Vở bài tập tiếng việt 4 trang 79 năm 2024

Tập làm văn - Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 79 Vở bài tập [SBT] Tiếng Việt 4 tập 1

Tập làm văn - Mở bài trong bài văn kể chuyện. 1. Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào.

TẬP LÀM VĂN - MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

1. Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào.

  1. Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.
  1. Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.
  1. Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau :
  1. Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

2. Câu chuyện Hai bàn tay [Tiếng Việt 4, tập một, trang 114] mở bài theo cách nào ?

3. Viết phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp :

  1. Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện
  1. Mở bài gián tiếp bằng lời kể của bác Lê :

TRẢ LỜI:

1. Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?

  1. Mở bài trực tiếp [kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện].
  1. Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
  1. Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
  1. Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

2. Câu chuyện Hai bàn tay [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 114] mở bài theo cách nào ?

Câu chuyện được mở bài theo cách trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

3. Viết phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp :

  1. Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện :

Con người khi muốn bắt đầu làm một việc gì nhất thiết phải có lòng tin. Câu chuyện về Bác Hồ vĩ đại của chúng ta sau đây là một ví dụ về lòng quyết tâm và lòng tin vô bờ bến.

  1. Mở bài gián tiếp bằng lời kể của bác Lê :

Từ hai bàn tay, chúng ta có thể làm nên được tất cả. Tôi còn nhớ như in những tháng ngày còn ở cùng Hồ Chủ tịch tại Sài Gòn, và mỗi lần nhớ lại tôi lại thấm thía câu nói trên, bởi tôi và Hồ Chủ tịch đã có một cuộc nói chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện đó thể này :

Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm trang 79 Vở bài tập [VBT] Tiếng Việt lớp 4 tập 2

3. Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ mà em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2

1. Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch, điền vào bảng sau :

  1. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

M : va li, cần câu,

  1. Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

M : tàu thuỷ, bến tàu,.

  1. Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch.

M : khách sạn, hướng dẫn viên,

  1. Địa điểm tham quan, du lich.

M : phố cổ, bãi biển,

2. Tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm, điền vào bảng sau :

  1. Đồ dùng cần cho cuôc thám hiểm.

M : la bàn, lều trại,

  1. Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua.

M : bão, thú dữ,

  1. Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.

M : kiên trì, dũng cảm,

3. Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ mà em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.

TRẢ LỜI:

1. Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và điển vào bảng sau.

  1. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

M : va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, đồ ăn, nước uống, máy nghe nhạc, đèn pin, dụng cụ thể thao [bóng, lưới]...

  1. Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

M : tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, bến xe, xe đạp, xe xích lô, sân bay, vé xe, vé tàu, đường sắt...

  1. Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch

M : khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch

  1. Địa điểm tham quan du lịch.

M : phố cổ, bãi biển, công viên, thác nước, núi, sông, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm

2. Tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm và điền vào bảng sau :

  1. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm.
  1. Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua.
  1. Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.

M : la bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, bật lửa, vũ khí, thiết bị an toàn

M : bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mùa gió, tuyết, sóng thần, cái đói, cái khát, sự cô đơn

M : kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò. ham hiểu biết, hiếu kì, không ngại khổ, không ngại khó

3. Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ mà em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2

Ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến Thành phố Hổ Chí Minh của chủng ta. Họ đi thành từng đoàn hay từng nhóm nhỏ, cũng có khi chỉ đi lẻ một mình. Bảo tàng, nhà lưu niệm, đền, chùa là những nơi du khách ghé thăm nhiều nhất Trên đường phố, đôi khi còn bắt gặp từng đoàn khách du lịch ngồi thong thả trên những chiếc xe xích lô, chầm chậm tham quan thành phố. Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu Việt Nam, hiện nay ngày càng nhiều công ti du lịch mở hàng loạt tua du lịch hấp dẫn du khách.

Chủ Đề