Vì sao lá sake tươi chữa tiểu đường type 2

Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, sa kê còn có tên gọi khác là cây bánh mì. Tên khoa học là Artocarpus communis J. K.Forst.et. G. Forst, thuộc họ dâu tằm Moraceae.

Sa kê là cây gỗ lớn, khi trưởng thành cao khoảng 15 m, có mủ trắng. Lá dài một m, có khía sâu thành 3-9 thùy, rất nhám ở mặt dưới. Lá vàng mau rụng, dài 12-13 cm. Bông đực dài 20 cm, có một nhị. Quả phức hình cầu màu xanh rồi chuyển sang vàng, to bằng đầu người, có nạc trắng, không ngọt nhưng nhiều bột. Hạt to một cm.

Cây có nguồn gốc từ Indonesia và New Guinea. Sa kê trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam do thích nghi với khí hậu nóng ẩm.

Thành phần dược lý quả sa kê có chất α-amyrin, vỏ chứa acetat cycloartenyl, cycloartenyl. Lá chứa quercetin, camphorol, được dùng như trà có tác dụng hạ huyết áp, chữa bệnh đái tháo đường và trị u.

Đông y thường dùng lá sa kê chín vàng khi vừa rụng. Lá cây có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, dùng để trị đinh nhọt, phù thũng.

Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ lá sa kê như sau:

1. Đái tháo đường: Đây là bài thuốc nam được sử dụng từ năm 1998 đến nay, có tác dụng ổn định đường huyết. Dùng 100 g lá sa kê vàng vừa rụng, 100 g trái đậu bắp tươi, lá ổi non tươi 50 g, tất cả đem sắc nước uống.

2. Chữa bệnh mụn rộp: Lá sa kê đốt thành than, tán mịn, kết hợp với nghệ tươi, giã nát, trộn thêm dầu dừa làm thành bánh để đắp ngoài.

3. Mụn nhọt, áp xe: Lấy lá sa kê và lá đu đủ tươi lượng bằng nhau, giã nhuyễn với vôi tôi cho đến khi có màu vàng rồi đắp lên mụn.

Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm [Moraceae] là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương.

Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm [Moraceae] là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 

Trái sa kê nấu chín là món ăn khá thú vị, đặc biệt các bộ phận như rễ, thân và lá của cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây.


 Trái sa kê. Hình minh họa

Quả sa kê to như như quả mít tố nữ, tròn hoặc hình trứng. Quả sa kê mọc thành từng chùm, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Thường quả sa kê được xắt ra thành từng lát nhỏ, rổi tẩm với bột chiên giòn, ăn ngon như ăn bánh mì. Ngoài ra, nó còn được dùng để nấu cà ri, đặc biệt hơn là người dân thuộc khu vực sông Mê Kông nấu món kiểm để sử dụng trong những ngày giỗ chạp, đình đám vì món này có vị béo ngậy của nước cốt dừa. Sa kê còn được xay thành bột để chế biến thành nhiều món ăn thường ngày như làm thành pho mát, bánh ngọt hay nấu với tôm, cá trộn hay gạo.

Đông y cho rằng rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ. Lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp...


 Lá sa kê được cho là có thể hỗ trợ chữa  tiểu đường, bệnh gan... Hình minh họa

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

Trị tiểu đường type 2: Lấy lá sa kê tươi 100 g [khoảng hai lá], quả đậu bắp tươi 100 g, lá ổi non 50 g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê tươi 100 g, dưa leo 100 g, cỏ xước khô 50 g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100 g, diệp hạ châu tươi 50 g, củ móp gai tươi 50 g, cỏ mực khô 20-50 g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng [vừa rụng] hai lá, rau ngót tươi 50 g, lá chè xanh tươi 20 g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

Trị đau răng: Lấy rễ cây sa kê nấu nước ngậm và súc miệng.

BS Hoàng Xuân Đại

Theo suckhoedoisong

Có thể dùng lá sa kê trị tiểu đường hay không? Cây sa kê là một trong số ít những vị thuốc nam có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường. Một vị thuốc nam có nhiều ở các tỉnh miền Nam.

