Viết về quá khứ và tương lai bằng tiếng Trung

Thì tương lai tiếng Trung được sử dụng như thế nào. Hãy tham khảo bài viết để nắm được những cấu trúc và mẫu câu thể hiện hành động trong tương lai bằng tiếng Trung nhé

Thì tương lai trong tiếng Trung

Chào các bạn hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thì tương lai trong tiếng Trung. Dưới đây Tiếng Trung Ánh Dương sẽ cung cấp một số mẫu câu biểu thị những hành động, việc sẽ hoặc có thể xảy ra trong tương lai. Chúng ta cùng nhau học nhé!

Cách nói về hành động trong quá khứ tiếng Trung

1. 快/快要/就要+V+了: Sắp, sẽ

Dùng để biểu thị những hành động sắp xảy ra.

VD: 

+ 快下雨了! /kuài xià yǔ le/

Sắp mưa rồi! 

+ 你稍等,我快到了! /nǐ shāo děng, wǒ kuài dào le/

Cậu đợi một chút, tớ sắp đến rồi!

+ 快要考试了,但是我还没有复习好呢! /kuài yào kǎo shì le, dàn shì wǒ hái méi yǒu fù xí hǎo ne/

Sắp thi rồi, nhưng tớ vẫn chưa ôn xong! 

+ 等着看吧, 你的好日子快结束了! /děng zhe kàn ba, nǐ de hǎo rìzi kuài jié shù le/

Đợi mà xem, ngày tháng tốt đẹp của mày sắp kết thúc rồi!

+ 假期就要开始了, 你有什么打算? /jià qī jiù yào kāi shǐ le, nǐ yǒu shén me dǎ suàn/

Kì nghỉ sắp bắt đầu rồi, cậu có dự định gì không? 

+ 过3个星期我们就要休假了. /guò 3 gè xīng qī wǒmen jiù yào xiū jià le/

Qua ba tuần nữa là chúng ta nghỉ lễ rồi. 

+ 他们很快就要走了. /tāmen hěn kuài jiù yào zǒu le/

Bọn họ sắp phải đi rồi.

+ 我们的钱快没有了! /wǒ men de qián kuài méi yǒu le/

Tiền của chúng ta sắp hết rồi!

+ 我快要离开这里了! /wǒ kuài yào lí kāi zhè lǐ le/

Tôi sắp phải rời xa nơi này rồi! 

+ 他快要满18岁了! /tā kuài yào mǎn 18 suì le/

Cấu ấy sắp tròn 18 tuổi rồi!

  + 你不用担心, 他快要来了! /nǐ bú yòng dān xīn, tā kuài yào lái le/

Cậu không cần lo lắng, anh ấy sắp đến rồi! 

+ 真危险,我的心快要跳出来了. /zhēn wēi xiǎn, wǒ de xīn kuài yào tiào chū lái le/

Thật nguy hiểm, tim tôi sắp nhảy ra ngoài rồi. 

Note:Nếu như trong câu có thời gian cụ thể, ví dụ như: 1 tháng, 10 phút,… thì chỉ được dùng 就要+V. 

VD:

+ 还有两天就要考试了! /hái yǒu liǎng tiān jiù yào kǎo shì le/

Còn hai ngày nữa là thi rồi! 

+还有十分钟就要下课了! /hái yǒu shí fēn zhōng jiù yào xià kè le/

Còn 10 phút nữa là tan học rồi! 

2. 要+V

Biểu thị hành động xảy ra trong tương lai, trong câu thường có các từ chỉ thời gian. VD:

+ 下个月我要去中国留学! /xià gè yuè wǒ yào qù zhōng guó liú xué/

Tháng sau tôi sẽ đi Trung Quốc du học.

+ 我下午要去银行取钱. /wǒ xià wǔ yào qù yín háng qǔ qián/

Buổi chiều tôi sẽ đi ngân hàng rút tiền. 

+ 下次我要尝尝你的手艺! /xià cì wǒ yào cháng cháng nǐ de shǒu yì/

Lần sau tôi muốn nếm thử tài nghệ nấu ăn của cậu!

