Vì sao photoshop c6 có đường màu xanh

Nhắc đến Photoshop nhiều người sẽ cho rằng phần mềm này rất khó để sử dụng với người mới. Tuy vậy với hướng dẫn đổi màu trong Photoshop chúng tôi sẽ thay đổi quan niệm sử dụng Photoshop của bạn bởi bạn sẽ thấy chỉ cần sử dụng Photoshop trong vài bước thôi đã có thể nhanh chóng thay được màu của một ai đó, một người hay một vật. Tất nhiên ảnh càng phức tạp thì việc thay màu nhanh trong Photoshop sẽ khó khăn hơn và không phải lúc nào cũng ta cũng áp dụng chỉ 1 cách để đổi màu trong Photoshop.

Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn đổi màu trong Photoshop với phương pháp đơn giản nhất, áp dụng cho người mới dùng Photoshop.

Hướng dẫn đổi màu trong Photoshop

- Trước khi đi vào chi tiết hướng dẫn đổi màu trong Photoshop, Taimienphi.vn khuyên bạn nên sử dụng Photoshop phiên bản mới nhất để thuận tiện cho việc xem hướng dẫn trong bài viết này cũng như được sử dụng các tính năng mới nhất, cải tiến nhất. Download Photoshop tại đây nếu như máy tính của bạn chưa sử dụng phiên bản mới.

Giả sử dụng như trong hình chúng tôi có một chiếc áo màu cam, nhiệm vụ bây giờ chúng tôi sẽ đổi màu trong Photoshop với một màu bất kỳ.

Bước 1: Trước tiên hãy nhấn Ctrl + J để nhân đôi Layer đó lên, đây là một thao tác mà bạn nên sử dụng thường xuyên khi tiến hành bất cứ công việc nào đó.

Bước 2: Trên Layer copy hãy chọn Image >Adjustments >Replace Color trên thanh công cụ.

Bước 3: Với tính năng Replace Color sẽ cho phép bạn thay đổi màu nhanh chóng trên vật thể mà mình lựa chọn, đây là tính năng mà Taimienphi.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc để đổi màu trong Photoshop.

Bước 4: Để sử dụng tính năng này bạn cần click vào hình cái bút như hình dưới đây, sau đó click vào phần mà bạn muốn thay đổi màu.

Bước 5: Sau đó bạn nhấn tiếp vào dấu + bên cạnh và tiếp tục lựa chọn các vùng còn lại trên áo, các vùng tối.

Sau cho các vùng trên áo gần như là trắng toàn bộ như hình dưới đây, sau thao tác trên chúng ta bắt đầu tiến hành chọn màu.

Bước 6: Ở dưới có 3 thanh công cụ giúp bạn chỉnh màu đây đủ với 16 triệu mà cơ bản.

- Hue: Cuộn sang trái hoặc phải để chọn màu sắc phù hợp.

- Saturation: Dùng để chỉnh độ bão hòa màu, chỉnh sang phải màu sắc sẽ sặc sỡ hơn còn chỉnh về bên trái màu sắc sẽ đen hơn.

- Lightness: Chỉnh độ sáng của màu, cuộn sang phải sẽ làm màu sắc sáng hơn và ngược lại khi ta cuộn sang trái sẽ khiến màu tối hơn.

Bước 7: Sau cùng khi xác nhận chúng ta sẽ quay trở lại màn hình chính với một màu mới, ở đây chúng tôi đã đổi màu trong Photoshop từ màu cam sang màu xanh navy.

Hãy cùng so sánh trước và sau khi đổi màu trong Photoshop để thấy sự khác biệt.

Như vậy chỉ với vài bước căn bản không tốn quá 1 phút của bạn chúng ta đã có thể đổi màu trong Photoshop được rồi. Mặc dù trên ví dụ chúng tôi sử dụng hình ảnh cơ bản để thay màu nhanh trong Photoshop. Tuy nhiên qua hướng dẫn trên phần nào đó bạn đã biết được tính năng của một số công cụ trong bài viết này và hãy áp dụng nó cho một số tác phẩm sau đó của bạn.

