Việt nam có bao nhiêu trường đại học cao đẳng

TTO - Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước và nước ngoài.

Việt nam có bao nhiêu trường đại học cao đẳng

PGS.TS Nantana Gajaseni - chủ tịch Hội đồng AUN-QA - trao chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA chương trình công nghệ kỹ thuật môi trường cho lãnh đạo khoa công nghệ hóa - thực phẩm Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo danh sách của Bộ GD-ĐT cập nhật đến ngày 31-1-2021, cả nước có tổng cộng 150 cơ sở giáo dục đại học, 9 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước.

Trong số này, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) và Trường ĐH Giao thông vận tải là hai trường được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng trong nước sớm nhất (ngày 23-3-2016).

Danh sách các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước tại đây.

Trong khi có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) và Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp, gồm:

1. Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đạt chuẩn: HCERES (3-2017) và AUN-QA (9-2017)

2. Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đạt chuẩn: HCERES (3-2017)

3. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đạt chuẩn: HCERES (3-2017)

4. Trường ĐH Xây dựng đạt chuẩn: HCERES (3-2017)

5. Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đạt chuẩn: AUN-QA (1-2017)

6. Trường ĐH Tôn Đức Thắng đạt chuẩn: HCERES (4-2018)

7. Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đạt chuẩn: AUN-QA (11-201)

Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng được các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước cấp cho các cơ sở giáo dục đại học có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.

Thông tin tại buổi trực tuyến, TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cho biết năm 2023 có 660.000 thí sinh đã đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Sau đợt 1 xét tuyển (kết thúc ngày 22-8), theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đã có gần 93% số này (khoảng 610.000 thí sinh) đã được xét trúng tuyển, cao hơn so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH của cả nước (khoảng 590.000).

Tuy nhiên, trước khi kết thúc xác nhận nhập học ngày 8-9, đã có gần 80 trường ĐH (gần 1/3 tổng số trường ĐH trên cả nước) thông báo xét tuyển bổ sung với tổng chỉ tiêu xét tuyển bổ sung lên đến gần 30.000. Con số các trường xét tuyển bổ sung có thể còn tăng thêm sau khi thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học tại trường. Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, rõ ràng vẫn tồn tại 2 vấn đề tuyển sinh chưa giải quyết được, đó là: Tình trạng ảo vẫn còn, không giải quyết triệt để được như mong muốn của Bộ GD-ĐT và của các trường; số trường phải tuyển bổ sung còn nhiều, đặc biệt có khá nhiều trường tuyển không đến 50% chỉ tiêu. Tất nhiên, bên cạnh đó, chắc chắn sẽ có nhiều trường tuyển vượt chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT phải "xử lý" sau khi tổng kết tuyển sinh 2023.

Việt nam có bao nhiêu trường đại học cao đẳng

Các chuyên gia trả lời trực tuyến, chủ đề “Cơ hội cuối xét tuyển ĐH, CĐ” chiều 7-9 tại Báo Người Lao Động Ảnh: HUẾ XUÂN

Tại buổi trực tuyến, đại diện các trường ĐH, CĐ đã nhận được nhiều câu hỏi của thí sinh mong tìm cơ hội ở đợt xét tuyển bổ sung liên quan các vấn đề ngành học, học phí, cơ hội việc làm...

Gửi câu hỏi đến đại diện Trường ĐH Hùng Vương TP HCM, thí sinh Mỹ Dung cho biết em đã trúng tuyển 1 trường ĐH ở tỉnh nhà, đã nhận giấy báo trúng tuyển và đã xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Giờ em muốn xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Hùng Vương TP HCM ngành quản lý bệnh viện... thì cần thủ tục gì? ThS Nguyễn Thị Mai Bình, Trưởng Phòng Đào tạo - Trường ĐH Hùng Vương TP HCM, cho biết việc nhập học được xem là chính thức khi thí sinh nộp học phí và hồ sơ vào trường đã trúng tuyển. Nếu sau thời gian nhập học trực tiếp theo quy định của trường, thí sinh chưa nộp hồ sơ nhập học thì xem như đã từ chối vào trường đã trúng tuyển đợt 1.

Để xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Hùng Vương TP HCM, thí sinh không đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT như đợt 1 mà có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của trường hoặc trực tiếp tại trường. Thông tin thêm về đợt xét tuyển bổ sung, đại diện Trường ĐH Hùng Vương cho biết tất cả các ngành của trường đều xét tuyển bổ sung với số lượng chỉ tiêu khác nhau. Thí sinh có thể xét tuyển theo cả 3 phương thức là học bạ, kết quả thi THPT và điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM.

Đi tiếp hay chờ năm sau?

