Sứ mệnh có nghĩa là gì

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Một bản tuyên bố sứ mệnh; tiếng Anh: Mission Statement

Sứ mệnh của công ty là một khái niệm dùng để xác định các mục đích của công ty, những lý do công ty đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển của nó. Sứ mệnh của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội.

Thực chất bản tuyên bố về sứ mệnh của công ty tập trung chỉ làm sáng tỏ một vấn đề hết sức quan trọng: "công việc kinh doanh của công ty nhằm mục đích gì?". Phạm vi của bản tuyên bố về sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm, thị trường khách hàng công nghệ và những triết lý khác mà công ty theo đuổi. Như vậy có thể nói chính bản tuyên bố về sứ mệnh cho thấy ý nghĩa tồn tại của một tổ chức, những cái mà họ muốn trở thành, những khách hàng mà họ muốn phục vụ, những phương thức mà họ hoạt động...

  • Khách hàng: ai là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của công ty?
  • Sản phẩm hay dịch vụ cốt lõi: dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì?
  • Thị trường: công ty cạnh tranh tại thị trường nào?
  • Công nghệ: công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không?
  • Sự quan tâm đối với vấn đề quan trọng khác: như sự sống còn, phát triển; khả năng sinh lời: công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh doanh nào khác hay không?
  • Triết lý: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của công ty?
  • Tự đánh giá về mình: những năng lực đặc biệt hoặc ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty là gì?
  • Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: hình ảnh cộng đồng có là mối quan tâm chủ yếu đối với công ty hay không?
  • Mối quan tâm đối với nhân viên: thái độ của công ty với nhân viên như thế nào?

  • Haschak, Paul G. [1998]. Corporate statements: the official missions, goals, principles and philosophies of over 900 companies. Jefferson, N.C: McFarland. ISBN 0-7864-0342-X.
  • Hughes K. et al [2005]. IT Fundamentals. Tertiary Press. Croydon, Victoria. ISBN 0-86458-488-1.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sứ_mệnh_[kinh_doanh]&oldid=64391970”

Điều gì khiến cho thương hiệu của bạn gây được ấn tượng đối với khách hàng? Điều gì nói lên giá trị cốt lõi cũng như sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường cạnh tranh. Đó chính là tuyên bố sứ mệnh. Vậy sứ mệnh là gì và tại sao chúng lại quan trọng. Hãy cùng Unica tìm câu trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé. 

Sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh là một mô tả ngắn gọn về lý do tồn tại một công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Ở một mặt khác, nó thông báo cho người nghe và người xem mục đích tối cao cả nhất của một công ty, một tổ chức hay một doanh nghiệp. Sứ mệnh đồng thời còn giới thiệu những sản phẩm, mặt hàng mà công ty sẽ sản xuất và hướng đến những đối tượng nào và những thị trường nào.

Các tuyên bố sứ mệnh tốt nhất là rõ ràng, ngắn gọn và đáng nhớ. Đây là vài ví dụ về tuyên bố sứ mệnh của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. 

- TED: Truyền bá ý tưởng.

- Google: Sứ mệnh của Google là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu.

- Walmart: Chúng tôi tiết kiệm tiền cho mọi người để họ có thể sống tốt hơn.

>>> Xem ngay: Acquisition là gì? Quy trình mua lại doanh nghiệp đạt hiệu quả

Bộ 3 yếu tố tạo nên thương hiệu doanh nghiệp

Vai trò của tầm nhìn sứ mệnh

- Thông qua tầm nhìn sứ mệnh mà những ngời quản lý nhân sự hay trưởng phòng có được cái nhìn tổng quát, đồng thời tìm ra những phương pháp đào tạo nhân sự hiệu quả hướng đến mục tiêu chung

- Tầm nhìn sứ mệnh đóng vai trò trong việc cố định mục tiêu và nhắm đến kết quả hướng tới trong tương lai. Bởi những điều này đã được xác định rõ nên những nhân viên có thể làm việc hướng tới đúng mục tiêu và kết quả hơn.

