyến phố ở New York, Mỹ. Ảnh: TL

Đứng thứ hai là thủ đô Tokyo của Nhật Bản với 290.300 triệu phú và 14 tỷ phú. Henley & Partners cho biết Tokyo có số lượng tỷ phú tương đối thấp so với các thành phố khác trong danh sách top 10, điều này cho thấy sự giàu có được phân bổ tương đối đồng đều ở thành phố trên với tầng lớp trung lưu và triệu phú cấp thấp kiểm soát phần lớn số vốn doanh nghiệp của thành phố. Trong khi đó, khu vực Vịnh San Francisco của Mỹ đứng thứ ba trong danh sách nhờ vào các chuyên viên công nghệ được trả lương cao ở Thung lũng Silicon.

Các vị trí tiếp theo trong top 10 lần lượt thuộc về London [Anh]; Singapore; Los Angeles [Mỹ]; Hong Kong, Bắc Kinh, Thường Hải [đều thuộc Trung Quốc] và Sydney của Australia.

“Báo cáo các thành phố giàu nhất thế giới 2023” của Henley & Partners được thực hiện bằng cách theo dõi thói quen chi tiêu của hơn 150.000 cá nhân có thu nhập ròng cao [HNWI] tại 97 thành phố trên khắp thế giới. Những cá nhân này thường là nhà sáng lập, chủ tịch hoặc giám đốc điều hành công ty. Dữ liệu này do New World Wealth - công ty chuyên theo dõi một cách có hệ thống các xu hướng di chuyển của cải giữa các quốc gia và giữa các thành phố, cung cấp.

New World Health dự đoán Sydney sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai bởi thành phố này có một số khu dân cư ngoại ô sang trọng nhất thế giới, bao gồm Bellevue Hill, Darling Point, Mosman, Point Piper và Vaucluse. Số lượng tài sản của Sydney đã tăng mạnh trong 20 năm qua và thành phố này đang nhanh chóng trở thành một trong những thành phố giàu có nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sydney có thể sẽ lọt vào top 5 thành phố giàu có nhất toàn cầu vào năm 2040. Thành phố trên đã vượt qua các thành phố khác của Australia là Melbourne, Perth và Brisbane trong bảng xếp hạng của Henley & Partners - các thành phố lần lượt đứng ở vị trí thứ 17, 32 và 33, và tất cả đều có mức tăng trưởng hơn 30% trong thập niên qua. Tuy nhiên, dù nổi bật trong danh sách vì có nhiều cá nhân có thu nhập cao, với 126.900 triệu phú và 15 tỷ phú, song cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tiếp tục gia tăng khiến Sydney trở thành nơi gặp nhiều khó khăn hơn về tài chính. Vào tháng 3 vừa qua, Sydney được xếp hạng là thị trường bất động sản đắt đỏ thứ hai thế giới.

Chủ Đề