Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học lớp 8

I. Định nghĩa

- Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn ngọn phản ứng hóa học.

Ví dụ: Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước là:

    Khí hiđro + khí oxi → nước

- Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:

    H2 + O2 ---> H2O

 - Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2 ---> H2O thì

+ Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

=> vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O

- Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước vế phải, lúc này:

+ Vế trái: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

=> vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H

- Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O

+ Vế trái: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

=> khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau

Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau: $2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}\to 2{{H}_{2}}O$

II. Các bước lập phương trình hóa họ

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.

Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.

Chú ý:

- Không được thay đổi các chỉ số trong công thức hóa học đã viết đúng. Ví dụ như 3O2 [đúng] chuyển thành 6O [sai]

- Viết hệ số cao bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ: 2Al, 3Fe [đúng], không viết là 2Al, 3Fe

- Trong các công thức hóa học có các nhóm nguyên tử như OH, SO4,… thì coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

Ví dụ: Lập phương trình hóa học cho phản ứng hóa học sau: photpho + oxi → điphotpho pentaoxit [P2O5]

Hướng dẫn:

Bước 1: Sơ đồ của phản ứng: P + O2 ---> P2O5

Bước 2: Đặt hệ số thích hợp trước từng công thức. Ta thấy số nguyên tử P và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, đặt hệ số 2 trước P2O5 ta được:

P + O2 ---> 2P2O5  

Bên trái cần có 4P và 10O hay 5O2, các hệ số 4 và 5 là thích hợp

Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4P + 5O2 → 2P2O5

III. Ý nghĩa phương trình hóa học

- Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

Ví dụ: Trong phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5

Tỉ lệ số nguyên tử P : số phân tử O2 : số phân tử P2O5 = 4 : 5 : 2

Sơ đồ tư duy: Phương trình hóa học

Bài 3 trang 64 Tài liệu dạy – học Hóa học 8 tập 1. a] Em hãy cho biết có dấu hiệu gì chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.. Bài 13. Phản ứng hóa học

Nhỏ từng giọt dung dịch axit clohiđric vào mẫu nhỏ đá vôi [ có thành phần chính là canxi cacbonat], ta thấy có hiện tượng sủi bọt khí.

a] Em hãy cho biết có dấu hiệu gì chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

b] Viết phương trình chữ của phản ứng biết rằng sản phẩm phản ứng gồm canxi clorua, khí cacbon đioxit.

Quảng cáo

a] Dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra là thu được bọt khí, bọt khí thoát ra chính là khí cacbon đioxit.

b] Phương trình chữ: Canxi cacbon + Axit clohiđric \[ \to \] Canxi clorua + Khí cacbon đioxit + Nước.

BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. HƯƠNG GIẢI

- Trong phản ứng hóa học xác định:

  • Tên chất tham gia [chất phản ứng].
  • Tên chất tạo thành [sau phản ứng].

- Viết phương trình phản ứng theo các dạng thường gặp:

A + B → C + D

A + B → C

A → B + C

II. BÀI TẬP MẪU

Viết phương trình phản ứng từ các hiện tượng sau:

a. Thả một mảnh kẽm vào dung dịch axit clohiđric thấy sinh ra khí hiđro và muối kẽm clorua.

b. Đốt khí hiđro trong oxi thu được nước.

c. Nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic.

Hướng dẫn giải:

a. Kẽm + axit clohiđric → kẽm clorua + hiđro

b. Hiđro + oxi → nước.

c. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Đốt cháy cacbon trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit. Viết phương trình bằng chữ của phản ứng trên.

Bài 2. Thanh sắt để lâu ngày trong không khí bị rỉ biến thành oxit sắt từ. Hãy viết phương trình bằng chữ của hiện tượng trên.

Bài 3. Canxi cacbonat là phần chính của đá vôi.

a. Khi thả cục đá nhỏ này vào axit clohiđric thì thấy sủi bọt [khí cacbon đioxit] và tạo thành dung dịch nuối canxi clorua.

b. Nếu nung cục đá vôi trên ở nhiệt độ thích hợp thì cũng thấy tạo ra chất khí [cacbon đioxit] và chất bột màu trắng [canxi oxit]

Hãy viết phương trình chữ của các phản ứng trên.

Bài 4.

a. Hòa tan muối ăn vào nước tạo thành dung dịch nước muối.

b. Hòa tan vôi sống vào nước ta được dung dịch vôi tôi.

c. Thả đinh sắt vào dung dịch đồng sunfat tạo thành dung dịch muối sắt sunfat và giải phóng đồng tự do màu đỏ.

Hãy xác định đâu là hiện tượng hóa học. Hãy viết phương trình bằng chữ của các phản ứng đó.

Bài 5. Hãy đọc phương trình chữ sau:

a. Canxi cacbonat + axit clohiđric → Canxi clorua + khí cacbonic + nước.

b. Rượu etylic + oxi → cacbonic + nước

c. Nhôm hiđroxit → nhôm oxit + nước.

d. Hiđro + oxi → nước.

Bài 6. Khẳng định nào sau đây đúng?

Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa:

A. Số nguyên tử trong mỗi chất.

B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

C. Số nguyên tố tạo ra chất.

D. Số phân tử của mỗi chất.

Bài 7. Đốt photpho trong oxi thu được chất điphotphopentaoxit. Phương trình chữ nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng hóa học trên.

A. Photpho + điphotphopentaoxit  khí oxi

B. Photpho khí oxi + điphotphopentaoxit

C. Photpho + khí oxi  điphotphopentaoxit

Bài 8. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học. Hãy viết sơ đồ phản ứng hóa học của hiện tượng hóa học đó.

a. Đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh thu được hợp chất sắt[II]sunfua.

b. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi sống [canxi oxit] và khí cacbon đioxit.

d. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

Bài 9. Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.

a. Hãy giải thích vì sao cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt, dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?

b. Ghi lại phương trình chữ phản ứng , biết rằng sản phẩm là khí cacbon đioxit 

LỜI GIẢI

Bài 1. Cacbon + oxi → cacbon đioxit

Bài 2. Sắt + oxi → oxit sắt từ.

Bài 3.

a. canxi cacbonat + axit clohiđric → muối canxi clorua + khí cacbon đioxit  + nước

b. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit

Bài 4. b, c là hiện tượng hóa học.

Phương trình hóa học :

b. Canxi oxit + nước → vôi tôi

c. Sắt + đồng sunfat → sắt sunfat + đồng

Bài 5.

a. “Canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric tạo ra canxi clorua, khí cacbonic và nước”.

b. “Rượu etylic tác dụng với oxi tạo ra khí cacbonic và nước”

c. “Nhôm hiđroxit phân hủy tạo thành nhôm oxit và nước”

d. “Hiđro tác dụng với oxi tạo thành nước”

Bài 6. Đáp án đúng là B.

Bài 7. Đáp án đúng là C.

Bài 8.

- Hiện tượng hóa học là a và c

- Sơ đồ phản ứng của hiện tượng là:

       a. Sắt + lưu huỳnh → Sắt [II] sunfua.

       c. Canxi cacbonat → canxi oxit + khí cacbon đioxit.

Bài 9. Cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi [trong không khí]. Dùng que lửa châm để làm tăng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thêm đủ oxi. Khi than bén chảy thì có phản ứng hóa học xảy ra.

Chú ý: than cần được đập nhỏ vừa, nếu quá nhỏ thì các mảnh than sẽ xếp khít lại với nhau làm hạn chế việc thông thoáng khí khiến than sẽ khó cháy.

b. Than + khí oxi  cacbon đioxit   + nhiệt lượng

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề