Virus ăn thịt người ở việt nam dấu hiệu

  • Sốt, đi kèm với tình trạng run rẩy và đổ mồ hôi
  • Đau đầu
  • Viêm họng
  • Vấn đề về hô hấp, bao gồm khó thở
  • Đau bụng trên
  • Tiêu chảy
  • Đau khớp và đau cơ
  • Mất phương hướng
  • Vết loét có mủ trên da hoặc bên trong gan, lá lách, cơ hoặc tuyến tiền liệt

Vi khuẩn “ăn thịt người” có thể lây lan từ da qua máu để trở thành một dạng nhiễm trùng mạn tính, ảnh hưởng đến tim, não, gan, thận, khớp và mắt. Các triệu chứng bao gồm sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu và co giật.

Chẩn đoán nhiễm trùng vi khuẩn “ăn thịt người” như thế nào?

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan nội tạng và gây ra nhiều triệu chứng tương tự như nhiều bệnh khác. Đó là lý do tại sao đôi khi bác sĩ không tìm ra được chính xác nguyên nhân hoặc thậm chí chẩn đoán sai dẫn đến việc điều trị không đúng hoặc chậm trễ khiến bệnh nhân có nguy tử vong.

Việc nuôi cấy vi khuẩn B. pseudomallei được coi là xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bao gồm máu, đờm, mủ, nước tiểu, dịch bao hoạt dịch [tìm thấy giữa các khớp], dịch màng bụng [tìm thấy trong khoang bụng] hoặc dịch màng tim [tìm thấy quanh tim] để xét nghiệm.

Mẫu sẽ được đặt trên môi trường phù hợp, chẳng hạn như agar, để xem vi khuẩn có phát triển không. Nếu có, bác sĩ cũng sẽ xác nhận bạn đã mắc bệnh.

Điều trị nhiễm khuẩn do bệnh Whitmore

Trường hợp được chẩn đoán nhiễm bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ lên phác đồ điều trị với các loại thuốc thích hợp.

Việc điều trị thường bắt đầu bằng liệu pháp kháng sinh tiêm tĩnh mạch [trong tĩnh mạch] trong tối thiểu 2 tuần [lên đến 8 tuần tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng], sau đó là 3–6 tháng điều trị bằng kháng sinh đường uống. Các bác sĩ có thể chỉ định một trong hai loại kháng sinh:

  • Ceftazidime [Fortaz, Tazicef], đây là loại thuốc được sử dụng 6 – 8 giờ/lần
  • Meropenem [Merrem], đây là loại thuốc được sử dụng mỗi 8 giờ.

Giai đoạn điều trị thứ hai kéo dài từ 3 – 6 tháng bằng một trong hai loại kháng sinh thông qua đường uống:

  • Sulfamethoxazole-trimethoprim [Bactrim, Septra, Sulfatrim], uống mỗi 12 giờ.
  • Doxycycline [Adoxa, Alodox, Avidoxy, Doryx, Monodox], uống mỗi 12 giờ.

Nguy cơ tái phát thường không xảy ra nếu người bệnh hoàn thành chu kỳ sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn “ăn thịt người” Whitmore

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin để ngăn ngừa loại vi khuẩn này nhưng bạn có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách giảm thiểu việc tiếp xúc với vi khuẩn.

  • Tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi
  • Rủa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với đất, nước bẩn
  • Khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất hoặc nước, nên mang ủng và găng tay cao su
  • Tránh tiếp xúc với đất và nước đọng nếu bạn có vết thương hở, mắc bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính
  • Nhân viên y tế nên đeo khẩu trang, găng tay và áo khoác khi tiến hành thăm khám cho các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh
  • Nếu uống các sản phẩm sữa, hãy chắc chắn rằng chúng được tiệt trùng.

Cần lưu ý là ngay cả với các phương pháp điều trị bằng kháng sinh mới nhất, một số lượng đáng kể bệnh nhân vẫn tử vong vì vi khuẩn “ăn thịt người” mỗi năm, đặc biệt là do nhiễm trùng huyết và các biến chứng của kèm theo. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng cao hơn ở những khu vực có điều kiện chăm sóc y tế thấp. Nếu du lịch đến các khu vực có nguy cơ, bạn hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người đang có dấu hiệu quay trở lại ở Việt Nam. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh vi khuẩn ăn thịt người bạn cần biết:

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người hay còn gọi là bệnh Whitmore. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Vi khuẩn ăn thịt người sống trong đất. Đường lây nhiễm chính là các vết trầy xước trên da tiếp xúc đất hoặc nước có vi khuẩn, hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn.

Hầu hết, biểu hiện của bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore rất đa dạng, không rõ ràng, tổn thương đa cơ quan. Bệnh vi khuẩn ăn thịt người được chia làm 3 thể chủ yếu: thể tối cấp, cấp tính hoặc mạn tính. Mỗi thể bệnh vi khuẩn ăn thịt người có các triệu chứng lâm sàng khác nhau và dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như: bệnh lao, viêm phổi thông thường.

Những biểu hiện của bệnh vi khuẩn ăn thịt người thường có dấu hiệu đặc trưng: sốt cao, đau dạ dày, đau ngực, viêm mang tai [rất giống với quai bị], đau cơ khớp, đau đầu và co giật. Tùy theo từng vị trí mà biểu hiện của bệnh vi khuẩn ăn thịt người cũng khác nhau. Thời gian ủ bệnh từ một đến 21 ngày, trung bình 9 ngày.

Các biểu hiện của bệnh vi khuẩn ăn thịt người xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn. Đặc biệt, đối với thể tối cấp, bệnh nhân có thể tử vong nhanh [chỉ sau khoảng 48 giờ], điều may mắn là thể bệnh này rất ít xuất hiện.