Thêm một ví dụ thực tiễn cho những ai đam mê sử dụng Photoshop và mong muốn thành thạo công cụ này. Với cách tạo thiệp Giáng sinh bằng Photoshop sẽ giúp cho bạn sử dụng thành thạo hơn kỹ năng cắt, ghép cơ bản. Không những thế giáng sinh cũng sắp đến rồi, sử dụng cách tạo thiệp Giáng sinh bằng Photoshop để tặng bạn bè là rất hợp lý.

Một trong những tính năng rất hay được sử dụng trong việc ngày nay trên Photoshop đó chính là thay đổi màu, chỉ với một vài thao tác chúng ta có thể đổi màu trong Photoshop nhanh chóng từ màu này sang màu khác.

Đổi màu tóc bằng photoshop, nhuộm tóc bằng phần mềm Photoshop Cách chuyển ảnh màu sang đen trắng bằng Photoshop CC 2020 Cách lấy màu trong Photoshop, copy màu, lưu màu Viết chữ lên ảnh trong Photoshop CS6 Bảng mã màu Photoshop cho thiết kế Cách chỉnh màu ảnh hiệu ứng xước, cũ, màu film bằng Photoshop

Nếu bạn đang muốn đổi màu một bộ phận trong bức ảnh của mình mà chưa biết làm thế nào. Tham khảo hướng dẫn đổi màu trong Photoshop với 2 bước dễ dàng dưới đây với ColorME ngay nhé.

Trước hết, hãy mở hình ảnh của bạn trong Photoshop. Nếu layer chứa hình ảnh bị khóa, chỉ cần mở khóa bằng cách nhấp vào layer như hình dưới đây.

Bước 1: Chọn Color range

Tiếp theo, bạn sẽ cần select > color range như hình dưới đây .

Chọn quần áo của bạn trong hình ảnh:

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh bên dưới, color range sẽ mở một cửa sổ cho phép bạn chọn màu sắc trong hình ảnh của mình bằng cách sử dụng eyedropper. Trong hướng dẫn này, ta sẽ chọn chiếc váy để đổi màu. Để làm điều này, trước tiên bạn cần điều chỉnh fuzziness.

Mức độ fuzziness về cơ bản cho Photoshop biết nó cần kết hợp chặt chẽ như thế nào với một màu. Mức độ mờ càng cao, nó càng thu được nhiều sắc thái khác nhau của màu sắc.

Nếu bạn chọn fuzziness cao nhất , nó sẽ bắt đầu chọn những khu vực mà bạn không muốn chọn. Lưu ý rằng bạn có thể điều chỉnh mức độ fuzziness ngay cả sau khi chọn màu của mình bằng eyedropper.

Bây giờ bạn có thể sử dụng eye dropper để chọn quần áo của bạn. Lưu ý rằng có 3 eyedroppers mà bạn có thể chọn ở bên phải. Có một Eyedropper thông thường, một có dấu cộng [+] cũng như một dấu trừ [-].

Eyedropper thông thường về cơ bản chỉ chọn một màu. Màu có dấu cộng, cho phép bạn chọn nhiều màu và màu có dấu trừ cho phép bạn loại bỏ một màu.

Ta sẽ sử dụng eyedropper có dấu cộng trong khi giữ phím shift trên bàn phím. Bạn có thể giữ phím shift để có thể chọn nhiều màu cùng một lúc. Ở đây, ta sẽ chọn tất cả các sắc thái của màu tím và do ánh sáng và bóng tối, chúng ta sẽ có các sắc thái khác nhau của màu tím.

Bằng cách sử dụng eyedropper có dấu cộng và giữ phím shift trên bàn phím, bạn có thể chọn toàn bộ trang phục của mình.

Như bạn có thể thấy, màn hình xem trước hiển thị cho bạn khu vực bạn đang chọn. Khi đã chọn toàn bộ trang phục, bạn chỉ cần nhấp vào nút ok để lựa chọn xuất hiện.