Ở trong bài viết này tieuduong.net sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách dùng lá sa kê để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu nhé!

Tác dụng của lá sa kê trong điều trị tiểu đường

Có thể nói tất cả các bộ phận của cây sa kê đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Mỗi bộ phận của cây sa kê đảm nhận 1 tính năng, vai trò chữa bệnh khác nhau như sau:

  • Lá sa kê: Có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu và tiêu độc. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để trị nhọt., phù thũng và viêm gan vàng da.
  • Rễ cây sa kê: Có tính làm dịu thường dùng để trị họ, chữa các chứng rối loạn dạ dày, điều trị bệnh hen suyễn, đau răng và các bệnh về da.
  • Nhựa cây sa kê: Dùng để điều trị lỵ hoặc tiêu chảy
  • Quả sa kê: Khuyến khích sự tăng trưởng của các tế bào, chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động, sản sinh collagen và ngăn ngừa viêm da, hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày gây ra, cải thiện bệnh tiểu đường, giúp nuôi dưỡng tóc.
Tác dụng của lá sa kê trong điều trị tiểu đường

Những bài thuốc dùng lá sake chữa bệnh tiểu đường

Lá sake chữa bệnh tiểu đường sẽ phát huy hết tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của lá khi bạn biết cách sử dụng lá đúng. Dưới đây là các bài thuốc dùng là sa kê để điều trị bệnh tiểu đường bạn nên biết:

Bài thuốc điều trị thứ nhất

  • Đối tượng dùng: Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Chuẩn bị: 100gr lá sa kê tươi, 100gr trái đậu bắp tươi, 50gr lá ổi non
  • Cách dùng: Tất cả các vị ở trên, rửa sạch, cho vào nồi nấu nước hàng ngày. Hoặc cho 200ml nước vào sắc cho đến khi còn 50ml là dùng được. Giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

Bài thuốc điều trị thứ 2

  • Đối tượng dùng: Bệnh nhân tiểu đường có bệnh gout
  • Chuẩn bị: 100gr lá sa kê tươi, 100gr dưa chuột, 50gr cỏ xước khô
  • Cách dùng: Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu nước uống hàng ngày. Giúp lợi tiểu, đào thải axit uric ra ngoài hiệu quả.
Bài thuốc thứ 2 dùng lá sa ke chữa bệnh tiểu dường

Bài thuốc điều trị thứ 3

  • Đối tượng dùng: Bệnh nhân tiểu đường kèm huyết áp cao
  • Chuẩn bị: 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống, cùng 50gr lá chè xanh và 50gr rau bồ ngót tươi.
  • Cách dùng: Đem nấu nước uống hàng ngày, giúp bình ổn huyết áp, đường huyết.

Ngoài dùng lá sa kê trị tiểu đường bạn còn có thể

Ngoài công dụng dùng lá sa kê chữa tiểu đường thì lá sa kê còn được dùng làm các bài thuốc chữa bệnh sau:

  • Điều trị bí tiểu, phù nề: Lá sa kê tươi 100g [hoặc khô 30g], cỏ xước khô 40g, râu ngô 25g, quả dưa leo tươi 100g đun với 1,5 lít nước để uống trong ngày. Dùng lên tục cách trên khoảng 3 ngày nên ngưng sử dụng, không dùng kéo dài.
  • Điều trị viêm gan, vàng da: Lá sa kê khô 30g, cây cỏ mực khô 20g, diệp hạ châu 25g đun nước uống hàng ngày.
  • Điều trị ung thư: Lá sa kê khô 30g, cây xạ đen 30g đun với 1 lít nước, đun cạn còn 500ml chia 3 lần uống trong ngày.
  • Làm thuốc ổn định huyết áp: Lá sa kê mới rụng 30g, chè tươi 20g, lá rau ngót 40g đun nước uống hàng ngày.

Có 1 lưu ý nhỏ là những người bình thường thì không nên dùng lá sa kê.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về:

Video liên quan

Chủ Đề