Virus hiv sống bao lâu trong không khí

Đây là lầm tưởng về HIV/AIDS phổ biến nhất trong xã hội. HIV là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm, HIV tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4, loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Điều trị HIV có thể giúp người nhiễm sống khỏe mạnh trong nhiều thập kỉ, tránh bệnh diễn tiến sang gia đoạn cuối, AIDS.

Vậy nhiễm HIV sống được bao lâu? Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh khiến số lượng bạch cầu T-CD4 trong máu giảm xuống ít hơn 200 tế bào/mm3 máu. Lúc này, HIV đã diễn tiến thành AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống đỡ các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ chết vì các bệnh cơ hội này.

2. Tôi không sử dụng ma túy hay quan hệ tình dục bừa bãi. Tôi không thể nào nhiễm HIV/AIDS

Đừng để lầm tưởng về HIV/AIDS này phá hoại cuộc đời bạn và người thân. Người sử dụng chung bơm, kim tiêm khi tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao mắc HIV/AIDS.

Tuy nhiên, HIV có thể lây truyền qua 3 đường chính là quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, từ mẹ sang con và đường máu.

Việc hiểu rõ về cách thức HIV/AIDS lây nhiễm giúp chúng ta có thái độ đúng với người nhiễm HIV, tránh việc kỳ thị. Hơn ai hết, người nhiễm HIV rất cần sự cảm thông từ cộng đồng để họ giữ được tinh thần lạc quan, kiên trì theo đuổi điều trị, sống khỏe và sống có ích.

Theo Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, năm 2015 đã có 10.195 ca nhiễm mới HIV, 6.130 bệnh nhân HIV chuyển sang AIDS, 2.130 bệnh nhân AIDS tử vong. Tính đến cuối năm 2015, cả nước hiện có tổng cộng 227.154 người nhiễm HIV và khoảng 254.000 người nhiễm HIV chưa được phát hiện. Những con số này cho thấy, dù nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong kiểm soát và ngăn ngừa căn bệnh này, việc đẩy lùi HIV/AIDS luôn cần sự quan tâm và nhận thức đầy đủ từ cồng đồng.

3. Nếu tôi và bạn tình đều nhiễm HIV, cứ thoải mái quan hệ

Việc cả hai đều nhiễm HIV/AIDS không có nghĩa là bạn vô tư không phòng ngừa khi quan hệ tình dục. Luôn sử dụng bao cao su trong mọi kiểu quan hệ tình dục có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD]. Những bệnh này cộng hưởng với HIV/AIDS khiến bệnh nặng hơn và virus HIV cũng khó kiểm soát hơn. Quan hệ tình dục an toàn cũng rất quan trọng để tránh lây nhiễm chéo các chủng HIV kháng thuốc cho nhau, gây nhiều khó khăn rắc rối cho việc điều trị HIV/AIDS.

Bạn hoàn toàn có thể lây nhiễm HIV của mình cho bạn tình ngay cả khi bản thân khỏe mạnh. Đừng để lầm tưởng về HIV/AIDS này đánh mất đi nỗ lực điều trị HIV của bạn và đối tác của mình.

4. Bố hoặc mẹ dương tính với HIV/AIDS, con sinh ra chắc chắn nhiễm HIV

Để con an toàn, không bị lây nhiễm HIV/AIDS, điều đầu tiên là cha và mẹ cần giữ tải lượng virus HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện trong ít nhất 6 tháng – 1 năm trước khi thụ thai. Trường hợp người cha nhiễm HIV, rửa sạch tinh trùng và thụ tinh trong ống nghiệm là những kỹ thuật cao có thể được cân nhắc để giảm đến mức thấp nhất khả năng lây nhiễm HIV cho đứa con [và cho người mẹ nếu không nhiễm HIV].

Mẹ nhiễm HIV cần giữ tải lượng virus dưới mức phát hiện trong suốt quá trình mang thai, sinh con và cho con bú. Con sẽ được điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV từ 4 – 6 tuần hoặc lâu hơn ngay sau khi sinh. Em bé có thể uống sữa công thức hoàn toàn thay vì sữa mẹ để ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua sữa mẹ. Những biện pháp này có thể giảm khả năng con nhiễm HIV xuống 0.4% và thấp hơn.