3. 将会/将/会+V/Adj. Dạng phủ định 不会+V/Adj

Biểu thị hành động hoặc trạng thái xảy ra trong tương lai. 将 sử dụng nhiều trong văn viết hơn 会.

VD:

+ 明天会下雨. /míng tiān huì xià yǔ/

Ngày mai sẽ mưa. 

+ 别等了,他不回来了! /bié děng le, tā bú huí lái le/

Đừng đợi nữa, anh ta sẽ không đến đâu! 

+ 放心,我一定会照顾好孩子. /fàng xīn, wǒ yí dìng huì zhào gù hǎo háizi/

Yên tâm, anh nhất định sẽ chăm sóc tốt cho con.

+ 我会去中国留学三年. /wǒ huì qù zhōng guó liú xué sān nián/

Tôi sẽ đi Trung Quốc du học ba năm. 

+ 还有我在你身边, 我不会丢下你的. /hái yǒu wǒ zài nǐ shēn biān, wǒ bú huì diū xià nǐ de/

Còn có tôi ở bên em, tôi sẽ không bỏ rơi em đâu. 

+ 这个月底,公司将举行联欢会. /zhè gè yuè dǐ, gōng sī jiāng jǔ xíng lián huān huì/

Cuối tháng này, công ty sẽ tổ chức tiệc liên hoan. 

+ 我明年将去中国旅行. /wǒ míng nián jiāng qù zhōng guó lǚ xíng/

Năm sau tôi sẽ đi Trung Quốc du lịch.

+ 母亲将会舍身救自己的孩子. /mǔ qīn jiāng huì shè shēn jiù zì jǐ de háizi/

Người mẹ sẽ xả thân để cứu con mình. 

+ 他们将会商量这件事的. /tāmen jiāng huì shāngliang zhè jiàn shì de/

Bọn họ sẽ thương lượng việc này.

+ 玫瑰不久将会开花. /méi guī bù jiǔ jiāng huì kāi huā/

Hoa hồng không lâu nữa sẽ nở hoa. 

4. Biểu thị dự định trong tương lai: 准备/打算 +V : dự định, chuẩn bị làm gì

VD: + 他准备出国了! /tā zhǔn bèi chū guó le/

Anh ấy chuẩn bị ra nước ngoài rồi! 

+ 我们准备发货了! /wǒmen zhǔn bèi fā huò le/

Chúng tôi chuẩn bị giao hàng rồi!

+ 我准备星期五去把钱取出来. /wǒ zhǔn bèi xīng qī wǔ qù bǎ qián qǔ chū lái/

Tôi chuẩn bị thứ 6 đi rút tiền ra.

+ 他打算在这儿长久住下去. /tā dǎ suàn zài zhèr cháng jiǔ zhù xià qù/

Anh ấy định sẽ ở đây lâu dài. 

+ 我们打算攒够钱买所房子. /wǒmen dǎ suàn zǎn gòu qián mǎi suǒ fángzi/

Chúng tôi dự định tích đủ tiền sẽ mua nhà.

+ 今年我们打算到青岛度假. /jīn nián wǒmen dǎ suàn dào qīng dǎo dù jià/

Năm nay chúng tôi dự định đi nghỉ ở Thanh Đảo. 

1. Cứ 6 người thì có 1 người nói tiếng Trung Quốc.

Với hơn 1 tỷ người bản ngữ, có đến 15% dân số thế giới sử dụng tiếng Trung Quốc như tiếng mẹ đẻ, nhiều hơn cả các tiếng Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Đức cộng lại.

2. Tiếng Trung là ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.

Tiếng  Trung Quốc cùng với tiếng Anh, Ả Rập, Pháp, Nga, Tây Ban Nha là 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.

3. Không có bảng chữ cái.

Hê thống chữ viết của Trung Quốc nổi tiếng là khó đối với người nói tiếng Anh để có thể nắm vững và sử dụng thành thạo, bởi tiếng Trung không có bảng chữ cái phân đoạn [segmental alphabet - hệ thống chữ viết tương đối ít ký tự được kết hợp lại với nhau tạo thành một loạt các âm vị và hình vị]. Dù vậy, tiếng Trung lại có thể phiên âm thành các ký tự La Mã bằng cách sử dụng bính âm [pinyin], giảm bớt gánh nặng phần nào cho người học khi phải ghi nhớ hàng ngàn ký tự riêng biệt.

4. Chữ viết Trung Quốc là hệ thống chữ tượng hình duy nhất còn tồn tại ở thế giới hiện đại.

Các đại diện của hệ thống chữ tượng hình từ thời cổ đại có thể kể đến gồm có chữ tượng hình Ai Cập, chữ Hán, chữ Maya. Tuy nhiên ngày nay chỉ còn chữ Hán được phổ biến trong thế giới hiện đại.

5. Động từ không phải chia thì.

Động từ trong tiếng Trung không phải biến đổi theo thì [hiện tại, quá khứ, tiếp diễn, tương lai,...] như tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Thay vào đó là các trạng từ như “từng”, “đã từng”, “đang”, “sẽ”, “sắp”,... được thêm vào trước hoặc sau động từ nhằm biểu thị mối quan hệ thời gian. Điều này cho phép người học tập trung nhiều hơn vào các vấn đề phức tạp khác, cấp thiết hơn, chẳng hạn việc ghi nhớ 2.500 ký tự khác nhau.

6. Danh từ không có sự phân biệt giữa số nhiều và số ít, không có mạo từ.

Không giống như trong tiếng Anh, danh từ số nhiều được đánh dấu bằng việc thêm -s [hoặc -es] ở phía cuối, danh từ tiếng Trung vẫn giữ nguyên dạng bất kể dù chúng ở dạng số nhiều hay số ít. Ngoài ra, tiếng Trung cũng không có mạo từ.

7. Các thanh điệu khác nhau có thể làm thay đổi trầm trọng ý nghĩa của một từ.

Tiếng Trung và tiếng Việt đều là ngôn ngữ thanh điệu [tonal language], có nghĩa là cao độ, độ trầm bổng của từ có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ đó. Trong khi tiếng Việt có 6 thanh điệu thì tiếng Trung cũng có 4 thanh điệu. Chẳng hạn, wǒ xiǎng wèn nǐ - khi wen được phát âm trầm xuống, nó có nghĩa là tôi muốn hỏi bạn. Nhưng wen nếu được phát âm bổng lên rồi trầm xuống, nó có nghĩa là tôi muốn hôn bạn. Dĩ nhiên, đó không phải là lỗi mà bạn muốn mắc phải!

8. Tiếng Trung có 3 hệ thống chữ viết khác nhau.

3 hệ thống chữ viết trong tiếng Trung bao gồm: Chữ Hán phồn thể [nguyên bản], chữ Hán giản thể [bắt đầu phát triển từ năm 1950 trong công cuộc cải cách chữ viết bởi Đảng Cộng sản Nhân dân Trung Hoa] và tiếng lóng không chính thức hoặc ngữ âm. Ngoài ra còn có một hình thức phát triển khác của tiếng Trung là bính âm [pinyin], phiên âm cách đánh vần sang chữ cái Latin, được sử dụng rộng rãi trong giới trẻ ngày nay và rất phổ biến trong các thiết bị di động.

Chữ Hán giản thể được sử dụng chính thức ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia; trong khi chữ Hán phổn thể vẫn được dùng chính thức tại Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản [Kanji],...

9. Với hơn 20.000 ký tự chữ viết khác nhau.

Tiếng Trung có số lượng khổng lồ các ký tự chữ viết lên đến 20,000. Thậm chí một số từ điển nâng cao còn cung cấp con số lớn hơn đến 50,000! Nhưng hãy yên tâm! Khoảng 98% văn bản tiếng Trung được viết ra chỉ bao gồm 2.500 ký tự, do đó bạn có thể đọc báo thành công ngay cả khi bạn chỉ có thể nhận diện khoảng 2000 - 3000 ký tự.

Và nhiều phong cách thư pháp khác nhau.