- Những chiến lược và dự án đưa ra sẽ được phâm bổ, sắp xếp nguồn lực đồng thời có những tiêu chí rõ ràng cũng như thành tựu sẽ đạt được trong tương lai.

- Giúp cho những kế hoạch, dự án đi đúng hướng và đến mục đích một cách thuận lợi.

Tầm nhìn sứ mệnh còn là một tiêu điểm nhằm có thể liên kết, kết nối những người trong một doanh nghiệp lại với nhau, để có thể kết hợp cùng nhau một cách hiệu quả, năng suất để đạt đến được đích đến cuối nhanh nhất.

Ví dụ về tuyên bố tầm nhìn nổi tiếng như sau:

- Hiệp hội Alzheimer : Một thế giới không có bệnh Alzheimer.

- LinkedIn : Tạo cơ hội kinh tế cho mọi thành viên của lực lượng lao động toàn cầu

- Facebook : Kết nối với bạn bè và thế giới xung quanh bạn trên Facebook.

- Bộ Y tế Úc : Sức khỏe và hạnh phúc tốt hơn cho tất cả người dân Úc, hiện tại và cho các thế hệ tương lai.

Ý nghĩa của việc tuyên bố sứ mệnh

Hiểu được sứ mệnh là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu một mục đích và ý nghĩa tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp.

1. Tuyên bố sứ mệnh là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tiến lên

Tuyên bố sứ mệnh là một công cụ định hướng cực kỳ quan trọng khi bạn đang nghĩ về tương lai của công ty mình.

Bằng cách xác định mục đích công việc của mình, bạn có thể hiểu rõ hơn về các mục tiêu mà công ty bạn nên cam kết hoàn thành. Khi các mục tiêu đó được đặt ra, bạn và nhóm của bạn có thể phát triển một chiến lược hợp lý để đạt được chúng. Bằng cách có được nền tảng vững chắc này, bạn có thể xây dựng tổ chức của mình ngay từ đầu và đảm bảo sự ổn định của tổ chức qua những thử thách phía trước.

Tuyên bố sứ mệnh là nền tảng của bất kỳ tổ chức nào. Bạn, nhóm của bạn và các đối tác của bạn sẽ coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động. Đồng thời, khách hàng tiềm năng có thể đánh giá thương hiệu của bạn dựa trên tuyên bố sứ mệnh để quyết định xem nó có phù hợp với giá trị của chính họ hay không.

2. Tuyên bố sứ mệnh khơi gợi những ý tưởng mới

Trong khi bạn đang thảo luận và xem xét tuyên bố sứ mệnh của mình, nó có thể mở ra cho bạn những ý tưởng mới. Trên thực tế, đây là giá trị thực sự của việc mọi người cùng tham gia đóng góp vào quá trình phát triển tuyên bố sứ mệnh nằm ở đâu.

Mặc dù điều quan trọng là phải có một nền tảng vững chắc, nhưng tuyên bố sứ mệnh cũng có thể thay đổi quan điểm của bạn về công việc của bạn. Nó có thể khiến bạn nhìn công ty của mình với ánh mắt mới mẻ.

Nói như vậy, tuyên bố sứ mệnh luôn có thể thay đổi theo thời gian, cho phép bạn điều chỉnh tuyên bố của mình theo những hướng mới phù hợp hơn với nhóm của bạn và mục tiêu kinh doanh của riêng bạn. Nếu bạn muốn, nó là một phần của quá trình hình thành và nó tập hợp nhiều ý kiến ​​và niềm tin mà mọi thành viên trong công ty của bạn có thể cung cấp.

>>> Xem ngay: Omni Channel là gì? Cách bán hàng đa kênh đạt hiệu quả nhất

Tuyên bố sứ mệnh có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

3. Tuyên bố sứ mệnh định hình văn hóa công ty

Các tuyên bố về sứ mệnh không chỉ quyết định cách một tổ chức nói chung nên hành động như thế nào mà còn cả cách suy nghĩ của từng nhân viên về công việc của họ. Văn hóa công ty là một khía cạnh quan trọng của đối với nhân viên cũng như doanh nghiệp. Loại bỏ một số yếu tố không chắc chắn trong công việc của họ bằng cách giải thích rõ ràng mục đích của công ty và các giá trị tổ chức của bạn. Nhân viên sẽ biết trước khi họ bắt đầu làm việc tại tổ chức của bạn chính xác những gì họ mong đợi. Sau đó, họ có thể tùy chỉnh công việc của mình để phù hợp với sứ mệnh của bạn và đạt được kết quả hiệu quả giữa các phòng ban khác nhau.

Tuyên bố sứ mệnh của bạn cũng sẽ thu hút những người tìm việc có giá trị phù hợp với giá trị của doanh nghiệp bạn. Vì đây là một công cụ tuyển dụng khác mà bạn có sẵn, hãy tận dụng nó bằng cách kết hợp nó vào bản mô tả công việc và trong toàn bộ quá trình tuyển dụng. 

Việc giới thiệu những người mới tuyển dụng với tuyên bố sứ mệnh của bạn cũng như các giá trị cốt lõi của công ty sẽ giúp bạn duy trì tỷ lệ giữ chân những nhân viên xuất sắc trong tương lai.

4. Tuyên bố sứ mệnh thiết lập tính nhất quán

Khi bạn phát triển công ty của mình, bạn sẽ bắt đầu thành lập nhiều phòng ban khác nhau và thuê nhân viên mới. Mỗi bước phát triển công ty của bạn đều có nguy cơ đánh mất sự tập trung và nền văn hóa độc đáo của bạn. Tuyên bố sứ mệnh có thể ngăn chặn và khắc phục được sự chia rẽ và khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp. 

Mọi người đều có quyền biết về tuyên bố sứ mệnh của một doanh nghiệp. Mọi người đều có một cái gì đó để tham khảo khi đưa ra một quyết định quan trọng. Tuyên bố sứ mệnh có thể đảm bảo rằng mỗi bộ phận cá nhân trong tổ chức của bạn đang làm việc phối hợp với nhau. Để thiết lập tính nhất quán này, các tuyên bố sứ mệnh phải rõ ràng nhất có thể. Đảm bảo rằng không có chỗ cho sự diễn giải không chính xác. 

5. Tuyến bố sứ mệnh thúc đẩy hành động

Các tuyên bố sứ mệnh được định hướng xung quanh các hành động. Nó có thể là ý định của công ty bạn để tạo ra một sản phẩm nổi bật. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Nhiệm vụ của bạn là gì? Làm thế nào để sản phẩm của bạn làm cho cuộc sống của người tiêu dùng trở nên tốt đẹp hơn? 

Tuyên bố sứ mệnh là một cách để làm rõ điều này. Những tuyên bố sứ mệnh sôi nổi, tràn đầy năng lượng cho thấy sự quyết tâm của công ty bạn là mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Chính vì vậy nó tạo thành một khía cạnh quan trọng trong văn hóa giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Các bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp

1. Xác định thị trường kinh doanh

Để xác định được thị trường kinh doanh một cách khách quan, bạn nên đặt mình vào vị trí là khách hàng để tìm hiểu ra nguyên nhân cũng như cách lỗi kéo khách mua hàng của mình. Việc bạn đặt mình vào vị thế là khách hàng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát và dễ dàng hình dung được những nhu cầu cần thiết của khách hàng từ đó đưa ra những cách khắc phục cũng như xây dựng được mẫu sản phẩm lý tưởng cho khách hàng. 

2. Xác định những gì doanh nghiệp của bạn làm cho khách hàng 

Khi đã xác định được đói tượng khách hàng bạn cần biết đưa ra sứ mệnh của công ty mình sao cho hợp lý, ngoài ra bạn cũng cần phải biết lợi ích của công ty mình mang lại cho khách hàng thực sự là gì. Từ đó có thể đưa ra những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp hay công tu của mình đến cho khách hàng. 

