Ba la mật đa nghĩa là gì

Bố thí ba la mật là một trong 6 hoàn thiện của Bồ tát. Những người làm tất cả vì lợi ích chúng sinh nhưng không có tâm mong cầu thành quả, không dính mắc vào người làm, phương tiện và các đối tượng. Đây được gọi là vô sở cầu vô sở đắc.

Bố thí là một hành động tích cực, chúng ta sẽ tích lũy rất nhiều công đức nếu thường xuyên thực hiện hành động này. Nhưng dù bạn có cho hết những gì bạn có trong cuộc đời, bạn vẫn có thể gặp phiền não nếu bố thí sai phương pháp.

Bố thí có nghĩa là cho đi những gì thuộc về mình như: Vật chất, thời gian, công sức và cũng bao gồm việc hướng dẫn tinh thần cho những ai cần nó. Tuy nhiên, động cơ để khiến một người thực hành bố thí khá là đa dạng.

Có người bố thí vì một mục tiêu đen tối đằng sau nó, háo danh, tạo cho họ cảm giác tốt về bản thân, cầu mong trời Phật phù hộ độ trì cho người thân đang gặp nạn hay chỉ đơn giản là hy vọng một phần thưởng nào đó từ hành động này. Đây là những động cơ bố thí không tinh khiết, vì nó luôn đính kèm theo điều kiện.

Đức Phật dạy rằng, khi chúng ta trao cho người khác dù là vật chất, công sức hay kiến thức, chúng ta cũng không mong đợi phần thưởng. Chúng ta tặng mà không gắn bó với món quà hay người nhận. Chúng ta thực hành bố thí là để giải phóng lòng tham, bám víu và đồng thời gửi niềm vui, hạnh phúc đến với mọi người.

Một số người nói rằng, làm Phật sự, thiện sự là tốt vì nó sẽ tích luỹ công đức và tạo ra nghiệp lành đem lại hạnh phúc trong tương lai. Tuy nhiên, ngay cả điều này là cũng là sự bám lấy và mong đợi phần thưởng. Trong 6 Pháp hành quan trọng trên con đường Bồ tát, bố thí ba la mật đứng đầu danh sách.

Bố thí ba la mật là gì?

Ba-la-mật: Có nghĩa là hoan hỷ, háo hức để qua bờ bên kia, bờ của những vị giác ngộ luôn hướng về chúng sinh mà không mong cầu thành quả.

Bố thí ba la mật hay bố thí không trụ tướng trong tiếng Phạn là Dana paramita. Nó bao gồm 3 phương diện được gọi là Tam Luân Không Tịch. Tức là không thấy người cho, vật cho và người nhận. Đây là 3 yêu cầu để người thực hành bố thí ba la mật không vướng dính vào cái tôi của mình.

Thứ 1: Không xem mình là người ban tặng hạnh phúc cho người khác, và không kỳ vọng người khác phải đền ơn lại mình.

Thứ 2: Không xem người khác là kẻ thọ ơn, người phải mang ơn hay chịu ơn.

Thứ 3: Không quan trọng hóa tặng phẩm mà mình mang đến hiến tặng người khác, cho dù nó có giá trị to lớn. Khi đã cho tặng vật chất, công sức hay tinh thần rồi thì nó thuộc về người khác mình không còn vướng kẹt vào nó nữa.

Ví dụ: Người con mỗi tháng chia 1 phần tiền lương cho cha mẹ già, cha mẹ lấy số tiền đó cho các anh chị em của mình đang thất nghiệp thì người con ích kỷ đó bắt đầu la rầy cha mẹ: “Con tặng tiền cha mẹ để cha mẹ hưởng phúc tuổi già chứ không phải để cho lại anh 2, chị 3 hay em tư. Nếu biết như thế con sẽ không cho tiền cha mẹ nữa!”

Hành động cho tiền ba mẹ này vi phạm quyền tự do sử dụng của người được chúng ta tặng biếu. Vì chúng ta còn chấp vào vật tặng biếu nên chưa được ba la mật.

Trong kinh Tăng Chi thì bố thí ba la mật không trụ tướng được hiểu như sau:

Thứ 1: Hoan hỷ và gấp rút trước khi bố thí. Ví dụ mình biết có một Phật sự sẽ diễn ra vào ngày mai, mình sẽ không trì hoãn nó mà háo hức chờ đợi ngày đó với một niềm vui lớn để làm 1 việc nghĩa, việc thiện có lợi ích cho mình và cho người.

Thứ 2: Hoan hỷ khi đang làm việc bố thí. Dù ngày hôm đó nắng quá nóng hay mưa quá nhiều, hay người nhận tặng phẩm không hề biết ơn mà còn nói những lời hờn trách. Chúng ta cũng không nên trỗi lên phiền não nhằm tránh tạo ra hiện tượng bồ đề gai. Phải vui, vì biết rằng tôi đang làm một việc tốt.

Thứ 3: Hoan hỷ sau khi bố thí xong. Mình không tiếc nuối nữa, sau này người đó có trả chúng ta bằng oán thì chúng ta cũng không nên ray rứt khó chịu, hối hận.

Ba la mật không có thái độ đó, thời điểm đó trong không gian đó, ta làm một việc nghĩa đó cho con người đó. Việc nghĩa đó đã kết thúc, sau này người đó có biết ơn mình hay không là chuyện của họ, mình không nên quan tâm. Đây gọi là bố thí không trụ tướng hay bố thí ba la mật trong kinh Tăng Chi.

Dù 2 nguồn kinh điển Pali và Đại Thừa có quan điểm khác nhau về bố thí ba la mật, thì điểm trọng yếu mà chúng ta cần lưu tâm là: Khi làm 1 việc nghĩa, việc thiện chúng ta nên hiểu rõ là chúng ta đang làm cho chính mình để hoàn thiện đạo Bồ tát, từ đó hướng đến quả vị giác ngộ – giải thoát.

Nhận thức đúng đắn về Cho – Nhận

Điều quan trọng cần nhớ là trong bố thí ba la mật thì không có: Cho người không muốn nhận, cho những thứ không phù hợp hoặc không cần thiết với người nhận vào thời điểm đó. Việc cho và nhận phải cùng phát sinh, không thể từ một phía, cho và nhận, nhận và cho là một. Cho đi và tiếp nhận với sự hiểu biết này gọi là sự hoàn hảo của việc bố thí.

Tại sao cho – nhận lại là một?

Bố thí là trống rỗng, không có chủ thể và đối tượng. Nếu là chúng ta phân loại chúng ta thành người cho, người nhận và vật phẩm, chúng ta vẫn thiếu ba la mật. Trong Phật giáo, sự dính mắc xuất phát từ một thói quen của tâm trí khiến thế giới trở thành “tôi” và “mọi thứ khác”.

Nếu có điều kiện đứng sau việc bố thí sẽ dẫn đến việc sở hữu và xu hướng thao túng tất cả mọi thứ, bao gồm con người. Để không có điều kiện kèm theo trong thực hành cho – nhận, chúng ta phải nhận ra rằng, không có gì là thực sự riêng biệt, vạn vật tồn tại là nhờ tương tác lẫn nhau [xem thêm Tánh không].

Điều này giúp chúng ta hiểu ra người cho và người nhận là một. Và món quà cũng không tách rời. Vì vậy, chúng ta không mong đợi “phần thưởng” từ người nhận, bao gồm cả một “lời cảm ơn”. Chúng ta không kèm theo điều kiện khi thực hành bố thí ba la mật.

Chúng ta sẽ không bị vướng kẹt vào chủ nghĩa thành quả, rằng chúng ta mặc cả nhân quả về những việc làm thiện mà chúng ta đang làm.

Chẳng hạn như phần lớn người tham gia hiến tặng tiền để mổ mắt cườm có nguyện vọng rằng: Tôi nguyện cho tôi và người thân không bị mù, bị lé, bị cận thị, loạn thị…có được một con mắt khỏe mạnh đến già.

Đây là hành động tích cực nhưng nó vẫn còn kèm theo kỳ vọng nên được gọi là bố thí chấp tướng, bố thí chưa đạt trình độ ba la mật. Do đó, chúng ta phải tập thay đổi nhận thức về bố thí, xem việc làm thiện là khẩn thiết, cần làm, hoan hỷ làm và làm xong rồi chúng ta quên đi.

Mặc dù người thực hiện bố thí ba la mật không cần sự đờn ơn của người nhận, nhưng người nhận phải luôn ghi nhớ điều đó để có thể đáp nghĩa khi có cơ hội. Người nhận phải lấy người cho làm tấm gương mà cố gắng thực hành ba-la-mật để tránh phiền não khi làm những việc thiện.

Bố thí ba-la-mật đôi khi được dịch là “sự hoàn hảo của lòng quảng đại.” Một tinh thần hào phóng không chỉ đơn thuần là trao tiền cho tổ chức từ thiện. Đó là một tinh thần đáp ứng với thế giới, cho đi những gì cần thiết và thích hợp vào thời điểm đó. Tinh thần quảng đại này là một nền tảng quan trọng trên con đường hành đạo Bồ tát.

Hoa Sen Phật – Theo TT. Thích Nhật Từ

Tags: bố thí ba la mậtThích Nhật Từ

Mục lục bài viết

  • 1. Tinh tấn ba-la-mật[viriya pāramī] là gì ?
  • 2. Nhẫn nại ba-la-mật [khanti pāramī]
  • 3. Tham khảo video giảng pháp về Ba-la-mật

Tuy nhiên, tất cả mọi ngữ nghĩa của tinh tấn ở trên, mọi năng lực dõng mãnh ấy nếu hướng chánh thì thành chánh tinh tấn [sammā-viriya], nếu hướng tà thì thành tà tinh tấn [micchā-viriya]. Còn tinh tấn ba-la-mật [viriya pāramī] thì đã định hướng giác ngộ, giải thoát rồi.

1. Tinh tấn ba-la-mật[viriya pāramī] là gì ?

Người yếu đuối, bạc nhược, dể duôi, buông xuôi... sẽ sống vất vơ bên lề cuộc đời, tự đào thải chính mình và tự chuốc lấy đói nghèo, sâu bi ưu não. Người học Phật, tu Phật phải xem đấy là bài học cho chính mình, dù tại gia hay xuất gia. Đừng dể duôi, đừng buông lung, phóng dật – nó như là một mệnh lệnh cách thúc hối chúng ta vùng dậy, vươn lên. Từ Pāḷi “appamādena” hay “appamāda” trong câu Kinh Lời Vàng số 30 sau đây vừa có nghĩa “không buông lung, phóng dật”, vừa có nghĩa “tinh cần, tính tấn”:

- Chỉ nhờ đức tánh tinh cần.

Đế Thích cai quản bốn tầng thiên vương.

Buông lung thiên hạ khinh thường.

Tinh cần mãi được tán dương đời đời!

[Appamādena maghavā devānaṃ seṭṭhataṃ gato, appamādaṃ pasaṃsanti pamādo garahito sadā].

Cuộc đời bồ-tát là một cuộc đời hành động, vừa hoàn thiện bản thân vừa phục vụ chúng sanh; có nghĩa là ngài không ngừng nỗ lực tinh cần trong mọi công việc, mọi lúc, mọi khi, bất cứ hoàn cảnh nào để mang đến hạnh phúc cho mình và người. Biếng nhác, ích kỷ, vị kỷ không có trong tâm của chư bồ-tát. Và, bồ-tát cũng không cho phép mình bỏ cuộc dù ngàn cân treo sợi tóc, dù thập tử nhất sinh – như tích truyện Mahājanaka Jātaka khi thuyền bị bão tố đánh đắm giữa biển khơi. Trong lúc mọi người vẫy vùng trong tuyệt vọng thì bồ-tát đã không ăn, không uống, không ngủ nghỉ, suốt 7 ngày 7 đêm bơi vào bờ để tìm đường sống. Và bồ-tát đã sống, từ đó lộ trình hanh thông, thành công trong vương vị của một triều đại phú cường. Chướng ngại, nghịch cảnh không làm bồ-tát nản lòng. Càng khó khăn, thất bại bồ-tát sẽ rút ra bài học để vươn đến thành công. Kiếp cuối cùng, trong rừng khổ hạnh, Ma vương khuyên bồ-tát nên từ bỏ “cuộc phấn đấu kiên cường nhưng vô vọng”, ngài đã trả lời: "Ðối với ta, chết trong cuộc chiến đấu chống dục vọng thấp hèn còn mười phần danh dự hơn là sống trong thất bại".

Cũng trong rất nhiều kiếp, bồ-tát đã từng chăm chuyên, nỗ lực trong công việc để có gia sản; có gia sản, tài sản, của cải để giúp mọi người, giúp cho cả làng đều được no đủ - như tích truyện chàng thanh niên Magha, tiền thân của trời Đế Thích, cũng là tiền thân của Đức Phật Sakyā Gotama. Có những kiếp, tài sản của cải không đủ giúp cho mọi người, bồ-tát của chúng ta lên rừng tìm trầm, xuống biển mò ngọc trai, biết bao là gian khổ cũng vì tâm thí, tâm từ và tâm bi của ngài.

Trong ba loại bồ-tát trí tuệ, đức tin, tinh tấn mà chúng ta đã biết thì bồ-tát tinh tấn, vừa như Tứ Chánh Cần cho chính mình vừa tinh tấn phục vụ chúng sanh. Vì phục vụ chúng sanh nên lộ trình Chánh Đẳng Giác của bồ-tát tinh tấn có thời gian lâu xa gấp đôi bồ-tát đức tin, càng lâu xa gấp bốn so với bồ-tát trí tuệ - như đức Phật Sakyā Gotama. Bồ-tát Di Lặc [Mettreyya] hiện ở cung trời Đẩu Suất là bồ- tát tinh tấn, còn lâu xa nữa mới thành tưu Chánh Đăng Giác.

Vậy, tinh tấn quan trọng xiết bao trong tất cả moi trường hợp, tại gia cũng như xuất gia. Không ngạc nhiên gì trong 37 trợ đạo phẩm, tinh tấn lại đảm nhiệm đến 9 chức năng: 4 tấn trong Tứ Chánh Cần. 01 tấn trong Tứ Như Ý Túc, 02 tấn trong căn, lực; 01 tấn trong Giác Chi và 01 tấn trong Bát Chi Đạo. Cuối cùng, nếu tinh tấn “làm bạn” với tuệ sẽ trở thành một năng lực bất khả bại đưa đến tất thảy mọi sự thành công trên bước đường tu tập[Paññānuyātaṃ viriyaṃ vadantisabbattha siddhiggahanaggahatthaṃ].

Đức Phật khen ngợi tinh cần, không buông lung, phóng dật trong câu Kinh Lời Vàng số 26, 27:

“- Si mê, cuồng sĩ buông lung

Riêng người thiện trí canh chừng niệm tâm

Tâm tâm, niệm niệm tinh cần

Giữ gìn kho báu, thế nhân dễ gì!

[Pamādamanuyuñjanti bālā dummedhino janā, appamādañ ca medhāvī dhanaṃ seṭṭhaṃva rakkhati].

“- Người không phóng dật, dể duôi Người không mê đắm niềm vui dục trần Tỉnh thức, thiền quán tinh cần

Sẽ hái, sẽ gặt phước phần sum suê!

[Mā pamādamanuyuñjetha mā kāmaratisanthavaṃ, appamatto hi jhāyanto pappoti vipulaṃ sukhaṃ”.

Dĩ nhiên, tinh tấn ba-la-mật [viriya pāramī] có ba bậc thượng, trung, hạ bồ-tát đều tựu thành viên mãn.

2. Nhẫn nại ba-la-mật [khanti pāramī]

Khanti có nghĩa là nhẫn nại, chịu đựng, kiên nhẫn, nhịn nhục, nhẫn nhục. Với nghĩa nào cũng được, cũng đúng. Nhưng có lẽ, cuộc đời hành bồ-tát hạnh của ngài dường như gồm đủ tất cả ngữ nghĩa ấy.

Chúng ta có đọc một số câu trong Kinh Lời Vàng:

- Nhẫn nại vì sự ác tri và ngu si của lòng người:

320 “- Như thớt voi giữa trận tiền, Hứng bao mũi đạn, lằn tên sá gì!

Như Lai chịu đựng ác tri,

Nhẫn nại phỉ báng, ngu si lòng người!

[Ahaṃ nāgova saṅgāme cāpato patitaṃ saraṃ, ativākyaṃ titikkhissaṃ dussīlo hi bahujjano].

- Nhẫn nại chịu đựng sự phỉ báng tiếng lời dao đâm:

321. “Ngựa voi đã luyện, đã thành,

Con nào thuần nhất để dành vương quân; Cao thượng nhất giữa nhân quần,

Chịu đựng phỉ báng, dao đâm tiếng lời!”

[Dantaṃ nayanti samitiṃ dantaṃ rājābhirūhati, danto seṭṭho manussesu yo’tivākyaṃ titikkhanti].

Đặc biệt, bồ-tát cũng nhẫn, cũng nhịn chịu, chịu đựng – không những khởi lên lòng từ quảng đại, bao dung đối với người làm khổ mình, phỉ báng mình, tàn hại thân thể mình – mà ngài còn cầu nguyện cho người ấy được hạnh phúc an vui nữa.

Túc sanh truyện Khantivādi Jātaka có kể rằng:

“- Thuở ấy, bồ-tát là đạo sĩ Khantivādi tu tập ở Hymalaya, sau khi nhập định nhiều ngày, xả định, ngài vân hành về kinh đô để khất thực. Khi thấy bình bát vừa đủ dùng, đạo sĩ Khantivādi tìm đến khu vườn Thượng Uyển là nơi thanh vắng để độ thực và nghỉ ngơi.

