Vì sao lại xung đột trong giao tiếp

Xung đột là điều không thể tránh khỏi ở mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, một nhà quản lý doanh nghiệp cần phải biết cách giải quyết xung đột một cách hợp lý.

Xung đột chưa hẳn hoàn toàn có tác động tiêu cực mà ngược lại nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp nếu như biết cách quản lý xung đột. Chính vì vậy, kỹ năng quản lý xung đột là điều cần thiết với mỗi nhà quản lí doanh nghiệp.

Xung đột là gì?

Theo Wikipedia, Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa cá nhân, nhóm hay tổ chức.

Có nhiều cách phân biệt xung đột nhưng thông thường có các loại sau:

* Phân biệt theo đối tượng

- Xung đột giữa các nhóm

- Xung đột giữa các cá nhân

- Xung đột trong nội tại cá nhân

* Phân biệt theo tính chất lợi hại

- Xung đột có lợi

- Xung đột có hại

Xung đột diễn ra theo tiến trình gồm 4 giai đoạn: nguyên nhân dẫn đến xung đột, nhận thức và cảm nhận xung đột, tổng hợp xung đột, kết quả của xung đột.

Quá trình diễn ra xung đột

Xung đột có 2 chức năng chính là xây dựng và phá vỡ:

Chức năng xây dựng

Chức năng phá vỡ

- Làm tăng hiệu quả nhóm, tăng sự hiểu biết, gắn kết trong mối quan hệ giữa các thành viên.

- Cải tiến chất lượng ra quyết định

-Khuyến khích sáng tạo và đổi mới, phát triển cá nhân.

- Thúc đẩy luồng thông tin, tạo ra môi trường tự đánh giá và thay đổi

- Làm giảm hiệu quả nhóm, giảm sự gắn kết, chia rẽ nội bộ như không chịu làm việc chung, thậm chí là thù hằn,…

- Rời xa mục tiêu của tổ chức.

Xung đột sẽ chỉ thực hiện chức năng xây dựng nếu như chúng ta biết quản lý chúng. Giải quyết xung đột đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo cụ thể, khả năng giải quyết vẫn đề và kỹ năng ra quyết định.

Những ký năng giải quyết xung đột

1. Xác định nguồn gốc xung đột, tìm ra nút thắt.

Xác định nút thắt trong xung đột

Để giải quyết xung đột, trước tiên bạn phải tìm ra nguyên nhân chính tạo lên nó. Việc này cực kỳ quan trọng. Nếu không xác định được nguyên nhân thì sẽ không biết giải quyết từ đâu, giải quyết những gì và giải quyết như thế nào. Xác định được nguyên nhân xung đột giúp tìm ra được nút thắt còn vướng mắc để từ đó tìm cách tháo gỡ.

2. Lắng nghe

Lắng nghe giúp nắm bắt tình hình xung đột

Lắng nghe vấn đề của nhân viên là bước rất quan trọng trong việc giải quyết xung đột. Bạn cần lắng nghe tất cả các bên liên quan để hiểu hoàn toàn bản chất của xung đột, và sau đó bắt đầu các giải pháp khắc phục sự cố. Bạn nên sắp xếp một cuộc họp với tất cả các bên liên quan để thảo luận về vấn đề này. Cho mọi người cơ hội để nói. Đây là cơ hội tốt nhất để lắng nghe và thấu hiểu được nguyện vọng, mong muốn của các bên. Từ đó đưa ra được phương hướng giải quyết xung đột.

3. Công bằng trong giải quyết xung đột.

Công bằng trong giải quyết xung đột.

Giống như trong một phiên tòa, các bên đang tranh cãi và bên nào cũng cho rằng mình đúng. Lúc này, người quản lý sẽ thẩm phán đưa ra quyết định và cần phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực bên nào. Bởi lúc này các bên đều cho rằng mình là người đúng và muốn được người khác ủng hộ. Nếu vô tình bạn có những hành động, ý kiến bênh vực bên nào đó sẽ khiến bên còn lại nghĩ bạn là người không công bằng, áp đặt và mâu thuẫn chắc chắn sẽ không thể nào tháo gỡ được.

Khi bạn là trọng tài, bạn phải gạt bỏ cái tôi cá nhân ra khỏi cuộc phân xử. Bạn cần phải biết rằng, cái tôi cá nhân của những người trong cuộc xung đột đều lớn, không ai trong số họ muốn nhượng nhịn nhau. Vì thế, nếu lúc này bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân của mình thì chỉ làm cho xung đột càng thêm căng thẳng. Hãy suy nghĩ mình vì mọi người chứ không phải vì bản thân mình, như vậy bạn mới có thể giải quyết xung đột một cách sáng suốt và hợp lý nhất.

4. Động viên, gắn kết mọi người.

Động viên, khích lệ nhân viên là một trong những nghệ thuật quản lý nhân sự

   Hãy nhắc nhở nhân viên của bạn rằng: “Các dự án thành công luôn đòi hỏi tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của tất cả các thành viên thành viên”. Là nhà quản lý, bạn cần gắn kết nhân viên của mình. Giúp họ hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm, tinh thần đồng đội, hợp tác cùng phát triển. Đây là kỹ năng giải quyết xung đột cực kỳ hiệu quả mà ít ai nghĩ tới. Hiệu quả sẽ càng được nhân lên nếu có những lời khen ngợi, khuyến khích, động viên.

5. Biến xung đột thành cơ hội.

Biến xung đột thành cơ hội phát triển

Nếu bạn là một giám đốc điều hành thì xung đột là một cơ hội tuyệt vời giúp bạn xây dựng đội ngũ, phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình. Đôi khi, xung đột diễn ra giúp bạn nhận thấy một nhà lãnh đạo tương lai bằng cách xem nhân viên của mình đối phó với nó như thế nào. Xung đột vẫn có thể tạo ra lợi ích. Ví dụ như cuộc cạnh tranh giữa các nhân viên để tạo ra một sản phẩm tốt hơn. Hãy linh hoạt trong mọi tình huống

Là một nhà lãnh đạo tài năng bạn nên biết rằng sự thỏa hiệp, tha thứ, đồng cảm, tìm kiếm điểm chung và lắng nghe tích cực sẽ luôn luôn hỗ trợ bạn trong giải quyết vấn đề xung đột. Hãy biến thách thức từ những cuộc xung đột thành cơ hội để bạn phát triển khả năng lãnh đạo của mình.

6. Trau dồi thêm kỹ năng quản lý xung đột.

Hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh smartrain.vn

Để có thể quản lý xung đột một cách tốt nhất bạn cần trau dồi, học hỏi thêm những năng giải quyết xung đột. Có thể bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để có những kỹ năng đó. Đừng lo lắng, hãy tham gia ngay khóa học “Quản lý xung đột” tại hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh smartain.vn!

Với đội ngũ giảng viên – chuyên viên hàng đầu, có kinh nghiệm thực tế  trong các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước nên dễ thấu hiểu những khó khăn, nhu cầu học và tâm lý của học viên, giúp học viên tiến bộ nhanh nhất. Các khóa học được thiết kế theo khung chương trình đạt chuẩn quốc tế, phương pháp học tiên tiến. Đặc biệt, bên cạnh hình thức học online giúp tiết kiện thời gian và tiền bạc, các học viên sẽ có 20% trên lớp, dưới sự hướng dẫn giảng dạy của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sẽ trực tiếp tư vấn, chia sẻ nội dung liên quan đến khóa học, ứng dụng trong công việc để giải quyết các vấn đề cụ thể.

Các chương trình đào tạo của Smartrain.vn bao gồm từ các nhóm chương trình: Lãnh đạo và quản lý, Nhân sự và nhân lực, Tài chính và kế toán, Sản xuất và vận hành, Tiếp thị và bán hàng, Kỹ năng chuyên nghiệp,…..

Liên hệ ngay để được tư vấn các khóa học phù hợp với nhu cầu của bạn :>>>

Hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh SMARTRAIN.VN

Hotline: 0918 924388

Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà N06B1, phố Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Trong bất cứ môi trường nào thì cũng không thể tránh những cuộc mâu thuẫn, tranh chấp, cãi vã xảy ra đặc biệt là nơi công sở. Mặc dù trong văn hóa đời sống công sở mọi người đều cho rằng tranh cãi là không tốt dù với bất cứ lý do nào nhưng điều này có đúng không? Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột giúp đôi bên hòa thuận như thế nào sẽ được Joboko.com chia sẻ trong bài viết.

Trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều lúc chúng ta không tránh khỏi được những ý kiến trái chiều. Nhất là trong môi trường công sở, mẫu thuẫn giữa các nhân viên với nhau là không thể tránh khỏi bởi vì không có ai làm hài lòng tất cả mọi người. Vấn đề nằm ở chỗ xung đột nơi công sở xử lý như thế nào? Tất nhiên, đây không phải là những thứ được cho là tốt ở nơi công sở. Mặc dù tranh cãi là một phần tự nhiên của các mối quan hệ và giao tiếp giữa người với người vì thế nó không nên bị coi là thiếu tiêu cực hay thiếu lành mạnh.

Môi trường công sở thường xảy ra xung đột, tranh cãi

Tại sao tranh cãi, xung đột nơi công sở chưa hẳn đã là xấu?

Tranh cãi, xung đột là một quá trình tự nhiên của giao tiếp con người và tạo điều kiện chia sẻ những quan điểm không đồng nhất. Cần phải có những ý kiến đa chiều cho bất cứ một vấn đề nào đó để nhận diện tình huống, can thiệp đúng cách và đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Trớ trêu thay, tranh cãi là một phần tất nhiên của sự hợp tác teamwork [ tinh thần đồng đội] vì các đội, nhóm đều cần phải giải quyết mâu thuẫn để đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu không có mâu thuẫn, bạn phải suy nghĩ, quyết định cho cả nhóm, bạn ngăn cản sự đổi mới và học hỏi của các thành viên khác và điều này không hề tốt trong một môi trường làm việc hiệu quả. Trưởng nhóm xem tranh luận là một quá trình tự nhiên và cần thiết để phát triển và gặt hái thành công. Mặc dù tranh cãi được coi là một phần lành mạnh của quá trình phát triển đội nhóm, phẩm chất cá nhân và kỹ năng giải quyết vấn đề, mâu thuẫn của từng người là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa trải nghiệm tích cực là tiêu cực sau mỗi lần xung đột.

Giải quyết mâu thuẫn

Nếu bạn đã thay đổi quan niệm về tính chất của xung đột, bạn có thể bắt đầu thay đổi những trải nghiệm của mình trong môi trường làm việc. Hiểu được điều này sẽ dẫn đến thay đổi trong cách tiếp cận của một người khi gặp phải những ý kiến trái chiều. Mục đích của tranh cãi không phải là để giành phần thắng hay thay đổi suy nghĩ của người khác mà để thấu hiểu và đưa ra những quyết định chính xác trong tình huống nhất định.

Tất nhiên, để có thể giải quyết được mâu thuẫn đòi hỏi phải có khả năng lãnh đạo đỉnh cao vì kỹ năng lắng nghe, giải quyết xung đột và giao tiếp của mỗi người khác nhau. Trưởng nhóm phải kiểm soát được quá trình này và phải hướng dẫn các thành viên cách thức giải quyết mâu thuẫn khi trưởng nhóm vắng mặt.

Kết quả của xung đột, tranh cãi

Xung đột, cũng giống như tranh luận, là quá trình tìm ra sự thật. Hiếm khi có một cá nhân đơn lẻ có thể đưa ra giải pháp hoàn hảo để giải quyết toàn bộ vấn đề. Mọi người cần vận dụng các kỹ năng và vốn kiến thức để nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp tiềm năng để kiểm soát và giải quyết vấn đề. Đặc biệt, khi trải qua quá trình này, con người cũng có những xung đột nội tâm và đấu tranh tư tưởng với chính bản thân mình liệu có làm gì đó hay không, tại sao họ nên làm và tại sao họ lại không nên làm như vậy.

Kết quả của tranh cãi không phải là cự tuyệt quan hệ, làm suy sụp tinh thần, có thái độ sợ thất bại hay tức giận. Đây là những dấu hiệu của khả năng lãnh đạo yếu kém. Tranh cãi nên được nhìn theo chiều hướng tự nhiên và lành mạnh. Nếu một nhóm có những quan điểm trái chiều trên phương diện tôn trọng, trung thực và cởi mở để đạt được mục tiêu chung, nhóm đó có một đội ngũ nhân viên giỏi và một người lãnh đạo có tầm. Kết quả của tranh cãi trong trường hợp này sẽ là một đội ngũ mạnh, có thể tự quản lý, quá trình và chiến lược làm việc không ngừng được cải thiện, kết quả tốt hơn và các mối quan hệ gần gũi hơn.

