3 cùng trong sản xuất nông nghiệp là gì

Cùng tìm hiểu các mô hình nông nghiệp bền vững để áp dụng vào quá trình canh tác, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa gia tăng hiệu suất qua bài viết sau nhé.

Nông nghiệp bền vững không phải là một khái niệm mới, tuy nhiên, có lẽ vẫn còn xa lạ với không ít người. Đặc biệt, có rất nhiều người đang tìm kiếm một mô hình nông nghiệp bền vững để áp dụng vào quá trình canh tác, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa gia tăng hiệu suất.

1. Mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững là quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra theo chu trình khép kín. Theo đó, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình sản xuất này sẽ được sử dụng để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác.

Đương nhiên, chất thải và phế phụ phẩm sẽ được xử lý cẩn thận, kỹ lưỡng bằng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý và khoa học kỹ thuật. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với chi phí rẻ hơn nhiều mà không gây ô nhiễm môi trường.

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững đã và đang được khuyến khích phát triển

Một ví dụ cho mô hình phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng tuần hoàn là chăn nuôi bò - trồng cây ăn quả - trồng cây dược liệu. Chất thải của bò cùng thân cây ăn quả sau khi thu hoạch sẽ được xử lý, ủ làm phân bón. Phân bón này được dùng để bón cho cây húng quế, cây ngô, cây cỏ voi. Những loại cây trồng này sau khi thu hoạch xong thì dùng làm thức ăn cho bò.

Với mô hình nông nghiệp bền vững này, nhà nông có thể tiết kiệm được 40% chi phí cho phân bón. Đồng thời, tận dụng và xử lý triệt để các chất thải, phế phụ phẩm, giúp bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

2. Mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Phân bón hữu cơ

Nhắc đến các mô hình nông nghiệp bền vững, đương nhiên không thể bỏ qua mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Phân bón hữu cơ. Mô hình này được hiểu là một hình thức canh tác nông nghiệp có sự kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi với nuôi trồng thủy sản. Trong đó, các thành phần trong hệ thống có mối liên hệ mật thiết theo kiểu khép kín.

Mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Phân bón hữu cơ phổ biến và thịnh hành từ rất lâu, đặc biệt ở các vùng quê, nông thôn

Một ví dụ cho mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững là: Vườn kết hợp trồng cây ăn quả và các loại rau xanh, đậu. Cạnh vườn có ao nước sâu khoảng 1,5 - 2m, vừa cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng trong vườn, vừa để nuôi cá và cho vịt bơi lội.

Gần kề nhà bếp là chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Có thể thiết kế chuồng nuôi gia cầm ở trên chuồng nuôi gia súc. Chất thải từ gia súc, gia cầm có thể xử lý để làm hầm bioga, phục vụ nấu nướng. Hoặc đem đi ủ làm phân bón hữu cơ cho cây trồng trong vườn. Lưu ý là hố ủ phân phải được che chắn kỹ càng, tránh gây ô nhiễm môi trường.

3. Mô hình nông nghiệp CEA

So với 2 mô hình nói trên thì mô hình canh tác nông nghiệp bền vững này được ít người biết hơn. Nói đơn giản và dễ hiểu thì CEA là công nghệ trồng trọt tiên tiến, nhà nông có thể tận dụng các nhà xưởng, nhà kho hay tòa nhà trong khu công nghiệp, khu đô thị để làm trang trại.

Đặc biệt, quá trình trồng trọt, nhà nông có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường theo ý muốn, bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, thành phần và hàm lượng dinh dưỡng trong đất để gia tăng hiệu quả canh tác.

Mô hình nông nghiệp CEA thường phát triển ở các đô thị, thành phố lớn, tuy nhiên, còn gặp những hạn chế nhất định

Một ví dụ cho mô hình nông nghiệp bền vững CEA là kết hợp mô hình nuôi thủy sản với mô hình thủy canh. Tức là vừa nuôi cá, vừa trồng rau trong một môi trường cộng sinh, tuần hoàn và khép kín. Trên thế giới, Houwelings Tomatoes là nông trại đầu tiên áp dụng mô hình này, chuyên trồng dưa leo và cà chua với diện tích lên đến 50ha.

Thực tế thì mô hình CEA chỉ mang tính chất bổ sung, hoàn toàn không thể thay thế cho mô hình truyền thống. Vì việc canh tác ở đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là về diện tích. Ngoài ra, các khâu xử lý chất thải, tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng,… cũng cần được xử lý triệt để.

Trên đây là các mô hình nông nghiệp bền vững để bạn tìm hiểu và tham khảo. Để gia tăng hiệu suất trồng trọt và cắt giảm chi phí đầu tư, đừng quên trang bị các máy móc, thiết bị hỗ trợ cho quá trình canh tác. Trong đó, không thể không nhắc máy bay nông nghiệp.

Hiện nay, máy bay nông nghiệp là “trợ thủ đắc lực” của nhà nông trong việc gieo sạ, bón phân, phun thuốc. Thiết kế hiện đại, hoạt động thông minh của máy bay sẽ giúp nhà nông vừa giải phóng được sức lao động, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Nhờ đó, gia tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống.

Phát triển nông nghiệp bền vững không thể bỏ qua vai trò của các dòng máy bay nông nghiệp không người lái

SunDrone hiện cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay nông nghiệp với nhiều dòng máy bay khác nhau. Nếu nhà nông chưa đủ vốn để sở hữu thì có thể sử dụng dịch vụ thuê máy bay của công ty chúng tôi để hỗ trợ quá trình canh tác.

Các dòng máy bay không người lái tại SunDrone được trang bị nhiều tính năng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, cách vận hành lại cực kỳ đơn giản. Sau khi được hướng dẫn chi tiết và vài lần “làm quen” là nhà nông có thể sử dụng thành thạo và hiệu quả.

Mọi thắc mắc hay nhu cầu về dịch vụ, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua kênh thông tin dưới để được giải đáp, hướng dẫn và hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho nhà nông giải pháp phù hợp nhất.

Chủ Đề