Dù chẩn đoán đúng, bệnh nhân nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh vi khuẩn ăn thịt người dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong.

Ngoài ra, không ít bệnh nhân bỏ cuộc do việc điều trị lâu dài, tốn kém.

Việc chẩn đoán xác định khuẩn gây bệnh Whitmore được thực hiện bằng nuôi cấy máu và các dịch ổ áp xe. Những người có bệnh nền [đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...] có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Phòng ngừa bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Các chuyên gia khẳng định bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore không lây truyền từ người sang người. Hiện chưa có vắc xin, do đó các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…

Người dân nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động [giày, ủng, găng tay…] đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn là biện pháp phòng bệnh hữu ích.

Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng. Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Chuyên gia cũng khuyến cáo khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, người dân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Gia Huy

“Vi khuẩn ăn thịt người” là cái tên chỉ một loại vi khuẩn có tên khoa học là  Burkholderia pseudomallei, chúng gây bệnh Whitmore ở cả người và động vật. Loại vi khuẩn này sống rất lâu, có thể tồn tại trong môi trường đất nhiều năm liền.

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” [hay còn gọi là melioidosis] là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Sở dĩ nó có tên là Whitmore là do căn bệnh được bác sĩ Alfred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, nên lấy tên ông. 

Bệnh Whitmore gây áp xe, hoại tử nhiều cơ quan đặc biệt là da. Đây là bệnh ít gặp, không bùng phát thành dịch, tuy nhiên bệnh thường tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao khoảng 40-60%. Bệnh nhân thậm chí có thể mất trong vòng một tuần nhiễm khuẩn cấp.

Bệnh Whitmore gặp ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh cho đến người có hệ miễn dịch yếu. Người có nguy cơ nhiễm Whitmore nhiều nhất là những người nông dân, người làm vườn, người có tiền sử đái tháo đường, người có bệnh mãn tính về phổi và thận. Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” rất nguy hiểm, việc trang bị những kiến thức liên quan là rất cần thiết. Để biết cách phòng ngừa hiệu quả trước hết bạn cần nắm được những nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Whitmore là do:

  • Người bệnh hít phải bụi bẩn, giọt nước bị nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei trong không khí. Do sống gần nơi có nhiều khói bụi, môi trường làm việc bị ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm.

  • Do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh.

  • Đặc biệt là do vết thương hở, các vết trầy xước tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn có nhiễm vi khuẩn này.

Triệu chứng của bệnh Whitmore không rõ ràng, nó có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể nhiễm trùng ở những bộ phận như là:

  • Nhiễm trùng máu: người bệnh có biểu hiện đau đầu, sốt cao, rét run, khó thở, đau cơ, đau khớp, có loét mủ trên da, đặc biệt là có cảm giác mất phương hướng.

  • Nhiễm trùng phổi: triệu chứng là ho có đờm hoặc không có đờm, sốt cao, sụt cân, đau cơ.

  • Nhiễm trùng khu trú: đau sưng ở một vùng cơ thể nhất định như tuyến mang tai, vết loét da, sốt, áp xe  [bắt đầu từ những nốt cứng chắc màu xám/trắng, về sau trở nên mềm, viêm rồi trở thành vết thương như con gì cắn. Triệu chứng này nếu không quan sát kĩ sẽ rất dễ nhầm lẫn với chứng bầm, áp xe thông thường.

  • Nhiễm trùng lan rộng: người bệnh xuất hiện các vết loét ở nhiều bộ phận trên cơ thể như cằm, vai, bụng,..kèm theo các chứng đau đầu, đau dạ dày co giật và sụt cân.

Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” thường gặp vào mùa mưa, tập trung tháng 7 - 11 hằng năm. Cứ mỗi một trận mưa lụt xảy ra thì số ca mắc bệnh lại tăng lên rõ rệt. Theo số liệu đưa tin, sau 5 đợt lũ kéo dài tại tỉnh Quảng Trị [14/10], bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận điều trị cho 24 người bị nhiễm bệnh, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng ngừa loại bệnh do “Vi khuẩn ăn thịt người” gây ra. Để điều trị, người ta dùng kháng sinh với 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: sử dụng kháng sinh truyền vào tĩnh mạch, thời gian điều trị ở giai đoạn này  có thể kéo dài trong 8 tuần.

  • Giai đoạn 2: dùng kháng sinh đường uống,  thời gian điều trị từ 3 - 6 tháng.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đúng vậy, tuy không có thuốc điều trị nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh nhiễm bệnh này. Để phòng tránh mắc bệnh Whitmore, mỗi người cần chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh. Hãy nhớ rằng:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

  • Ăn chín, uống nước đã đun sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ sung chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng.

  • Hạn chế tiếp xúc với bùn đất khi có vết thương ngoài da, vết trầy xước, mụn nhọt,..

  • Nếu công việc thường xuyên phải tiếp xúc với bùn đất, môi trường nước, cần nên đeo găng tay, sử dụng ủng.

  • Hạn chế đi chân đất ra ngoài, cần rửa sạch tay chân khi đi từ bên ngoài về.

  • Thường xuyên xịt khuẩn và xử lý môi trường xung quanh nhà ở.

  • Nếu phát hiện những triệu chứng lạ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về bệnh Whitmore - bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” mà Cleanipedia chia sẻ, mong rằng sẽ hữu ích với bạn. Tết sắp đến rồi, đừng để những điều không hay xảy đến. Hãy cố gắng giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh nhà cửa để đảm bảo sức khỏe cả nhà nhé. Cleanipedia chúc bạn và gia đình dồi dào sức khỏe.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 22 tháng 1 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề