Ăn đậu xanh có tốt không

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu khát…

Công dụng của đậu xanh

Loại thực phẩm này được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Trong cuốn sách ‘Nam dược thần hiệu’ của danh y Tuệ Tĩnh có viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”…

Đề cập đến tác dụng chữa bệnh của đậu xanh, đặc biệt là vấn đề giải độc, sách ‘Bản thảo cương mục’ của Lý Thời Trân (đời Minh) có ghi nếu ăn uống bị ngộ độc, buồn bực trong người, có thể dùng đậu xanh để chữa trị.

Ăn đậu xanh có tốt không

Đậu xanh là thực phẩm quen thuộc có thể chế biến thành nhiều món tốt cho sức khỏe

Loại thực phẩm này có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín…); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…); giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng.

Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều, phụ nữ mang thai bị ốm nghén, nôn mửa…

Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, viêm gan mãn tính; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi…

Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng chất như Ca, Cu, K, Na, Fe…

Ăn đậu xanh có tốt không

Cháo đậu xanh là món ăn thanh mát, bổ dưỡng

Với người Trung Quốc và Việt Nam, cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng. Ngoài tính nhẹ nhàng thanh sạch, có tác dụng giải độc cơ thể, món ăn này còn tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa ưng thư…

Đậu xanh thường được phối hợp với một số dược liệu khác để phòng ngừa say nắng, các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè.

Ví dụ, cháo đậu xanh với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát.

Đây là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não.

Trong khi đó, món ăn cháo đậu xanh, lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì…

Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 50-100g đậu xanh nấu nhừ dạng cháo. Người dùng thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu cùng  rau củ quả.

Tuy nhiên, khi ăn cháo ăn liền, bạn cần lựa chọn những loại có hàm lượng đậu xanh cao (200 gram cho một kg) với hương vị cháo tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản.

Đậu xanh có nhiều chất chống oxy hoá và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: chất xơ, protein, axit béo omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C, tiền vitamin K, acid folic và các khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt, flavonoid và carotenoid.

Lợi ích của đậu xanh

Dự phòng ung thư đại tràng

Một số nghiên cứu phát hiện mối liên quan tiêu thụ đậu xanh với việc ngăn ngừa polyp đại tràng - một nguy cơ dẫn đến ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy tăng lượng thức ăn chứa đậu xanh làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, giảm tái phát u xơ tuyến tiền liệt. Đậu xanh giàu chất xơ giúp duy trì hệ thống tiêu hóa luôn ổn định, giảm áp lực lên đường ruột, từ đó phòng ngừa ung thư đại tràng và ung thư đường tiêu hóa.

Điều chỉnh đường huyết

Đậu xanh và các loại đậu khác giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là một phát hiện tuyệt vời về lợi ích của đậu xanh vì rất khó tìm ra các thực phẩm tự nhiên điều chỉnh được mức đường huyết. Vì bệnh đái tháo đường phải được theo dõi và quản lý liên tục, thêm đậu xanh vào chế độ ăn uống cũng góp phần điều trị bệnh.

Tốt cho xương

Canxi gần như không có ích với xương chắc khoẻ nếu không phối hợp với vitamin K. Cơ thể không thể sản xuất ra các protein cho phép xương chấp nhận và sử dụng canxi mà không có tác động của vitamin K. Ngoài ra, vitamin K giảm thiểu sự mất mát khoáng chất từ xương. 1 chén đậu xanh chứa gần 20% lượng khuyến cáo vitamin K hàng ngày của bạn.

Ăn đậu xanh có tốt không

Đậu xanh giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol, tốt cho xương.

Tăng cường miễn dịch

Một trong những lợi ích chính của đậu xanh là có hàm lượng cao chất chống oxy hoá như carotenoid và flavonoid. Carotenoid chứa lutein và beta-caroten; flavonoid bao gồm catechin, epicatechin, kaempferol và quercetin. Chúng có khả năng giảm xảy ra đột quỵ cũng như chống lại ảnh hưởng có hại của các gốc tự do trong cơ thể.

Mắt nhìn tốt hơn

Carotenoid zeaxanthin và lutein trong đậu xanh giúp giảm nguy cơ thoái hoá hoàng điểm. Carotenoid ngăn chặn sự suy giảm thị lực bằng cách giảm căng thẳng trên mắt trong khi vẫn duy trì tầm nhìn và chức năng hoạt động của mắt.

Tốt cho tim mạch

Đậu xanh có nhiều chất xơ, giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bằng cách giảm bớt sự hấp thu chất béo, duy trì mức cholesterol trong mức cho phép. Kali có trong cây họ đậu giúp duy trì mức huyết áp tốt, giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Giảm các vấn đề về dạ dày

Rất nhiều người bị các vấn đề dạ dày. Một trong những nguyên nhân do không tiêu thụ đủ chất xơ hàng ngày. Chất xơ giúp tiêu hóa tốt và loại bỏ phân nhanh, do đó loại bỏ nhanh các độc tố ra khỏi cơ thể. Đậu xanh tăng cường trợ giúp hệ tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng trong đậu xanh còn làm giảm trào ngược acid dạ dày thực quản, trĩ, táo bón và loét tiêu hóa.

Giúp phát triển thai nhi

Axit folic trong đậu xanh giúp phát triển bào thai, cụ thể nó có  vai trò quan trọng trong sự phát triển của trái tim, não và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Axit folic cũng có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Dùng đậu xanh có phản ứng phụ không?

Đậu xanh là một trong những loại thực phẩm có rất ít nguy cơ phản ứng phụ, tuy nhiên cũng cần lưu ý:

Chất phytate - axit phytic trong đậu xanh có thể góp phần vào sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu tiêu thụ quá mức. Axit phytic liên kết với canxi, kẽm và các khoáng chất quan trọng khác và ngăn cản hấp thụ các chất này. Mặc dù hàm lượng phytate trong đậu xanh thấp, nếu bạn bị các rối loạn khác gây ra thiếu khoáng chất thì không nên ăn nhiều đậu xanh. Tốt nhất nên nấu hoặc ngâm đậu xanh để giảm đáng kể lượng axit phytic. Tránh ăn đậu xanh dạng thô.

Lectin là các protein gắn kết carbonhydrate tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng thường có trong các loại đậu. Quá nhiều lectin không tốt cho tiêu hóa. Tương tự acid phytic, nấu ở nhiệt độ cao hoặc ngâm nước lâu ngày có thể làm giảm hàm lượng lectin.

Dị ứng: Cũng như bất kỳ thực phẩm nào, một số người bị dị ứng với đậu xanh và các cây họ đậu khác. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn muốn sử dụng đậu xanh.

Ăn bao nhiêu đậu xanh mỗi ngày?

3 Lưu ý khi ăn đậu xanh Mỗi tuần người trưởng thành nên ăn khoảng 2-3 lần, mỗi lần nửa chén đậu xanh. Còn đối với người già, trẻ em hay những người có vấn đề đường tiêu hóa thì nên ăn với liều lượng ít hơn. Vỏ đậu xanh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng không kém gì phần bên trong vỏ.

Ngày nào cũng ăn đậu xanh có tốt không?

Đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng cao nên nếu ăn nhiều đậu xanh một lúc sẽ khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu. Những chị em hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn đỗ xanh để đề phòng trướng bụng, đau bụng ngày đèn đỏ, hay bệnh phụ khoa.

Đậu xanh có tác dụng gì?

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều, phụ nữ mang thai bị ốm nghén, nôn mửa…

Ai không nên ăn chè đậu xanh?

TIN HOẠT ĐỘNG.
I. Nhóm người không nên ăn đậu xanh..
Người đang đói. ... .
Những người đang uống thuốc Đông y. ... .
Những người mắc bệnh về hệ tiêu hóa. ... .
Người hay bị chân tay lạnh. ... .
Người già và trẻ em cũng không nên ăn nhiều. ... .
Phụ nữ có kinh nguyệt. ... .