Virus HIV sống được trên kim tiêm, lưỡi dao cạo trong điều kiện thường bao lâu?

Các Website khác - 25/03/2004

Hỏi:

Xin cho biết virus HIV sống được trên kim tiêm, lưỡi dao cạo, dụng cụ ngoáy tai trong điều kiện thường bao lâu, khả năng lây nhiễm thế nào? Kể từ lúc nghi bị lây nhiễm HIV, sau bao lâu xét nghiệm máu cho kết quả chính xác? Việc xét nghiệm có phức tạp không, trong bao lâu, chi phí thế nào?

HIV lây truyền qua 3 con đường: máu, tình dục và từ mẹ sang con. Riêng về đường máu, có các nhận xét sau: - Để lây nhiễm, máu nhiễm virus phải được đưa thẳng vào dòng máu của người lành. Qua một số nghiên cứu của nước ngoài, sự tiếp xúc trực tiếp với máu của một người nhiễm HIV qua da lành không cho nguy cơ nhiễm bệnh. HIV có thể xâm nhập qua lớp biểu bì của da [có 3 lớp biểu bì, trung bì và hạ bì] khi bị tổn thương do giẫm phải kim tiêm chích hoặc bị xây xát da do dụng cụ có máu nhiễm HIV. - Khả năng lây nhiễm có thể xảy ra khi máu bị nhiễm HIV bắn vào mắt, niêm mạc mũi miệng hoặc trên da không lành lặn. - Sự lây nhiễm HIV còn phụ thuộc vào số lượng virus có mặt trong các dịch thể của người bệnh, cũng như mức độ tiếp xúc với loại dịch thể đó. - Để tồn tại, virus bắt buộc phải ký sinh trên một số tế bào sống. Khi ra ngoại cảnh, dưới tác động của môi trường và thiếu sự nuôi dưỡng, các tế bào sẽ bị huỷ hoại rất nhanh, và virus cũng bị huỷ hoại theo. Vì vậy, ở các vết máu thật sự đã khô, virus sẽ không thể tồn tại lâu. Ở nhiệt độ của phòng thí nghiệm, máu bị nhiễm HIV có thể đã khô, nhưng HIV vẫn có khả năng duy trì sự sống trong nhiều phút, thậm chí 2-3 ngày. Khác với virus viêm gan B và vi khuẩn lao, HIV có sức đề kháng yếu. Nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể, nhưng khi ra môi trường ngoại cảnh rất dễ bị tiêu diệt. Song không phải vì vậy mà khi giẫm phải một kim tiêm hoặc bị xây xát niêm mạc bởi các dụng cụ nghi bị nhiễm HIV, ta có thể bỏ qua, không làm xét nghiệm tầm soát. Ngay khi bị lây nhiễm, HIV đã có mặt trong máu, và có thể lây truyền bệnh dù kết quả xét nghiệm tầm soát HIV âm tính.  Sở dĩ như vậy là vì với điều kiện kỹ thuật hiện nay, xét nghiệm tầm soát dựa trên sự phát hiện kháng thể chống HIV do cơ thể sản xuất ra khi bị virus này tấn công. Nhưng trong 2 tháng đầu, những kháng thể này chưa được sản xuất đủ, nên xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính. Nhìn chung, thường sau từ 3-6 tháng, xét nghiệm mới cho kết quả chính xác.

Loại xét nghiệm tầm soát đầu tiên cần làm khi nghi ngờ lây nhiễm HIV là xét nghiệm Elisa. Xét nghiệm này thường cho kết quả vào ngày hôm sau, chi phí khoảng 50.000 đồng/lần. Trường hợp xét nghiệm này cho kết quả dương tính thì để khẳng định chẩn đoán, phải làm một số xét nghiệm có độ đặc hiệu hơn như Western Blot, phương pháp khuyếch đại gen PCR.

