Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống

Nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập (12/10/2018-12/10/2022), Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”.

Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện tổng kho hàng giả mạo, không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu bán qua livestream lớn nhất Tuyên Quang

Sáng 6/10, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Tuyên Quang) và Công an huyện Hàm Yên đồng loạt kiểm tra 03 tổng kho, cửa hàng kinh doanh lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, phát hiện hàng chục nghìn sản phẩm có dấu hiệu vi phạm.

Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ từ góc nhìn Doanh nghiệp Hàn Quốc”

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ từ góc nhìn Doanh nghiệp Hàn Quốc” do Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại đầu tư Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh (KOTRA) và Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) tổ chức chiều 5/10 tại Hà Nội.

Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tiền Giang: Đội QLTT số 1 tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá

Qua gần 01 tháng triển khai đợt cao điểm kiểm tra, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã phát hiện, xử lý 20 vụ không niêm yết giá, niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng, thu phạt gần 20 triệu đồng.

Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Kiên Giang hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ chuyên môn trong quý III năm 2022

Quý III năm 2022, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 286 vụ, phát hiện 93 vụ vi phạm, xử lý 104 vụ, chuyển xử lý hình sự 04 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước 2.756.191.000 đồng.

Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: xử lý 2.505 vụ hàng lậu, hàng giả trong tháng 9/2022

Trong tháng 9, các lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã kiểm tra 2.724 vụ; xử lý 2.505 vụ hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

BNEWS Cục Quản lý thị trường Phú Thọ vừa tiến hành kiểm tra cửa hàng mỹ phẩm Ngân Nhi trên địa bàn và đã phát hiện cửa hàng đang bày bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Qua quản lý địa bàn, Đội Quản lý thị trường số 6 (Cục Quản lý thị trường) Phú Thọ đã tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng mỹ phẩm Ngân Nhi tại khu Minh Tân, xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ do bà: Nguyễn Thị Hồng Hương làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cửa hàng đang bày bán hàng hóa gồm: 30 hộp sáp vuốt tóc Volcanic Clay loại 80ml; 5 hộp ủ tóc Collagen Luxury hair mask loại 1.000ml.

Toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Đặc biệt, trên nhãn không thể hiện nguồn gốc, nơi sản xuất và xuất xứ của hàng hóa.

Cùng đó, toàn bộ hàng hoá này đều không có công bố tiêu chuẩn chất lượng, thông tin kỹ thuật cũng như tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Vì vậy, Đội Quản lý thị trường số 6 đã lập biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt đối với bà Nguyễn Thị Hồng Hương về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ với số tiền phạt là 8 triệu đồng. Đồng thời, lực lượng quản lý thị trường cũng tịch thu toàn bộ số mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật./.

Thứ Sáu, 17/06/2022, 16:59

Qua làm việc, chủ cơ sở kinh doanh thừa nhận đã mua hàng ngàn sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu rồi rao bán qua Facebook.

  • Giả mạo tin nhắn chuyển tiền của ngân hàng, lừa đảo người bán hàng qua Facebook

Ngày 17/6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định xử phạt hành chính số tiền 61 triệu đồng đối với cơ sở T.M.T. trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ngoài xử phạt hành chính, Cục Quản lý thị trường cũng đã tiến hành tiêu huỷ 2.219 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ của cơ sở này.

Xử phạt mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu trôi nổi trên thị trường được phát hiện tại cơ sở kinh doanh T.M.T..

Ngày 24/5, Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk kiểm tra cơ sở kinh doanh T.M.T. trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh phát hiện cơ sở này hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định. Bên cạnh đó, Đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện cơ sở đang kinh doanh 2.219 sản phẩm mỹ phẩm, bao gồm mỹ phẩm nhập lậu và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở kinh doanh khai nhận toàn bộ số hàng hóa nêu trên được mua trôi nổi trên thị trường để bán kiếm lời thông qua nền tảng Facebook nên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và tính hợp pháp của hàng hoá.