Hãy giành thời gian đầu tư cho sức mệnh, điều này sẽ giúp cho công ty của bạn xây dựng được một hình ảnh đẹp và vô hình chung lôi kéo khách hàng để ý đến những  mặt hàng của bạn.

3. Xác định công ty của bạn đã  làm cho nhân viên của mình.

Để xây dựng được một công ty, doanh nghiệp phát triển bền vững bạn cần xây dựng các chế độ đãi ngộ, lương thưởng tốt. Sứ mệnh cũng được xây dựng để thể hiện cho mọi người thấy công ty mình có gì, lôi kéo được những nguồn nhân sự hay những cá nhân có thành tích tốt và khả năng cao để cùng phát triển chho công ty của bạn.

Những lợi ích mà bạn mang lại cho nhân viên bạn cần nói rõ ràng cụ thể ví dụ như: thời gian làm việc, môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng ý tưởng sáng tọa, trao quyền cho nhân viên được thử sức với các vị trí khác nhau... Những điều này giúp đóng vai trò cốt nói trong việc nói lên những điểm sáng của công ty mình. 

4. Bổ sung những gì doanh nghiệp làm cho chủ sở hữu của nó

Việc nâng cao giá trị cổ phần trong kinh doanh là điều rất cần thiết. Ngoài việc nâng cao giá trị bản thân công ty thì việc nâng cao giá trị cổ phần cũng giúp cho công ty có được những danh tiếng nhất định. Hãy cho những cổ đông thấy được những lợi ích mà bạn có thể đem lại cho họ nếu họ mua cổ phẩn của công ty bạn. Việc có được nhiều nguồn lợ đầu tư là rất cần thiết cho việc phát triển về lâu về dài cho công ty.

Đa số những doanh nghiệp đều không để ý đến điều này mà sứ mệnh của họ tập trung nhiều vào mục tiêu là khách hàng và thị trường hơn. Nhưng hãy cứ xây dựng một sứ mệnh bao gồm điều này, để có thể thu hút được nhiều hơn những sự chú ý từ nhiều đối tượng mà không chỉ đơn giản là khách hàng.

5. Thảo luận, xem xét và sửa đổi.

Sau khi hoàn thành những bước trên bạn cso thể đưa ra được sứ mệnh của doanh nghiệp mình. Hãy xem lại và cố gắng viết hay và ngắn gọn bởi sứ mệnh mang biểu tượng cho công ty của bạn, nên hãy xây dựng và chỉnh sửa nó kỹ càng nhất có thể.

Hãy đảm bảo rằng nội dung được nhắc đến trong sứ mệnh là đúng sự thật được thực hiện xuyên suốt trong quá trình tới, khó ai có thể chấp nhận rằng sứ mệnh mà công ty doanh nghiệp của bạn đưa ra là sai sự thật chỉ là thổi phồng. Vậy nên hãy xác thực và sửa chữa sao cho đúng và gần với sự thật nhất.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu sứ mệnh là gì, tầm nhìn là gì và ý nghĩa của việc tuyên bố sứ mệnh đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo khóa học “Xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp” của giảng viên Nguyễn Bá Dương có trên Unica.vn để có thể nắm được những phương pháp xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả nhất. 

Tham khảo khóa học “Xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp”

Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được thế nào là thương hiệu và ý nghĩa của thương hiệu đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bằng những kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy. giảng viên sẽ giúp bạn biết được các nguyên tắc và cách xây dựng một thương hiệu riêng biệt và độc đáo.

Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé!

XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Xem ngay: Xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp

Ngoài ra, Unica.vn còn có rất nhiều khóa học khác về các lĩnh vực như, khóa học marketing, học kinh doanh onlinehọc kỹ năng giao tiếp... với sự hướng dẫn từ các chuyên gia hàng đầu các lĩnh vực đang được nhiều người săn đón nhất.


Tags: Kinh doanh

Video liên quan

Chủ Đề