HIV là căn bệnh thế kỷ mà ai cũng sợ hãi, cho đến nay chưa có thuốc nào điều trị được căn bệnh này. Virus HIV sống được bao lâu là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc, nhất là những người nghi ngờ mình có tiếp xúc với những vật, chất có khả năng dính virus. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mời quý vị đọc bài viết sau đây cùng Phòng khám Galant

Virus HIV là gì? Cơ chế phát triển ra sao?

Trước khi tìm hiểu về virus HIV sống được bao lâu, chúng ta cùng tìm hiểu về virus HIV là gì đã nhé!

Human Immunodeficiency Virus, viết tắt là HIV, một loại virus có thể gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Virus HIV khi xâm nhập sẽ làm cho cơ thể mất sức đề kháng dần dần với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh khác. Từ đó chúng sẽ sản sinh, phát triển gây nên các loại nhiễm trùng cơ hội. Các loại bệnh lý nguy hiểm, bệnh ung thư cũng phát triển làm bệnh nhân không chống đỡ được.

Cơ chế xâm nhập và gây bệnh của HIV:

  • Đầu tiên, khi HIV xâm nhập vào cơ thể nó sẽ chiếm tế bào bạch cầu CD4 là chủ yếu. Một số tế bào khác virus HIV cũng có thể xâm nhập như: Lympho bào B, tế bào xơ non, tế bào hình sao, đại thực bào, tế bào nguồn,... 
  • Khi xâm nhập được rồi, chúng sẽ xâm chiếm hết và sử dụng cơ chế nhân bản của tế bào đó để tạo ra hàng ngàn bản sao virus. 
  • Chúng sẽ phá huỷ tế bào và xâm nhập tiếp vào hệ tuần hoàn, gắn vào những tế bào CD4 khác và lặp lại cơ chế nhân lên, xâm nhập, phá huỷ tế bào. CD4 là tế bào có chức năng ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể. Nếu tế bào này suy giảm dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm. Từ đó khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn bình thường.

Virus HIV sống được bao lâu trong các điều kiện môi trường khác nhau

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về virus HIV. Trong đó có nghiên cứu khả năng sống của loại virus này trong môi trường phòng thí nghiệm. Mỗi một điều kiện môi trường khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thời gian sống của virus. Cụ thể như sau:

Virus HIV dễ tiêu diệt ở nhiệt độ cao

Với mức nhiệt trên 60°C, virus HIV sẽ bị tiêu diệt dễ dàng. Nếu máu chứa HIV của người bệnh bị rớt trên mặt đường có ánh mặt trời chiếu vào trực tiếp chúng sẽ tồn tại được khoảng 30 phút. Còn ở nơi tối, ẩm ướt thì chúng có thể tồn tại từ 2 đến 7 ngày.

Không bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp

Trong môi trường nhiệt độ lạnh, virus trong máu khô vẫn tồn tại được ở mức nhiệt 4 độ C khoảng 1 tuần. Còn máu chứa HIV dùng để thí nghiệm sẽ được lưu trữ ở mức âm 70 độ C.

Virus HIV sống được bao lâu trong môi trường nước?

Virus HIV không sống được lâu trong nước, nếu chẳng may có máu, dịch của người nhiễm rơi vào ao hồ khoảng vài giọt...Lượng virus này cũng không đủ sức để lây nhiễm. Như vậy bạn có thể yên tâm hơn về virus HIV sống trong trường hợp bơi lội, tiếp xúc với nước có HIV được bao lâu.

Môi trường sát khuẩn, nước sôi

Với những môi trường này virus sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Cụ thể hơn: Ngâm đồ vật, dịch có chứa virus trong Cloramin 1%, cồn 70 độ, nước Javel 1% virus sẽ bị tiêu diệt sau 30 phút.

Trong kim tiêm

Theo các thí nghiệm thì virus HIV có thể sống lâu trên 4 tuần khi máu được hút vào kim tiêm và lấy ra. Thời gian này có thể thay đổi tuỳ vào mức nhiệt độ cao hay thấp.

Virus khó tồn tại hơn trong môi trường kiềm - axit

Nếu cho virus HIV sống trong môi trường có độ pH

Chủ Đề