20 năm nội chiến từng ngày là cuộc chiến nào

Chỉ mất có 12 năm để VN và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, sau cuộc chiến tranh biên giới 1979 [trong thực tế xung đột kéo dài đến tận 1988], và cho đến bây giờ Trung Cộng vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của VN!

Mất 20 năm để VN và Mỹ bình thường hóa quan hệ, khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 1995.

Nhưng cho đến bây giờ, đã 47 năm, gần 1 nửa thế kỷ nhưng chỉ cần nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, chỉ cần nghe thấy 2 chữ “nội chiến” trong một bài hát, là đảng và nhà nước cộng sản VN và đám dư luận viên, “bò đỏ” lại nhảy nhổm lên, chứ đừng nói đến chuyện thực tâm hòa giải hòa hợp hay viết lại lịch sử một cách đàng hoàng, trung thực!

Tại sao vậy? Là vì đó là điểm yếu nhất của đảng cộng sản khi nói đến cuộc chiến tranh VN 1954-1975. Từ tên gọi, mục đích, mục tiêu, ý nghĩa cuộc chiến, sự hỗ trợ từ bên ngoài dành cho cả hai bên…Nếu “nói lại cho rõ” thì hóa ra toàn bộ là dối trá, toàn bộ “tính chính danh” của đảng cộng sản sẽ bị vứt vào sọt rác.

Và đó cũng là nỗi tự ti lớn nhất của đảng cộng sản, khi nhìn lại một chế độ chỉ tồn tại có 20 năm ngắn ngủi thôi, nhưng gần nửa thế kỷ sau về nhiều mặt chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo vẫn thua xa cái chế độ ấy. Chỉ riêng trong văn hóa nghệ thuật, nếu không có môi trường tự do, văn hóa và nhân bản ở miền Nam trước năm 1975 thì đã không có vô số tên tuổi như nhạc sĩ Cung Tiến, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Phạm Đình Chương…; thi sĩ Bùi Giáng, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư, Tô Thùy Yên, Sao Trên Rừng [Nguyễn Đức Sơn], Cung Trầm Tưởng…; nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo, Hoàng Ngọc Biên, Nhã Ca, Nguyễn Đình Toàn…; trong lĩnh vực triết học, dịch thuật, nghiên cứu của cả hai bên công giáo và phật giáo thì có linh mục Kim Định, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, triết gia-cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện, thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Thượng tọa Thích Trí Siêu tức thiền sư Lê Mạnh Thát v. v và v.v…, Vô số tên tuổi, vô số những tờ báo, tạp chí với các xu hướng, quan điểm khác nhau, không sao kể xiết, đã làm nên một nền văn hóa văn nghệ có tính chất khai phóng, mở rộng lòng đón nhận những trào lưu văn học văn hóa thế giới đông-tây, nhân bản, có nỗ lực đào sâu tâm linh, và luôn luôn đi cùng với vận mệnh đất nước, dân tộc trong giai đoạn chiến tranh.

Nhà nước cộng sản đã vơ vào Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh như là người của họ, nhưng Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh là những con người của chế độ VNCH, di sản của họ vẫn là di sản của chế độ VNCH, đừng quên điều đó./.

Ca khúc "Gia tài của mẹ" của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn dường như lại được thêm nhiều người biết đến sau khi báo chí Việt Nam hôm 29/6 đưa tin đơn vị tổ chức đêm nhạc nơi ca sĩ Khánh Ly hát bài này đã bị 'mời làm việc'.

Theo đó, trong đêm nhạc 'Dấu chân địa đàng' hôm 26/6 tại sân khấu Mây - In The Nest Đà Lạt, ca sỹ Khánh Ly hát bài 'Gia tài của mẹ' - một trong các ca khúc nổi tiếng sáng tác trước năm 1975 của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Sau đó, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho hay 'đã mời' Công ty TNHH Mây Lang Thang - đơn vị tổ chức đêm nhạc - 'lên làm việc', do bài hát "Gia tài của mẹ" nằm ngoài danh mục những bài hát đã cấp phép biểu diễn trong đêm nhạc này.