Có khá nhiều câu hỏi của thí sinh gửi về chương trình bày tỏ sự băn khoăn nên tìm cơ hội xét tuyển bổ sung hay chờ năm sau khi ngành mình mong muốn học ở trường công lập thì không tuyển bổ sung trong khi trường ngoài công lập còn tuyển nhưng học phí cao, TS Nguyễn Đức Nghĩa đưa ra giải pháp là thí sinh phải tìm được nguồn tài chính hỗ trợ cho việc học (vay tín dụng học tập theo chính sách chung của Chính phủ, tìm các nguồn học bổng, đi làm thêm trong quá trình học ĐH...) để có thể theo học ngành mình thích, vì đây mới là điều quan trọng.

"Nếu chờ năm sau quay lại xét tuyển thì em cũng phải dự tính sẽ xét tuyển ngành nào, trường nào và sử dụng phương thức nào để khả năng được trúng tuyển cao nhất, ví dụ sẽ phải dự các kỳ thi riêng của trường để lấy kết quả xét tuyển hoặc phải dự thi một số môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp (dù em đã tốt nghiệp THPT ở năm nay...). Nhưng hiển nhiên em sẽ mất 1 năm chờ đợi mà vẫn chưa biết kết quả có như mong đợi không hay lại có kết cục đáng buồn như năm nay" - TS Nghĩa tư vấn. Theo ông, vẫn còn một phương hướng khác, đó là xét tuyển vào các trường CĐ có ngành thí sinh thích vì hiện nay các trường CĐ vẫn đang tiếp tục xét tuyển và đây cũng là sự chọn lựa của rất nhiều thí sinh.

ThS Nguyễn Văn Minh Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, nhấn mạnh giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia cũng như mỗi gia đình. Nhưng việc lựa chọn ngành nghề hay trường sẽ phải phụ thuộc nhiều yếu tố địa lý, tài chính, khả năng học tập của các em và hơn hết là nguyện vọng sau khi ra trường sẽ làm trong lĩnh vực gì. Trả lời câu hỏi của phụ huynh liên quan đến ngành lập trình, ThS Tiến nhận định thí sinh đã có thế mạnh về tin học và lập trình thì có thể nghiên cứu phương án học những ngành liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT), ví dụ : CNTT ứng dụng phần mềm, thương mại điện tử, quản trị mạng máy tính, lập trình, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng... "Ở các trường CĐ, hầu hết đều sẽ có khoa này nhưng tùy thuộc những yếu tố nêu trên, quý phụ huynh có thể tìm hiểu về những trường nghề đào tạo ngành CNTT hàng đầu tại TP HCM. Riêng ngành CNTT hiện tại thì nhu cầu nhân lực rất cao và có thể đi làm việc cả ở nước ngoài" - ThS Tiến lưu ý.

Cân nhắc nhiều yếu tố

Nhận được nhiều câu hỏi của thí sinh liên quan đến các ngành học mà Trường ĐH Văn Hiến đang tuyển bổ sung như ngành luật, ngôn ngữ Pháp, công nghệ tài chính, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, điều dưỡng... cùng các băn khoăn về cơ hội trúng tuyển, vị trí việc làm, học phí..., ThS Nguyễn Đỗ Tùng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến, trả lời cặn kẽ từng câu hỏi của thí sinh về học phí các chương trình đào tạo, các chính sách học bổng, chương trình cho sinh viên vay vốn với lãi suất 0%... và không quên lưu ý thí sinh lựa chọn đăng ký vào những ngành phù hợp với năng lực của mình.

Cả nước có bao nhiêu trường đại học 2023?

Điểm chuẩn năm 2023 của gần 140 trường đại học trên cả nước.

Trường cao đẳng và đại học khác nhau như thế nào?

Cao đẳng là hình thức đào tạo thấp hơn đại học. Về cơ bản, cao đẳng cũng đào tạo các kiến thức về chuyên ngành, nghiệp vụ nhưng không chuyên sâu bằng đại học. Đầu vào của các trường cao đẳng cũng được đánh giá là đơn giản hơn nhiều so với đại học. Có những trường chỉ cần xét tuyển theo học bạ.

Tính đến 2018 Việt Nam có bao nhiêu trường đại học?

Giai đoạn 2016 - 2020, theo quy định cả nước có 460 trường ĐH, trong đó gồm 224 trường ĐH và 236 trường CĐ. Nhưng theo Bộ GD&ĐT, cho tới năm 2018, cả nước đã có 235 trường ĐH và viện, chưa kể các trường thuộc khối quốc phòng - an ninh.

Có bao nhiêu trường đại học ở Nhật Bản?

Ước tính, Nhật Bản có 780 trường đại học, cao đẳng và dạy nghề với 2,93 triệu sinh viên theo học tính đến năm 2022.