Hôm ấy, tình cờ đức vua và đám cung nga thể nữ cùng đến vườn Thượng Uyển để rượu chè ca hát nhảy múa vui chơi. Khi ông vua uống rượu say nằm ngủ li bì thì đám nữ nhân líu lo tản bộ đó đây. Đến gốc cây đại thụ, các mỹ nhân trông thấy một đạo sĩ hình dong tuấn mỹ đang tọa thiền trang nghiêm như một vị thần. Bất giác, họ tiến tới, lặng lẽ ngồi xuống chiêm ngưỡng vị thần ấy. Đạo sĩ Khantivādi biết nên sau đó từ tốn cất vài lời giáo huấn.

Đức vua tỉnh rượu, nhìn quanh chỉ thấy vài quân hầu còn đám mỹ nữ đi đâu vắng hết. Bực mình, ông vua xách gươm đi tìm. Đến gốc cây, thấy đám mỹ nhân của mình đang say sưa lắng nghe bài thuyết giảng của một tên đạo sĩ. Vừa ganh vừa tức, ông vua rút gươm chỉ vào mặt đạo sĩ, hỏi:

  • Sao người dám rủ rê đám nữ nhân của ta? Ngươi tu cái pháp môn gì vậy?
    • Tâu đại vương, bần đạo tu pháp nhẫn nhục.
  • Nhẫn nhục à? Vậy thì dù ta làm gì ngươi, ngươi vẫn nhẫn nhục được chứ?
    • Vâng, tâu bệ hạ!

Và quả là tàn ác, hung bạo, ông vua sai quân hầu chặt chân đạo sĩ. Lưỡi gươm báu sắc bén đã cắt lìa bàn chân, máu tuôn xối xả nhưng đạo sĩ sắc mặt vẫn điềm nhiên. Ông vua cười gằn:

  • Được chưa? Ngươi còn dám nhẫn nhục nữa chăng?
  • Tâu đại vương! Nhẫn nhục không nằm nơi chân, mà nó nằm trong tâm của bần đạo”.

... Câu chuyện tiếp diễn. Ông vua tàn bạo sai chặt thêm chân, chặt luôn hai tay của đạo sĩ, cũng với câu hỏi: “Ngươi dám nhẫn nhục nữa chăng?” Và đạo sĩ vẫn đáp như cũ: “Nhẫn nhục không nằm nơi tứ chi mà nằm trong tâm của bần đạo”. Bất giác, ông vua thấy sợ hãi, bèn hỏi: “Ngươi có oán giận ta chăng?” Đạo sĩ dùng định lực trấn giữ cơn đau đến ngất lịm, dù nằm ngã dài trên vũng máu, ngài an nhiên trả lời: “Không, tuyệt đối không có một oán giận nào có khả năng len vào tâm của bần đạo được, mà bần đạo còn cầu nguyện cho đức vua được hạnh phúc và an vui nữa”.

Cuối cùng, đến đây thì chính đức vua đã quá sợ hãi đến mức không còn chịu đựng được, trong lòng như bị lửa đốt. Và chính lúc ấy, trời Đế Thích thấy ngai vàng của mình nóng lên như lửa địa ngục, cũng không chịu đựng được, bèn hiện xuống tận nơi, dùng thần lực siêu nhiên nối lại chân tay cho đạo sĩ.

Như vậy, bồ-tát dù bị hành hạ thế nào vẫn không bao giờ thốt ra một lời nói xấu hay oán trách người đã gây hại cho mình. Khoan hồng, độ lượng, bao dung, bi mẫn, từ tâm... luôn là tố chất mát mẻ và an lành trong tâm của chư bồ-tát.

Câu Kinh Lời Vàng số 399:

“- Người không tức giận bao giờ, Trước lời phỉ báng: Lặng tờ, nín thinh! Dẫu cho roi trượng phạt hình,

Lấy đức nhẫn nại làm binh hộ phòng;

Tâm từ rải khắp hư không,

Những kẻ như vậy, xứng dòng bla-môn!”

[Akkosaṃ vadhabandhañca aduṭṭho yo titikkhati, khantībalaṃ balānīkaṃ tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ].

Nhẫn nại ba-la-mật [khanti-pāramī] của bồ-tát để đến bờ kia có ba bậc thượng, trung và hạ đều viên mãn như những ba-la-mật khác.

3. Tham khảo video giảng pháp về Ba-la-mật

BA LA MẬT nghĩa là gì ? - Thầy Thích Pháp Hòa

Nguồn: Minh Đức Triều Tâm Ảnh [Tỳ-khưu Giới Đức - Sīlaguṇa Bhikkhu]–Phật học tinh yếu

Video liên quan

Chủ Đề