2 1919 nguyenx ái quốc gai nhap đảng nào năm 2024

Nguyễn Ái Quốc có cách diễn giảng sinh động, hấp dẫn với nhiều dẫn chứng cụ thể, thiết thực, phù hợp với trình độ nhận thức của các đối tượng nên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận vốn phức tạp, khó hiểu. Phương pháp truyền đạt thích hợp của Nguyễn Ái Quốc không những đã giúp các học viên ghi nhớ sâu những điều đã học mà còn giúp họ phát huy sáng tạo khi thực hành trong thực tiễn. Ngoài việc học lý thuyết, các học viên còn phải thực hành, tập diễn thuyết, tập vận động giải thích, tập giảng bài cho người khác.

Trong quá trình thực hành điều Người luôn nhấn mạnh là phải biết thu hút người nghe, biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp, nội dung phải dễ hiểu, thích hợp với người nghe, dẫn chứng phải trung thực, cụ thể... Với phong cách nói, phong cách viết dễ hiểu, dễ nhớ, cô đọng, súc tích, Nguyễn Ái Quốc đã giúp học viên nắm bắt dễ dàng cả những vấn đề lý luận phức tạp.

Không chỉ học lý luận, sau những giờ học trên lớp, Nguyễn Ái Quốc đưa các học viên thâm nhập vào thực tế cuộc đấu tranh đang diễn ra sôi sục ở Quảng Châu, Hồng Kông, tham gia các cuộc mít tinh tuần hành của quần chúng cách mạng. Sau này một học viên đã nhớ lại: “Chỉ một việc được dự các cuộc đấu tranh, hoạt động cách mạng ấy cũng đủ học được suốt đời” (Hồi ký của Nguyễn Công Thu Đi theo con đường cách mạng lưu tại Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh Thái Bình - Dẫn lại theo Viện Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1927) , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 63-64).

“Đường cách mệnh” là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong thời gian từ năm 1925-1927. (Ảnh: TTXVN)

“Đường cách mệnh” là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong thời gian từ năm 1925-1927. (Ảnh: TTXVN)

Nội dung các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu được Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại thành cuốn sách mỏng với tiêu đề Đường cách mệnh, xuất bản năm 1927. Với những nội dung khái quát, Đường cách mệnh là một tác phẩm lý luận lớn thể hiện tinh thần cách mạng độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc. Đây không chỉ là cuốn sách giáo khoa chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam mà nội dung của nó còn đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Sau khi được huấn luyện, người cán bộ ra hoạt động trong phong trào phải chứng minh được phẩm chất và năng lực của mình bằng những kết quả cụ thể, phải đoàn kết được toàn dân mới lãnh đạo được quần chúng trong cuộc đấu tranh. Vì vậy nên việc bảo đảm chất lượng huấn luyện cán bộ là điều luôn được Nguyễn Ái Quốc đề cao. Từ lớp học đầu tiên tại Quảng Châu đã thể hiện rõ quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về huấn luyện cán bộ mà sau này Người còn nhắc lại nhiều lần “Cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”.

Nội dung học tập phong phú nhưng được sắp xếp hợp lý, khoa học, nên đã được các học viên tiếp thu tốt. Ngay khi trở về nước, đội ngũ học viên đã có thể vận dụng ngay những kiến thức học được vào thực tiễn đấu tranh. Những người dự lớp huấn luyện ở Quảng Châu những năm 1925-1927 là lớp cán bộ đầu tiên của Đảng. Nhiều người trong số họ đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cách mạng xuất sắc: Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Lê Thiết Hùng, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng... Đây cũng là lớp huấn luyện chính trị dược mở sớm nhất, từ trước khi Đảng ra đời. Trong điều kiện tổ chức còn gặp nhiều khó khăn, thời gian gấp rút nhưng kết quả và ý nghĩa của lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu rất quan trọng.

Nhà số 5D phố Hàm Long. (Nguồn: baotanglichsu.vn)

Nhà số 5D phố Hàm Long. (Nguồn: baotanglichsu.vn)

Sáu trong số bảy người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tháng 3/1929 tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) đã dự lớp huấn luyện ở Quảng Châu (Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Trần Văn Cung, Nguyễn Đức Cảnh, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân). Hai trong số năm đại biểu dự Hội nghị hợp nhất sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam tháng 1/1930 cũng là học viên trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh)...

Kết thúc khóa học, số đông học viên được cử về nước hoạt động xây dựng và phát triển cơ sở cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Công Thu được cử về Bắc kỳ. Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Lợi được cử về Nam Kỳ. Nhóm Trần Phú, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Ngọc Ba được cử về Trung Kỳ... Những học viên dự lớp huấn luyện ở Quảng Châu là những cán bộ cốt cán của phong trào, trở thành những hạt nhân xây dựng cơ sở, phát triển thêm hội viên, tuyển thêm những thanh niên tiếp tục sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện tiếp theo. Cho đến tháng 5/1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã bước đầu hình thành hệ thống tổ chức ở cả Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ. Một số học viên sau này được giới thiệu đi học tiếp ở trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản (Trần Phú, Trần Đình Long…), một số khác được gửi đến học ở Trường quân sự Hoàng Phố (Nguyễn Sơn, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng…).