Hay chọn Cách lý giải đúng về sự phát triển

Câu hỏi: Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Sự biến đổi về lượng và chất

B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định biện chứng

D. Sự chuyển hóa của các sự vật

Đáp án B.

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức [cấp độ] cao hơn.[1][2]

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập [giải quyết mâu thuẫn] là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bàn:

  • Sự phát triển mang tính khách quan.
  • Sự phát triển mang tính phổ biến.
  • Sự phát triển có tính đa dạng, phong phú.
  • Sự phát triển có tính kế thừa.

Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là sự vận động đi lên cái mới, cái mới ra đời và thay thế cái cũ, nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau:

  • Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển và phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa chúng. Sự vận động, biến đổi ấy là cái vốn có của thế giới hiện thực. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng diễn ra đa dạng, phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, trong đó phát triển vẫn là xu hướng chính, có vai trò chi phối các xu hướng khác. Quá trình nhận thức của con người phải phát hiện ra xu hướng chính để thúc đẩy sự vật phát triển.
  • Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo chiều hướng đi lên, mà còn bao hàm cả những biến đổi thụt lùi. Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến.
  • Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.

  1. ^ Giáo trình Triết học Mac - Lê nin. “Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “Phát triển xã hội - Một số quan điểm và Kinh nghiệm từ Châu Âu”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.

  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • V.I.Lenin, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2005
  • Giáo dục công dân 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014
  • Mâu thuẫn
  • Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phát_triển&oldid=68965320”

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động phát triên của sự vật và hiện tượng có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 10.

Câu 1. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

Quảng cáo

A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Hiển thị đáp án

Câu 2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

A. Hai mặt đối lập

B. Ba mặt đối lập

C. Bốn mặt đối lập

D. Nhiều mặt đối lập.

Hiển thị đáp án

Quảng cáo

Câu 3. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn      B. Xung đột

C. Phát triển      D. Vận động.

Hiển thị đáp án

Câu 4. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. Khác nhau

B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau

D. Ngược chiều nhau

Hiển thị đáp án

Câu 5. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Hiển thị đáp án

Quảng cáo

Câu 6. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập

B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Hiển thị đáp án

Câu 7. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.

B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Hiển thị đáp án

Câu 8. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập

B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Hiển thị đáp án

Câu 9. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại

D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau

Hiển thị đáp án

Câu 10. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. Một tập hợp

B. Một thể thống nhất

C. Một chỉnh thể

D. Một cấu trúc

Hiển thị đáp án

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?

A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn

B. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập

Hiển thị đáp án

Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến

B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng

C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran

D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai

Hiển thị đáp án

Câu 13. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là

A. Sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.

B. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.

C. Sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực

D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Hiển thị đáp án

Câu 14. Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là

A. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.

B. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau

C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau.

D. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.

Hiển thị đáp án

Câu 15. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là, các mặt đối lập luôn luôn

A. Xung đột với nhau

B. Có xu hướng ngược chiều nhau

C. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau

D. Mâu thuẫn với nhau.

Hiển thị đáp án

Câu 16. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học

A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Hiển thị đáp án

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn

B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.

C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau

D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.

Hiển thị đáp án

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là đúng?

A. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối.

B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối.

C. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối.

D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối.

Hiển thị đáp án

Câu 19. Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Bảng đen và phấn trắng

B. Thước dài và thước ngắn

C. Mặt thiện và ác trong con người.

D. Cây cao và cây thấp.

Hiển thị đáp án

Câu 20. Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là

A. Quy luật tồn tại của sinh vật

B. Sự đồng nhất giữa các mặt đối lập

C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

D. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập

Hiển thị đáp án

Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Sự biến đổi về lượng và chất

B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. Sự phủ định biện chứng.

D. Sự chuyển hóa của các sự vật

Hiển thị đáp án

Câu 22. “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?

A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.

B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.

C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.

D. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.

Hiển thị đáp án

Câu 23. Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.

B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Hiển thị đáp án

Câu 24. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?

A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.

B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”

C. Tiến hành phê bình và tự phê bình.

D. Điều hòa mẫu thuẫn.

Hiển thị đáp án

Câu 25. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thong. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Hiển thị đáp án

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 có đáp án, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề