Vì sao phải tiêm phòng vắc xin sinh 8

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp cơ thể có được khả năng miễn dịch chủ động, chống lại các bệnh nguy hiểm đã được chích ngừa.

Kích thích sinh miễn dịch

Theo PGS.TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa văc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội.

Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại.Khoảng 85%-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2 đến 3 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

 Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp cơ thể có được khả năng miễn dịch chủ động, chống lại các bệnh nguy hiểm đã được chích ngừa.

Nguy cơ nếu không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn

PGS. Dương khẳng định, để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản… cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. Chính vì vậy các bậc cha mẹ, vì sức khoẻ của con em mình hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình TCMR và cả những vắc xin chưa có trong chương trình TCMR. Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.

Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Nhiều bệnh nguy hiểm biếm mất hoặc giảm mắc hàng ngàn lần

Tại Việt Nam, TCMR bắt đầu được triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 1981 và được mở rộng dần hàng năm. Hết giai đoạn thí điểm đã có 50% số tỉnh triển khai dịch vụ TCMR. Sau gần 40 năm triển khai, Chương trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam.

Mỗi năm, hơn 1,6 triệu trẻ em, gần 1,7 triệu phụ nữ có thai được bảo vệ hàng năm với khoảng 50 triệu mũi tiêm để phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất liên quan đến sự sống còn của trẻ em tại 11.000 xã, phường, 704 huyện của cả nước được tiêm chủng. Cùng với các quốc gia trên toàn cầu, Việt Nam đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979.

Từ năm 2000, Việt Nam đã chính thức thanh toán bệnh bại liệt; đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005.

Việt Nam đang thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi và giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 1% trước năm 2020.

Các bệnh truyền nhiễm khác trong chương trình TCMR như: bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, sởi đã giảm từhàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng.

Dự án TCMR

Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”, có hiệu lực từ 01.01.2018.

Theo thông tư này, một số bệnh truyền nhiễm cần thực hiện tiêm vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng [TCMR], áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella. Trong đó, có hai vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh [vắc xin viêm gan vi rút B tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh]. Thông tư 38 cũng quy định rõ về lịch tiêm chủng quy định cho mỗi loại vắc xin, đối tượng tiêm. Các đối tượng tiêm 10 vắc xin nêu trên đều được miễn phí.

Tiêm chủng là quyền lợi của trẻ và nghĩa vụ của cộng đồng

Theo hướng dẫn tại thông tư này, nếu chưa tiêm đúng lịch thì cần phải được tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải đảm bảo phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của chương trình TCMR; việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể; danh mục này cũng sẽ được cập nhật và bổ sung trong trường hợp cần thiết. Theo danh mục tại Thông tư 38, vắc xin tả và thương hàn không còn trong danh mục tiêm chủng bắt buộc với trẻ nhỏ [theo quy định tại Thông tư 26/2011/TT-BYT ngày 24.6.2011].

Thông tư 38 cũng quy định đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc với 8 bệnh: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại. 8 vắc xin sinh phẩm này được sử dụng cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch. Việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vắc xin thuộc danh mục quy định bắt buộc do sở y tế xem xét quyết định hoặc chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] cho biết,  danh mục các bệnh và vắc xin, sinh phẩm bắt buộc với trẻ em và người có nguy cơ mắc được điều chỉnh cho phù hợp vơi mô hình bệnh tật, các yếu tố gây dịch tại Việt Nam. Việc tiêm chủng bắt buộc đã được quy định lại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng là những bệnh thuộc diện bắt buộc phải tiêm để duy trì miễn dịch cộng đồng. Tiêm chủng bắt buộc là để tăng cường miễn dịch cho đối tượng được tiêm và đồng thời bảo vệ cho cả cộng đồng. Nếu vẫn còn những đối tượng không được tiêm chủng thì bệnh vẫn có thể tiếp tục lưu hành trong cộng đồng và có thể lây cho những đối tượng chưa có miễn dịch, nhất là những đối tượng chưa đủ tuổi để tiêm chủng hoặc có chống chỉ định tiêm chủng.

CTV LC - Dự án TCMR

Vắc-xin giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi các bệnh truyền nhiễm cao có nguy cơ gây tử vong. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin được hầu hết các chính phủ và bác sĩ khuyên dùng để bảo vệ trẻ em và người dân khỏi dịch bệnh.

Lao [BCG] Lao

Lao [còn gọi là TB] là một bệnh lý do vi trùng gây ra. Vi trùng thường tấn công phổi, phần lớn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy bệnh lao phổi thường gặp nhất, nhưng bạn cũng có thể mắc bệnh lao ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể [ví dụ như não]. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, lao phổi có thể gây ra biến chứng hoặc dẫn đến tử vong.

Một khi đã bị lây nhiễm, bệnh lao rất khó điều trị. Điều trị thường kéo dài và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Viêm gan B Viêm gan B Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi khuẩn lây lan qua đường máu và tình dục. Khi mắc bệnh từ thuở nhỏ, người bệnh phần lớn không có triệu chứng nào trong nhiều thập kỉ. Viêm gan B có thể đẫn đến xơ gan và ung thư gan sau này.
Bại liệt Bại liệt Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do virus gây nên. Virus Polio có thể gây bại liệt 1 trong 200 người bị nhiễm. Trong các ca nhiễm bệnh đó, 5 – 10% người bệnh chết khi cơ hô hấp của họ bị tê liệt. Không có cách nào để chữa bệnh bại liệt một khi tình trạng tê liệt xảy ra, chỉ có thể điều trị để giảm bớt các triệu chứng.
DPT [Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván] Bạch hầu Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, thường xảy ra ở niêm mạc của mũi và họng, khiến trẻ khó thở hoặc nuốt. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương tim, thận và/hoặc thần kinh.
DTP [Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván] Uốn ván Uốn ván là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt. Uốn ván có thể khiến cổ và hàm của trẻ bị cứng lại, gây ra tình trạng khó mở miệng, khó nuốt [khi bú] hoặc khó thở. Ngay cả khi được điều trị, uốn ván vẫn thường gây tử vong.
DPT [Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván] Ho gà Ho gà gây ra những cơn ho có thể kéo dài hàng tuần. Trong một số trường hợp, ho gà có thể dẫn đến tình trạng khó thở, viêm phổi, và tử vong.
Hib Các bệnh phế cầu khuẩn Hib là một loại vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Phế cầu

khuẩn

Pneumococcal diseases

Các bệnh phế cầu khuẩn bao gồm những bệnh nghiêm trọng như viêm màng não và viêm phổi đến những bệnh nhẹ hơn nhưng phổ biến hơn như viêm xoang và viêm tai.

Các bệnh phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh và tử vong trên thế giới, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Virus Rota Virus Rota Virus Rota gây tiêu chảy nặng và nôn, dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải và sốc ở trẻ nhỏ, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị ngay, đặc biệt là không được bù nước ngay.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Bệnh sởi Sởi là bệnh có tính lây nhiễm nhanh với các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nổi hạt trắng phía trong miệng, phát ban trên da. Bệnh nặng có thể gây mù lòa, viêm não và tử vong.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Quai bị Quai bị có thể gây ra đau đầu, khó chịu, sốt và viêm tuyến nước bọt. Biến chứng của quai bị có thể dẫn đến viêm màng não, viêm tinh hoàn và điếc.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Rubella Nhiễm Rubella ở trẻ nhỏ và người lớn thường nhẹ, nhưng ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, phôi thai chết, tử vong trẻ sơ sinh hay dị tật bẩm sinh
HPV Virus papillomavirus ở người [HPV] Virus papillomavirus ở người thường không có triệu chứng, nhưng một số loại có thể gây ra ung thư tử cung – loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung [99%] là do nhiễm trùng HPV sinh dục gây ra. HPV cũng có thể gây ra mụn rộp ở cả nam và nữ giới, cũng như làm ung thư những bộ phận khác trong cơ thể.

Để biết được lịch tiêm chủng khuyến cáo nên thực hành ở quốc gia của bạn, hãy hỏi bác sỹ, trung tâm y tế hoặc Bộ Y tế.

>> Tìm hiểu thêm về chương trình tiêm chủng

>> Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới

Video liên quan

Chủ Đề