Cụ thể, sở này nói chỉ cấp phép để ca sĩ Khánh Ly biểu diễn 24 bài hát gồm: Tình xa; Như cánh vạc bay; Dấu chân địa đàng; Như một lời chia tay; Rơi lệ; Ru người; Lời buồn thánh; Ngủ đi con; Người con gái Việt Nam da vàng; Kinh khổ; Mây hại Bên ni bên nớ; Chờ; Tiếng sáo thiên thai; Xin cho tôi; Và con tim đã vui trở lại; Ca dao mẹ; Xin còn gọi tên nhau; Bài tình ca cho em; Xa em kỷ niệm; Còn mãi tìm nhau; Xin trả nợ người; Hẹn hò; Cỏ hồng; Thiên thai.

"Hoàn toàn không cấp phép cho ca sĩ Khánh Ly hát bài "Gia tài của mẹ"," theo Thanh Niên.

Truyền thông Việt Nam cũng đưa tin rằng đại diện Công ty TNHH Mây Lang Thang đã 'thừa nhận sai sót khi không kiểm soát', để ca sỹ Khánh Ly hát bài này trong chương trình.

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh,

Một quảng cáo đêm nhạc Khánh Ly biểu diễn tại Hà Nội 2014

Ca từ bài Gia tài của mẹ

Nhiều người đã đăng lại trích đoạn hoặc nguyên văn ca từ của bài hát này trên trang Facebook cá nhân hoặc trên các nhóm Facebook.

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến từng ngày...

Gia tài của Mẹ

Một bọn lai căng

Gia tài của Mẹ

Một nước Việt buồn...

Ca khúc trước 1975 'được phép phổ biến'?

Trên trang cá nhân, nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: "Chưa nói đến việc Sở này cấp phép khung cứng các tác phẩm biểu diễn, cho thấy hoàn toàn ngược lại nghị định của chính phủ về việc cho phép phổ biến tự do các ca khúc trước năm 1975."

"Theo Nghị định số 144/2020 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được Chính phủ ban hành, từ 1-2-2021, quy định cấp phép ca khúc miền Nam trước 1975 bị bãi bỏ. Phổ biến không cần phải cấp phép nữa."

"Vậy thì bài hát thứ 25 không nằm trong danh sách đó, chỉ vi phạm về thời lượng quy định biểu diễn [nếu có], chứ không thể vi phạm gì về nội dung biểu diễn cả."

Nguồn hình ảnh, NMH

Chụp lại hình ảnh,

Ca sĩ Khánh Ly

Cũng phát biểu trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng việc cơ quan chức năng 'mượn cớ ca khúc "Gia tài của mẹ" không thuộc danh mục ca khúc trong giấy phép biểu diễn của đêm nhạc 25/6/2022 ở Đà Lạt' để mời ban tổ chức lên làm việc chỉ là 'Biện bạch vụng vè'.

Ông Tạo viết rằng theo ông, nếu Khánh Ly hát vượt danh mục cấp phép đêm biểu diễn bằng bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng thì" chẳng ai dám "mời làm việc".

Tranh cãi về ca từ và "gia tài"

Thể hiện quan điểm ủng hộ kiểm duyệt ca từ, danh khoản Binh Nguyen cho rằng: "Mấy hôm nay, trên diễn đàn mạng xã hội nhiều người phản đối việc Khánh Ly biểu diễn bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt, trong đó có câu "20 năm nội chiến từng ngày".

Người này khẳng định: "Mặc dù câu hát "20 năm nội chiến từng ngày" không phản ánh đúng bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, nhưng nó chỉ là cái nhìn của cá nhân nhạc sĩ về cuộc kháng chiến. Vấn đề ở đây thuộc về lỗi của cơ quan cấp phép bài hát đã không kiểm soát ca từ một cách cẩn thận để có thể thay thế những lời ca không thích hợp".