Có 5 phong cách thư pháp truyền thống của Trung Quốc: Triện thư 篆書 seal script [gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆], lệ thư 隸書 official script, khải thư 楷書 formal script, hành thư 行書 running script, và thảo thư 草書 cursive hand.

Thư pháp được coi là nghệ thuật cổ điển đại diện cho phong cách nghệ thuật Trung Hoa. Phong cách thư pháp phổ biến nhất là triện thư được phát triển bởi người Hán, xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Chu [1045 - 221 TCN] và vẫn còn phổ biến trong giới nghệ sĩ thư pháp ngày nay.

10. Hệ thống chữ viết đã trên 3,000 năm tuổi.

Trong số tất cả các ngôn ngữ được sử dụng ngày nay, tiếng Trung có hệ thống chữ viết “cổ nhất”. Thật vậy, các ký tự tiếng Trung đã được tìm thấy khắc trên xương động vật [giáp cốt văn], có niên đại 1,600 năm trước Công nguyên. Ngược lại, bảng chữ cái Latin mới chỉ bắt đầu từ gần 1,000 năm về trước, vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Với đề dày lịch sử, chữ Hán ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác [vòng văn hóa chữ Hán - Sinosphere] như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Mông Cổ,...

11. Chữ viết biểu ý, vượt qua dị biệt thổ ngữ để thống nhất đất nước.

Xét về tính chất, chữ viết hiện dùng của các dân tộc chia làm hai loại: chữ biểu ý [chữ ghi ý, ideography] và chữ biểu âm [chữ ghi âm, phonography]. Phần lớn các hệ thống chữ viết đang được dùng trên thế giới hiện nay đều là chữ biểu âm, riêng chữ Hán chủ yếu ghi ý, không ghi âm. Người Hoa đọc chữ Hán theo các âm khác nhau tùy theo phương ngữ [方言, dialect] hay thổ ngữ. Trung Quốc hiện có 7 phương ngữ lớn, nhiều phương ngữ nhỏ. 70% người Trung Quốc dùng phương ngữ miền Bắc, sáu phương ngữ còn lại ở miền Nam.  

Lợi ích lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ biểu ý mà họ nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt qua những dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có rất nhiều thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ biểu âm, như Latin chẳng hạn, thì người Bắc Kinh không sao hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên không sao hiểu được người Sơn Đông,... dẫn đến việc đế quốc của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu ngày nay, có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,...

12. “Mandarin” [tiếng Quan thoại hay tiếng Trung Quốc đại lục] có nguồn gốc từ tiếng Phạn [Ấn Độ].

Từ tiếng Anh “Mandarin” ban đầu dùng để gọi [ám chỉ] một cách chính thức về đế quốc Trung Hoa. Nó xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha “mandarim”, “mandarim” lại bắt nguồn từ tiếng Mã Lai “menteri”, “menteri” trước đó lại bắt nguồn từ tiếng Phạn “mantrin”, có nghĩa là “bộ trưởng” hoặc “mục sư”. Đối với những người nói tiếng Trung Quốc, tiếng Trung phổ thông thường được gọi là Guóyǔ [国语], có nghĩa là ngôn ngữ quốc gia, hay Pǔtōnghuà [普通话], có nghĩa là ngôn ngữ chung.

---

Trung Quốc là một trung tâm kinh tế cực kỳ quan trọng trên thế giới, và giờ bạn đã biết thêm được phần nào về ngôn ngữ được nói bởi 1/6 dân số thế giới này. Ngoài sự thú vị về ngôn ngữ, Trung Quốc còn là điểm đến lý tưởng để tham quan, du lịch và học tập. 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dịch thuật với đội ngũ Biên - Phiên Dịch trình độ cao thông thạo các. Hãy để Dịch Thuật Thủ Đức hỗ trợ bạn trong việc hoàn thành hồ sơ chạm đến giấc mơ "Trung Hoa". 

dichthuatgiayto dichthuattiengtrung dichthuattiengdailoan dichthuatcacngonngu Chia sẻ:

Video liên quan

Chủ Đề