Vở bài tập Tiếng Việt Luyện tập miêu tả đồ vật

Câu 1. Đọc bài văn Cái cối tân [Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 - 144], trả lời các câu hỏi sau:

a] Bài văn tả cái gì? .......................

b] Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?

Phần

Từ .... đến ....

Nói điều gì?

Giống cách mở bài, kết bài nào đã học

Mở bài

.................

.................

.................

Kết bài

.................

.................

.................

c] Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?

  • Tả hình dáng: - Vành cối, áo cối
  • Hai tai cối
  • Tả công dụng: - Đổ thóc vào cối

Trả lời.

a] Bài văn tả cái cối.

b] Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?

Phần

Từ... đến...

Nói điều gì?

Giống cách mở bài, kết bài nào đã học

Mở bài

từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống.

Nói lên sự xuất hiện của cái cối.

Giống cách mở bài trực tiếp.

Kết bài

từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi....

Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà.

Giống như cách kết bài mở rộng

c] Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?

Tả hình dáng:

  • cái vành cối, cái áo
  • hai cái tai, cái lỗ tai
  • hàm răng cối
  • dăm cối, cần cối
  • cái chốt
  • cái dây thừng

=> Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

  • Tả công dụng
  • đổ thóc vào cối
  • xung quanh cối
  • vành cối
  • tiếng cối phát ra khi xay [ù ù]

=> Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

Câu 2. Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?

Trả lời.

Khi tả một đồ vật, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật được tả.

II - Luyện tập

Đọc phần thân bài của bài văn tả cái trống trường [Tiếng Việt 4, tập một, trang 145], thực hiện các yêu cầu sau:

a] Viết lại câu văn tả bao quát cái trống

b] Viết tên các bộ phận của cái trống được miêu tả

c] Viết lại những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: .....................................

Viết thêm phần mở bài: .....................................

Viết thêm phần kết bài: .....................................

Trả lời.

a. Câu văn tả bao quát cái trống là: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chiễm chệ trên một  cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ”.

b.  Tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c. Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống là:

  • Tả hình dáng: như ở bảng trên
  • Tả âm thanh: “Tùng! Tùng! Tùng”, “cầm càng”, “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” “xả hơi”.

Viết thêm:

  • Mở bài: "Tùng, tùng, tùng" những âm thanh quen thuộc đó dường như đã đi sâu vào tâm trí của em. Đó là chiếc trống trường, một kỉ vật thân thương gắn liền với ngôi trường, với mỗi lứa tuổi học sinh. 
  • Kết bài: Mai sau, em sẽ trưởng thành, sẽ mãi rời xa mái trường thân yêu. Văng vẳng đâu đó tiếng trống trường giục giã, rộn ràng cho tuổi học trò lại ùa về cùng bao kỉ niệm thân thương.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật - Tuần 17 trang 130, 131 Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 130, 131: Tập làm văn

Câu 1: Đọc các đoạn văn tả chiếc cặp sách [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 172 - 173] và trả lời câu hỏi :

a] Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ?

b] Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.

Trả lời:

a] Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ?

- Các đoạn văn trên thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.

b] Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.

- Đoạn 1 : tả bao quát chiếc cặp.

- Đoạn 2 : tả quai cặp và hai dây đeo.

- Đoạn 3 : tả bên trong của chiếc cặp.

Câu 2: Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp đó [Đọc 3 gợi ý trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 173].

Trả lời:

   Chiếc cặp của em làm bằng da mềm, màu xanh dương rất đẹp. Bề ngang của nó độ 35cm, chiều cao khoảng 25cm trông rất vừa với khổ người nhỏ con như em. Chiếc cặp nhìn nổi bật nhờ trên nền da màu xanh gắn một chú gấu đội chiếc mũ đỏ nom rất ngộ nghĩnh.

Hoặc :

   Cặp vừa có quai xách, vừa có dây đeo rất tiện. Em thường dùng dây đeo để khoác lên vai mỗi khi ba đưa đến trường. Cặp được làm bằng một thứ da mềm mại, ở hai đầu dây là hai cái móc sắt bằng kim loại sáng bóng, đặc biệt đường chỉ khâu xung quanh mép rất khéo léo và chắc chắn nên rất yên tâm và thoải mái mỗi khi đeo cặp đến trường.

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn tả đặc điểm bên trong chiếc cặp của em. [Gợi ý : Chiếc cặp có mấy ngăn ? Vách ngăn được làm bằng gì ? Trông như thế nào ? Em đựng gì ở mỗi ngăn ?]

Trả lời:

   Chiếc cặp của em có hai ngăn, một ngăn bên trong, một ngăn phụ ở bên ngoài và hai ngăn nhỏ xíu như hai chiếc túi ở bên hông cặp. Trong hai ngăn chính một bên đựng sách giáo khoa, một bên em đựng vở và hộp bút. Vách ngăn giữa hai ngăn được làm bằng một lớp vải mềm mại trông như một lớp ren nhưng lại vô cùng chắc chắn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật - Tuần 17 trang 130, 131 Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 108, 109 Tập làm văn hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1.

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật

Câu 1 [trang 108 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1]: Đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 150 - 151] và trả lời câu hỏi :

Quảng cáo

a] Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

b] Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

c] Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

d] Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tảLời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
................. .......................

Trả lời:

Quảng cáo

a] Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.

- Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b] Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.

- Những đặc điểm nổi bật:

     + Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

     + Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

Quảng cáo

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :

     + Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

     + Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

     + Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .

     + Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

     + Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

c] Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

- Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.

- Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d] Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tảLời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", [chú hãnh diện với chiếc xe của mình]. Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.

Câu 2 [trang 109 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1]: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

- Mở bài:

- Thân bài:

- Kết bài:

Trả lời:

- Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay : là một chiếc áo sơ mi màu xanh hòa bình, đồng phục của trường em.

- Thân bài:

- Tả bao quát chiếc áo

     + màu sắc : màu xanh hòa bình.

     + Kiểu dáng : tay ngắn, vừa vặn, rất thoải mái.

     + Chất vải : cô-tông, không có ni lông nên mùa đông ấm, mùa hè mát.

- Tả một số bộ phận nổi bật

     + Cổ áo mềm, được viền bằng những nếp gấp xinh.

     + Tay áo hơi phồng lên, cũng được viền thật khéo.

     + Một bên tay áo may logo của trường rất nổi bật.

     + Phía trước ngực thêu tên của em cùng tên lớp.

     + Hàng nút màu xanh nho nhỏ, được đơm rất chắc chắn.

- Kết bài:

- Em nói lên tình cảm của em với chiếc áo

     + Gắn bó thân thiết.

     + Em rất yêu quý, chiếc áo.

Tham khảo giải bài tập sgk Tiếng Việt lớp 4:

  • Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 | Giải VBT Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-15.jsp

Video liên quan

Chủ Đề