Anh Tuấn Nguyễn phản đối: "Ối giời, cứ thế này biết bao giờ mới ... hết sợ bóng sợ gió, mới lớn nổi thành người, mới thực sự mạnh mẽ để không còn sợ sự thật nữa".

"Thời điểm ổng sáng tác bài này là ổng chửi dân me Tây "một bọn lai căng".... Nhưng ngày nay "có tật giựt mình" ai nói bóng nói gió nói phong lông thời Bảo Đại cởi truồng là "hốt hết nhốt hết " chắc nó nói tao. Bởi người xấu thì có muốn yên cũng không được đâu, ông trời ổng định vậy khỏi kêu cho mệt", Ngọc Hàng viết.

Danh khoản Thanh Mai thì cho rằng: "Sau nửa thế kỷ chấm dứt chiến tranh giữa hai miền nam bắc, gia tài của mẹ Việt Nam để lại cho chúng con là đất trống đồi núi trọc kèm theo lũ quét và sạt lở đất..."

Vị này thêm rằng: "Sau nửa thế kỷ khai thác tận thu và bán tống bán tháo nguyên liệu thô, gia tài mẹ Việt Nam để lại cho chúng con là mảnh đất cạn kiệt tài nguyên cùng những khoảng trống mênh mang hoá chất mà chưa biết bao giờ tự nhiên mới khắc phục được trở lại".

Trước vụ 'Gia tài của mẹ', hồi đầu tháng Sáu, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội từng yêu cầu tạm dừng một triển lãm "hội họa Điện Biên Phủ" của họa sĩ Mai Duy Minh với lý do được cho là "vì cờ rách quá và bộ đội hốc hác".

Kiểm duyệt văn hóa văn nghệ ở VN

Năm 2011, nhiều nghệ sỹ đã lên tiếng về vấn đề kiểm duyệt văn hóa văn nghệ tại Việt Nam tại hội thảo khoa học có tên "Từ Hội Văn hóa cứu quốc đến Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam - những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa văn nghệ" do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức.

Theo đó, nhiều nghệ sỹ đã đề xuất bỏ kiểm duyệt trong văn hóa văn nghệ.

"Việc kiểm duyệt theo lối sợ trách nhiệm của một số nhà quản lý trong một thời gian đã làm triệt tiêu nỗ lực cá nhân, mặc dù đường lối văn nghệ của Đảng từ nghị quyết 05 đến nghị quyết trung ương 5 khóa VIII, nghị quyết 23, 33 vẫn một sợi chỉ xuyên suốt là: Tôn trọng tự do sáng tạo cá nhân, chấp nhận mọi khuynh hướng và phong cách," họa sỹ Lương Xuân Đoàn được báo Tuổi Trẻ trích lời.

20 năm nội chiến từng ngày có ý nghĩa gì?

Quãng thời gian 20 năm này được tác giả “gói gọn” trong cụm từ “nội chiến từng ngày” kỳ thực đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân ta. Ở cuộc chiến đầu, từ năm 1945 đến 1954, nhân dân ta đã anh dũng chống thực dân Pháp ngay sau khi giành được độc lập.

Bao nhiêu năm nội chiến từng ngày?

Trong bài hát “Gia tài của mẹ” có ca từ gây tranh cãi: “20 năm nội chiến từng ngày”.

Nội chiến là như thế nào?

Nội chiến là chiến tranh giữa các thành phần trong 1 quốc gia, giữa những người đồng bào cùng ngôn ngữ nhưng tranh chấp nhau vì những lý do khác nhau: tôn giáo, chính trị, kinh tế,...

Gia tài của mẹ tại sao lại bị cấm?

Tại sao ca khúc “Gia tài của mẹ” bị cấm? Qua tìm hiểu được biết ca khúc có tên Gia tài của mẹ là bài hát thuộc Nhạc phản chiến của trịnh công sơn, nội dung hướng tới tuyên truyền các cuộc chiến tranh ở đông dương và VN là nội chiến. Dễ làm ảnh hưởng đến tư tưởng của nhiều người con đất Việt.

Chủ Đề