Cách xử lý xung đột, tranh cãi nơi công sở như thế nào?

Một số mẹo xử lý xung đột nơi công sở

1. Coi xung đột là cơ hội để học hỏi và hiểu nhau nhiều hơn. Đừng cảm thấy sợ hãi trước những thách thức, hãy tự tin đón đầu nó.
2. Hãy tôn trọng người khác và kiểm soát cảm xúc của mình. Luôn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp.
3. Tôn trọng sự thật. Tránh đưa ra những tranh luận dựa trên phương diện tình cảm, phán xét giá trị của người khác, phóng đại vấn đề hay chế nhạo, mỉa mai. Nắm chắc sự thật và quan sát tình hình để đưa ra những quan điểm hợp lý.
4. Đặt câu hỏi. Đừng phán xét suy nghĩ của người khác. Luôn đặt câu hỏi và quan tâm chân thành để hiểu được quan điểm của đối phương.
5. Xoa dịu xu hướng tranh luận không lành mạnh của người khác. Khi đối diện với người khác, không phải ai cũng tuân thủ quy tắc, vì vậy, nhận diện tình huống và cố gắng xoa dịu hành vi chưa tốt của đối phương bằng những ý kiến hài hước, nhẹ nhàng; nêu lại, làm rõ vấn đề; thậm chí là tạm hoãn cuộc thảo luận để đối phương có thể bình tĩnh lại.
6. Công nhận quan điểm của người khác. Công nhận quan điểm của người khác và cố gắng tìm ra những điểm tương đồng. Thể hiện sự tôn trọng với ý kiến của đối phương kể cả khi bạn không đồng tình. Luôn nhớ rằng, thấu hiểu cũng là mục tiêu của tranh luận, song song với đồng tình.
7. Kiếm soát lời nói của bạn. Kỹ năng giao tiếp luôn là điểm then chốt của một cuộc tranh cãi lành mạnh. Nhưng kể cả khi bạn là chuyên gia ngôn từ, hãy cẩn trọng với ngôn ngữ cơ thể của bạn. Để ý đến những gì bạn nói, cách bạn thể hiện và cơ thể bạn đang làm gì khi bạn nói.
8. Nhớ rằng, không ai hoàn hảo cả. Bạn không thể kiểm soát xung đột tốt trong mọi tình huống. Hãy cố gắng hết sức và nhớ rằng tranh cãi, xung đột nơi công sở là chuyện bình thường và không phải là điều bạn nên né tránh hay sợ hãi. Tranh cãi, xung đột là phương án thay thế cho quyết định thay cả nhóm và nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ chọn tranh cãi. Còn bạn thì sao?

Trong môi trường làm việc công sở, bạn không thể tránh khỏi những mâu thuẫn với đồng nghiệp. Khi phỏng vấn tìm kiếm việc làm mới, nhà tuyển dụng có vô số câu hỏi để kiểm tra năng lực, kỹ năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra câu hỏi bạn đã từng xảy ra xung đột bao giờ chưa. Việc bạn cần làm là trả lời câu hỏi này sao cho khéo léo và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng để được đánh giá cao về phẩm chất, kinh nghiệm cũng như kỹ năng.

Hỏi về câu hỏi liên quan đến xung đột nơi công sở, nhà tuyển dụng muốn xem cách giải quyết của bạn ra sao. Thay vì nghĩ cách để việc này không bao giờ xảy ra thì bạn hãy cố gắng tìm cách khắc phục và thay đổi bản thân theo hướng tích cực. Vấn đề xung đột nơi công sở xử lý như thế nào luôn khiến các quản lý, lãnh đạo đau đầu bởi tình trạng này xảy ra khá phổ biến và dù làm cách nào thì đều không thể né tránh.

Nguồn: vn.joboko.com

Sưu tầm : Thái Hưng – P. Kỹ Thuật Sản Xuất

Video liên quan

Chủ Đề