Khi mục của bạn được chọn, nó sẽ trông như thế này:

Bước 2: Thay đổi màu của đối tượng

Bây giờ bạn sẽ muốn nhấp vào biểu tượng hai vòng tròn, create new fill or adjustment layer, giữ phím option nếu bạn dùng máy Mac hoặc phím alt nếu bạn đang dùng Windows. Nhấp chuột vào hue / saturation trên Menu. Nhấn và giữ phím option hoặc  phím alt cho đến khi cửa sổ hộp thoại xuất hiện.

Trong cửa sổ hộp thoại, bạn có thể đổi tên layer của mình hoặc để mặc định. Tôi sẽ đặt là dress để dễ làm hơn.

Bây giờ một cửa sổ color sẽ xuất hiện. Trong cửa sổ này, đánh dấu vào ô colorize

Sau đó, chỉ cần di chuyển các thanh trượt, “hue”, “saturation” và “lightness” đến mức bạn chọn. Như bạn có thể thấy trong hình, chiếc váy màu tím đã biến thành màu xanh lá cây.

Để thêm nhiều màu sắc hơn, chỉ cần nhấp chuột phải vào layer màu sắc hue / saturation và sao chép nó. Sau đó điều chỉnh màu sắc bằng cách nhấp vào hình thu nhỏ của layer, nhưng hãy nhớ ẩn các “hue/saturation” khác bằng cách nhấp vào biểu tượng hình con mắt. Sau khi tạo tất cả các layer màu, bạn có thể chuyển đổi giữa các màu bằng cách ẩn và bỏ ẩn các lớp.

Nếu bạn muốn tô màu hình vẽ trong Photoshop, tham khảo hướng dẫn Cách đổ màu trong Photoshop nha.

Vậy là với 2 bước rất đơn giản trên đây việc chuyển đổi màu trong Photoshop không còn là điều khó khăn nữa phải không nào. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thao tác chỉnh sửa ảnh khác trong phần mềm này, tham khảo khóa học Photoshop cơ bản của ColorME nhé

Tổng hợp các Blending Mode cực chi tiết

Blending Mode [hay còn gọi là chế độ hòa trộn] là tập hợp các hiệu ứng trộn màu sắc của các pixel màu từ các layer với nhau.

Việc phối trộn này theo quy tắc trộn 2 hay nhiều layer màu hoặc đối tượng khác nhau để tạo thành một hình ảnh mới với những màu sắc và hiệu ứng mới đặc biệt hơn cho bức ảnh trong photoshop.

Các nhóm Blending Mode

Blending Mode có tổng cộng 27 hiệu ứng trộn màu khác nhau và được chia làm 6 nhóm :

  • Nhóm Normal 
  • Nhóm Darken [nhóm hiệu ứng làm tối] [được sử dụng nhiều]
  • Nhóm Lighten [nhóm hiệu ứng làm sáng] [được sử dụng nhiều]
  • Nhóm Contrast [hiệu chỉnh độ tương phản] [được sử dụng nhiều]
  • Nhóm Inversion [đảo màu của các chi tiết ảnh]
  • Nhóm Color [hiệu chỉnh sắc độ màu và độ bão hòa]

Để có thể sử dụng bộ phím tắt của Blending Mode trên bảng Layer: nhấn chọn công cụ Move

> Bấm các tổ hợp phím tắt này để sử dụng

Thao tác Blending Mode dễ dàng hơn với các phím tắt

Chúng ta sẽ chuẩn bị 2 tấm ảnh làm ví dụ để hiểu được nguyên tắc hoạt động của các hiệu ứng trong Blending Mode sẽ như thế nào

Bước 1: Chuẩn bị hai tấm ảnh giống nhau để so sánh sự khác biệt khi bạn sử dụng Blending Mode

Chuẩn bị hai tấm ảnh giống nhau để so sánh sự khác biệt khi sử dụng Blending Mode

Bước 2: Tạo 4 dải màu để kiểm tra kết quả các hiệu ứng Blending mode. Áp 4 dải màu này lên trên layer 1-trái để so sánh với nguyên mẫu là layer 0-phải

Ở đây mình chuẩn bị 4 dải màu:

  • Màu trắng: kiểm tra hoạt động của nhóm hiệu ứng Lighten [dải màu đen sẽ không hòa trộn trong nhóm hiệu ứng này] 
  • Màu đen: kiểm tra hoạt động của nhóm hiệu ứng Darken [dải màu trắng sẽ không hòa trộn trong nhóm hiệu ứng này] 
  • Màu xám[gi]: kiểm tra hoạt động của nhóm hiệu ứng Contrast [nhóm này sẽ giảm 50% sắc độ của màu xám] 
  • Màu xanh dương [bạn có thể chọn một màu bất kì khác]: kiểm tra hoạt động của nhóm hiệu ứng Color trên dải màu xanh [dải màu đen, trắng, xám sẽ không hòa trộn trong nhóm hiệu ứng này] 

Chuẩn bị 4 dải màu

Bước 3: Chuyển layer 1-trái lên trên 4 dải màu để sử dụng Blending Mode

  • Layer cơ sở: ở đây là 4 dải màu [được đặt bên dưới]
  • Layer hòa trộn: ở đây là layer 1-trái [được đặt ở trên]

Đặt 4 dải màu bên dưới layer hòa trộn

Nhóm đầu tiên gồm hai chế độ hoà trộn NormalDissolve. Nhóm này không tạo ra sự trộn màu [Normal] hoặc chỉ có hiệu ứng làm mờ đục chi tiết trong một số trường hợp

Normal: không tạo ra bất kì hiệu ứng hòa trộn nào, layer này chồng lên cái kia, cái nào ở trên sẽ che lấp hết các pixel của các layer bên dưới.

Hiệu ứng Normal

Dissolve: Chỉ hoạt động khi layer có những semi-transparent pixel [là những pixel bán trong suốt], tức là những pixel đó vẫn có màu nhưng vẫn có thể nhìn xuyên qua những pixel đó.

Quy tắc trộn màu của Dissolve là lấy màu của layer phía trên tạo ra sự thay thế ngẫu nhiên hoặc pha trộn với màu sắc của layer bên dưới.

Mô tả nguyên tắc hoạt động của hiệu ứng Dissolve

Hiệu ứng Dissolve

Dissolve chỉ ảnh hưởng đến phần bán trong suốt

Để hiệu ứng Dissolve hoạt động, bạn phải tạo ra phần bán trong suốt cho layer hòa trộn [giảm Opacity thành 80%] 

Hiệu ứng Dissolve

Nhóm hiệu ứng này dùng để chỉnh sửa và làm tối các chi tiết ảnh, giúp sửa ảnh quá sáng [giữ lại và không hòa trộn những chi tiết màu đen]. Chế độ này không tác dụng với điểm ảnh màu trắng

Darken: Giữ lại các điểm ảnh màu sẫm của layer hòa trộn [layer 1-trái], các điểm ảnh màu sáng sẽ được thay thế bằng điểm ảnh của layer dưới [4 dải màu].

Hiểu đơn giản là so sánh từng pixel của layer áp dụng mode [layer 1-trái] với các layer bên dưới, pixel nào tối hơn sẽ được giữ lại. Kết quả là hình sẽ tối hơn. 

Hiệu ứng Darken

Multiply: loại bỏ các điểm màu sáng trên layer hoà trộn [layer 1-trái]. Chế độ này giữ lại các pixel tối màu, tuy nhiên việc hoà trộn này mượt hơn rất nhiều so với các chế độ khác.Vì vậy, chế độ multiply được sử dụng nhiều cho các trường hợp ảnh bị trói sáng, tạo bóng đổ. 

Hiệu ứng Multiply

Color Burn: tối hơn Multiply, chế độ này lấy thông tin về độ sáng tối của layer hòa trộn [layer 1-trái] để tăng tương phản, làm tối màu của các layer bên dưới. Màu càng tối thì độ tương phản càng cao. Màu trắng và đen không có tác dụng với chế độ này

Hiệu ứng Color Burn

Linear Burn: tối hơn Multiply, là một chế độ hoà trộn giữ lại pixel tối màu; vì vậy Linear burn cũng không có tác dụng với pixel màu trắng. Linear Burn giúp làm giảm độ sáng thay vì làm tăng độ tương phản về màu như Color Burn

