Bộ vàng mã quan thần linh cúng khi nào

Lễ cúng tất niên theo phong tục người Việt Nam mang ý nghĩa tâm linh và tinh thần to lớn. Trong đó, ai cũng muốn chuẩn bị mọi thứ đầy đủ và thật tươm tất ngay từ việc nhỏ như bộ vàng mã cúng tất niên. Vậy bộ vàng mã tất niên gồm có những gì, văn khấn và cách hóa vàng đúng như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để chuẩn bị lễ tất niên hiệu quả.

Bộ vàng mã tất niên bao gồm những gì?

Tùy từng vùng miền, địa phương khác nhau mà sẽ có những điểm khác biệt trong mâm lễ vàng mã chuẩn bị cúng tất niên. Ngoài ra, cũng tùy điều kiện hoàn cảnh, tài chính mỗi gia đình mà việc sắm sửa vàng mã với số lượng nhiều hay ít.

Trong đó, một số loại vàng mã cơ bản dùng để cúng tất niên như:

  • Các đinh tiền như tiền thiên khối, tiền đô la, tiền polymer…
  • Các thếp vàng
  • Sớ cúng tất niên
  • Quần áo, đồ dùng cho người đã mất tùy ý gia chủ…
  • Các vật dụng thiết yếu bằng vàng mã khác

Lưu ý khi chuẩn bị bộ vàng mã tất niên

Thông thường lễ cúng tất niên được diễn ra vào ngày 29/ 12 âm lịch đối với tháng thiếu và ngày 30/12 âm lịch đối với tháng đủ. Khi chuẩn bị tiền vàng cúng tất niên, bạn cần lưu ý như sau:

  • Không sắm quá nhiều vàng mã gây lãng phí mà chủ yếu bạn cần có sự thành tâm đối với tổ tiên, các vị thần Phật che chở. Bởi không phải càng sắm nhiều tiền vàng mã sẽ càng được các bề trên phù hộ độ trì.
  • Các cơ sở kinh doanh vàng mã đều có chuẩn bị combo vàng mã cho từng dịp cúng lễ khác nhau. Do đó bạn có thể hỏi mua vàng mã để cúng tất niên mà không cần phải nghiên cứu chọn lựa quá nhiều.

Đốt vàng mã tất niên khi nào?

Vàng mã cúng tất niên được các gia đình hóa ngay sau khi lễ cúng kết thúc và trước khi xin hạ mâm thụ lộc. Gia chủ cần lạy xin phép rồi tiến hành hóa vàng mã. Lưu ý khi hóa vàng thì phần tiền và vàng cần được hóa trước cho các gia thần, sau đó gia chủ hóa đến đồ dùng của tổ tiên.

Văn khấn đốt vàng mã tất niên

Con Nam mô A Di Đà Phật [đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần]

Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương

Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây

Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.

Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Gia chủ chúng con là:………., năm nay ….. tuổi

Nay ngụ tại:……….

Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.

Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.

Con Nam mô A Di Đà Phật [đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy]

Xem thêm: 5 Bài văn khấn cúng tất niên trong nhà, ngoài trời cuối năm 2023

Cách hóa vàng mã tất niên đúng

Người xưa quan niệm khi hóa vàng cúng tất niên thì phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên. Tại nơi đốt vàng mã, người ta sẽ đặt vài ba cây mía dài làm “đòn gánh” cho linh hồn mang hàng hóa theo.

Chúng ta không nên hóa vàng mã quá nhiều dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết. Mỗi gia đình chỉ cần thể hiện lòng thành của mình với những đồ vàng mã tùy tâm để dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, khi hóa vàng cần đốt sạch sẽ hết thành tro tàn rồi bạn rắc chút rượu lên làm tắt đám cháy. Điều này cũng tránh để hỏa hoạn xảy ra gây mất an toàn.

Xem thêm: 23 món quà tặng tất niên ý nghĩa Giáp Thìn 2024

Trên đây là những chia sẻ về việc chọn bộ vàng mã cúng tất niên và cách hóa vàng chính xác. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích khi chuẩn bị lễ cúng tất niên để gia đình sum họp.

Tin liên quan

Lời bé chúc Tết ông bà, cha mẹ gia đình, thầy cô hay, ý nghĩa

Tết An Viên 01/12/2023 10:26:59

Lời bé chúc Tết ông bà, cha mẹ gia đình, thầy cô hay, ý nghĩa

Tết An Viên 01-12-2023 10:26:59

Năm mới, trong không khí Tết tràn đến, hãy dành thời gian để gửi đến bố mẹ những lời chúc ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu thảo và tình cảm sâu sắc của bạn. Dưới đây là tổng hợp những lời chúc Tết cho bố mẹ, ngắn gọn và đầy ý nghĩa năm 2024. Hãy cùng nhau khám phá!

Hóa vàng ngày nào năm 2023?

Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, các gia đình sẽ tiến hành lễ cúng hóa vàng từ ngày mùng 3 Tết đến mùng 7 Tết Nguyên Đán. Nhiều gia đình cũng sẽ cẩn thận lựa chọn các ngày đẹp trời, hợp với mệnh của chủ nhà để làm lễ hóa vàng hết Tết. Mùng 4 Tết Quý Mão 2023, tức ngày 25/1/2023 dương lịch.

Đốt vàng mã ông Táo khi nào?

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công [có hai cánh chuồn] kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Vàng mã cúng ông Công, ông Táo sẽ được đốt đi sau khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Tiếp đó, gia chủ mới lập bài vị mới cho Táo công.

Khi nào thì hóa vàng giao thừa?

Theo quan niệm của nhiều gia đình, sau khi cúng giao thừa thì không nên hóa vàng ngay mà phải đợi đến mùng 3, mùng 10 làm lễ tạ mới thực hiện hóa vàng.

Bộ quần áo thần linh hóa khi nào?

Vì vậy có thể cúng giao thừa từ 23h15 ngày 30 tháng Chạp đến trước 0h ngày 1 tháng Giêng năm mới và hạ lễ, hóa vàng trước 01h00. Lễ phẩm cúng giao thừa có những gì? Lễ vật cúng giao thừa không cầu kỳ, chỉ cần đĩa xôi với con gà luộc, cau trầu, rượu nước, bông hoa hồng và vàng mã, mũ áo thần linh.

Chủ Đề