Hiệu ứng Linear Burn

Darker Color: tương tự với chế độ Darken nhưng khác ở chỗ là nó hoạt động trên tất cả các kênh màu [cả kênh tổng hợp], còn Darken chỉ hoạt động trên các kênh màu cụ thể

Hiệu ứng Darker Color

Nhóm hiệu ứng này dùng để chỉnh sửa và làm sáng các chi tiết ảnh, giúp sửa ảnh thiếu sáng [giữ lại và không hòa trộn những chi tiết màu trắng]. Chế độ này không tác dụng với điểm ảnh màu đen

Lighten: so sánh các pixel [điểm ảnh] màu của layer trên [layer 1-trái] và layer dưới [4 dải màu]. Nếu pixel màu của layer trên có màu sắc sáng hơn sẽ được giữ lại. Các pixel có màu tối hơn sẽ được thay thế bằng các điểm ảnh của layer dưới. Trái ngược hoàn toàn với Darken

Hiệu ứng Lighten

Screen: đối lập với chế độ hòa trộn Multiply. Hoạt động tương tự Lighten nhưng sáng và loại bỏ nhiều điểm ảnh tối hơn

Hiệu ứng Screen

Color Dogde: đối lập với Color Burn. Khi bạn sử dụng chế độ này sẽ tạo ra bức ảnh có độ sáng tốt hơn. Thế nhưng độ mượt về màu của Color Dodge thì không tốt như Screen

Hiệu ứng Color Dogde

Linear Dogde: đối lập với Linear Burn, dùng thông tin độ sáng tối của layer áp dụng mode này để tăng độ sáng cho layer bên dưới

Hiệu ứng Linear Dogde

Lighter Color: đối lập với Darker Color, nó hoạt động trên tổng thể các kênh màu chứ không riêng rẻ từng kênh như Lighten

Hiệu ứng Lighter Color

Nhóm hiệu ứng này dùng để tăng độ tương phản cho toàn thể tấm ảnh cả điểm ảnh sáng lẫn tối. Đây cũng là 1 nhóm hiệu ứng được sử dụng khá phổ biến để chỉnh sửa các bức ảnh thiếu độ tương phản nhưng cần phải điều chỉnh Opacity vừa phải để độ tương phản không quá gắt, tránh gây quá tối hoặc quá sáng cho các điểm ảnh

Overlay: là sự kết hợp của Multiply và Screen. Nếu màu pha trộn sáng, nó hoạt động như Screen và nếu pixel hòa trộn tối, nó hoạt động như Multiply. Overlay thường tạo ra sự thay đổi về màu sắc cũng như độ sáng

Hiệu ứng Overlay

Soft Light: kết hợp các hiệu ứng của Color Dodge và Color Burn. Nếu màu pha trộn là sáng, kết quả là sáng hơn; nếu màu pha trộn tối, kết quả bị tối hơn. Soft Light thường là một lựa chọn tinh tế hơn cho Overlay

Hiệu ứng Soft Light

Hard Light: là phiên bản sống động hơn của Soft Light. Các vùng tối hơn trên lớp pha trộn tạo ra màu kết quả tối hơn; các khu vực sáng hơn trên lớp pha trộn tạo ra màu sáng hơn nữa

Hiệu ứng Hard Light

Vivid Light: là sự kết hợp giữa Color Burn và Color Dogde, nhìn chung nó cũng làm tăng đáng kể độ bão hòa [độ bão hòa màu thể hiện độ thuần khiết của màu]

Hiệu ứng Vivid Light

Linear Light: hoạt động giống như Vivid Light và có thể được coi là sự pha trộn giữa Linear Dodge và Linear Burn. Linear Light hoạt động với các giá trị độ sáng, có thể bảo vệ màu sắc tốt hơn trong các màu thu được so với Vivid Light

Hiệu ứng Linear Light

Pin Light: là sự kết hợp giữa Darken và Lighten. Trong đó các màu pha trộn đậm hơn màu của layer dưới, chúng được giữ lại, nhưng nếu màu của layer dưới đậm hơn, nó được giữ lại

Hiệu ứng Pin Light

Hard Mix: phần mềm sẽ tính toán để buộc các pixel màu tương tự thành một giá trị màu duy nhất tức là với mỗi kênh màu RGB, các điểm ảnh sẽ chuyển sang màu đen hoặc trắng, bức ảnh sẽ được tạo thành các màu cơ bản theo khối

Hiệu ứng Hard Mix

Nhóm hiệu ứng này hoạt động dựa trên việc tìm kiếm các biến thể giữa các layer cơ sở [4 dải màu] và layer hoà trộn  để tạo ra sự pha trộn.

Nhóm này thường được sử dụng để kiểm tra những điểm ảnh lỗi khi chụp ảnh [vết dơ do ống kính máy ảnh không sạch, máy rung...], không được ứng dụng nhiều trong tạo hiệu ứng ảnh do tạo ra đột biến màu quá mạnh so với ảnh gốc

Difference: hiệu ứng này được dùng để so sánh sự khác nhau giữa 2 bức hình, nếu chỗ nào giống thì nó sẽ có màu đen.. Hiệu ứng này sẽ lọc phần màu sẫm của layer hòa trộn để thay thế bằng màu của layer dưới, phần màu sáng sẽ được thay bằng màu đối lập của nó [màu xanh dương-màu cam] theo nguyên tắc của bánh xe màu

Hiệu ứng Difference

Exclusion: hiệu ứng này giữ lại màu đen, và đảo ngược màu khác màu đen, tuỳ vào độ sáng của màu khác màu đen thì mức độ đảo ngược nhiều hay ít. Hoạt động tương tự Difference nhưng ít ấn tượng hơn

Hiệu ứng Exclusion

Subtract: so sánh giá trị màu của 2 layer [layer cơ sở và hòa trộn], màu mới được hình thành từ việc trừ giá trị màu của màu pha trộn ra khỏi màu cơ sở, thường dẫn đến hình ảnh tối hơn với sự thay đổi màu đáng kể

Hiệu ứng Subtract

Divide: Màu hòa trộn được chia cho màu cơ bản, kênh theo kênh, cho mỗi pixel. Nó thường tạo ra một màu kết quả sáng hơn nhiều

Hiệu ứng Divide

Nhóm hiệu ứng này dựa trên nguyên tắc phối trộn màu và bão hoà màu sắc [độ thuận khiết của màu], độ sáng, và chuyển đổi về màu để tạo ra kết quả. Nhóm này không được sử dụng nhiều vì nó chỉ hiệu chỉnh được những điểm ảnh có màu sắc, không tác dụng lên điểm ảnh đen, trắng và xám[gi] vì những màu này không có độ bão hòa

Hue: chế độ này giữ lại độ sáng [độ sáng] và giá trị bão hòa của màu thuộc layer cơ bản và thay thế giá trị màu của màu layer pha trộn

Hiệu ứng Hue

Saturation: giữ lại độ bão hòa màu [độ thuần khiết của màu] của các điểm ảnh thuộc layer hòa trộn, pha trộn độ sáng và sắc thái của màu thuộc layer cơ bản [do layer cơ bản là màu đơn sắc nên kết quả pha trộn sẽ bị ám màu của dải màu này là chủ yếu]

Hiệu ứng Saturation

Color: độ chói của màu cơ bản [độ chói của màu xanh dương] được giữ lại trộn với màu sắc và độ bão hòa của màu pha trộn để tạo ra kết quả. Ở nhóm hiệu ứng này, dải màu xám sẽ có sự pha trộn do có một độ chói nhất định 

Hiệu ứng Color

Luminosity: màu sắc và độ bão hòa màu thuộc layer cơ bản [màu xanh dương] được giữ lại trộn với độ chói của màu thuộc layer pha trộn cho ra kết quả, 3 dải màu còn lại sẽ đều trộn thành xám do không có độ bão hòa màu

Hiệu ứng Luminosity

Thông qua bài viết trên, mình hy vọng sẽ đem lại cho mọi người kiến thức chi tiết nhất về Blending Mode bởi đây là một chế độ cực kì hữu ích khi chúng ta thao tác với Photoshop để tạo nên những bức ảnh tự nhiên và hài hòa nhất.

Video liên quan

Chủ Đề