Vì sao các đốt ngón tay bị bầm xanh

Nguyên nhân gây sưng phù ngón tay có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên tất cả đều gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, cần sớm tiến hành điều trị khi phát hiện những triệu chứng lâm sàng để sớm phục hồi, hạn chế hậu quả đáng tiếc.

1. Những nguyên nhân gây sưng phù ngón tay

Sưng phù ngón tay thường bắt nguồn từ các nguyên nhân phổ biến sau:

Nguyên nhân gây sưng phù ngón tay do giữ nước

Khi các mô hoặc khớp bị tác động dẫn đến tình trạng chất lỏng tích tụ quá mức sẽ hình thành nên tình trạng giữ nước. Biểu hiện thường gặp khi gặp phải vấn đề này là:

  • Ngón út sưng phù, gặp khó khăn trong việc đeo và tháo nhẫn.

  • Tình trạng tiến triển nặng theo thời gian hoặc sau những bữa ăn quá mặn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng phù ở ngón tay

Tập thể dục quá sức, bài tập không phù hợp.

Trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, ba bộ phận là tim, phổi và cơ bắp thường sẽ hoạt động nhiều hơn so với các cơ quan khác. Do đó, lượng máu sẽ tập trung vận chuyển đến các bộ phần này. Điều đó dẫn đến việc các mạch máu nhỏ ở đầu ngón tay phản ứng gây nên hiện tượng mở rộng mạch máu với biểu hiện sưng phù.

Nhiệt độ môi trường cao bất thường

Tương tự với việc tập luyện thể dục thể thao quá mức, thời tiết thay đổi thất thường làm tăng nhanh nhiệt độ cũng là một trong những nguyên nhân gây sưng phù ngón tay. Đây thực chất là quá trình phản ứng sinh lý, các mạch máu trên da phồng lên nhằm mục đích thoát nhiệt ra khỏi cơ thể.

Tay gặp chấn thương

Một số chấn thương không mong muốn trong cuộc sống có thể là nguyên nhân gây sưng phù ngón tay, đặc biệt là khi bị: bong gây, trật khớp, xương tay bị gãy,...

Trong trường hợp vết thương không nghiêm trọng, có thể phục hồi bằng cách tiến hành một số biện pháp như chườm đá, sử dụng thuốc giảm đau, thư giãn,... Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng phù nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm, cần nhanh chóng kiểm tra, thăm khám để có thể điều trị kịp thời.

Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây sưng phù ngón tay

Ngón tay bị nhiễm trùng

Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sưng phù ngón tay có thể bắt nguồn từ các loại nhiễm trùng sau đây:

  • Nhiễm trùng Herpetic Whitlow: triệu chứng cửa bệnh là các nốt mụn nước li ti, có thể kèm theo sưng phù tại ngón tay.

  • Nhiễm trùng Paronychia: đây là nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc nấm có hại xâm nhập, gây nhiễm trùng tại móng tay.

  • Nhiễm trùng Felon: dạng nhiễm trùng này thường khá nghiêm trọng, có thể hình thành mủ và gây đau nhức khó chịu.

Nhiễm trùng ngón tay là một dạng bệnh lý nguy hiểm, có thể nhanh chóng lây lan sang các bộ phận lân cận. Do đó, mỗi cá nhân cần sớm nhận biết và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đối tượng bị viêm khớp ở tay

Hiện nay, có hai dạng viêm khớp phổ biến thường gây sưng phù ở tay, đó là:

  • Viêm khớp dạng thấp: bệnh tiến triển gây ảnh hưởng xấu đến bao hoạt dịch khớp của khớp, hình thành triệu chứng sưng đau khó chịu, thậm chí là cứng khớp ở cả hai bàn tay.

  • Viêm khớp vẩy nến: sau quá trình tiến triển và không được điều trị, bệnh nhân có viêm khớp vẩy nến có thể gặp phải vấn đề sưng đỏ ở ngón tay và chân.

Cả hai dạng viêm khớp này đều gây nên những tổn thương nhất định, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng linh hoạt của khớp ở tay, chân nếu không có phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.

Ngón tay sưng phù do bệnh Gout

Thói quen ăn uống thường xuyên tiêu thụ các loại thịt, hải sản và bia rượu thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh Gout. Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, bệnh gây nên những biểu hiện như: sưng tấy ở ngón chân cái hoặc các khớp tay.

Bệnh nhân có thể kiểm soát tạm thời cơn đau nhức bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, tuy nhiên nên có biện pháp điều trị lâu dài, dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.

Sử dụng một số nhóm thuốc có khả năng kích ứng gây sưng đỏ

Việc lạm dụng một số nhóm thuốc sau đây có thể là nguyên nhân gây sưng phù ngón tay:

  • Nhóm thuốc Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,... có công dụng giảm đau.

  • Thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp,...

  • Thuốc có công dụng hỗ trợ trong việc điều trị giảm đau tại các dây thần kinh.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị

Một số loại được dùng trong liệu pháp ổn định nội tiết tố

Thông thường, việc sưng đỏ ngón tay do sử dụng thuốc sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm ngay cả khi ngừng sử dụng thuốc thì cần thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn.

Hội chứng ống cổ tay

Đây là hội chứng thường gặp ở những đối tượng có tính chất công việc lặp đi lặp lại việc cử động tay liên tục trong thời gian dài gây chèn ép dây thần kinh tại cổ tay. Bệnh gây nên các triệu chứng như đau nhức, ngứa ran, tay tê cứng, sưng đỏ,...

2. Một số lưu ý khi khắc phục vấn đề sưng phù ngón tay

Để quá trình phục hồi ngón tay sưng phù diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, cần lưu ý:

  • Xác định chính xác nguyên nhân gây sưng phù ngón tay để có được liều trình điều trị phù hợp, chính xác.

  • Ngâm tay trong hỗn hợp nước muối ấm để tăng cường làm sạch, hỗ trợ thư giãn tại các cơ và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

  • Bệnh nhân bị sưng đỏ do Gout cần lưu ý khẩu phần ăn hàng ngày nên hạn chế muối, hay các loại hải sản.

  • Tránh việc tiêu thụ thường xuyên thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... Bổ sung nước, trái cây, rau củ quả tươi trong mỗi bữa ăn.

  • Thường xuyên vận động, massage thư giãn cho các ngón tay, tránh những công việc nặng hoặc tác động gây tổn thương lên bề mặt ngón tay.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, cần sớm điều trị bệnh khi có những dấu hiệu bất thường

Ngón tay sưng phù nếu không được kiểm soát, điều trị có thể dẫn đến liệt hoặc mất đi tính linh hoạt. Nếu cần được hỗ trợ, tư vấn để xác định nguyên nhân gây sưng phù ngón tay và liệu trình điều trị hiệu quả, vui lòng liên hệ số hotline 1900 565656 để được hỗ trợ.

Bàn tay nổi gân xanh thấy rõ là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Vậy nổi gân xanh ở bàn tay, hoặc các vị trí khác trên cơ thể có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nào về sức khỏe không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

1. Tại sao có tình trạng bàn tay nổi gân xanh?

Gân xanh là những đường tĩnh mạch nông nằm sát da, có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan quay trở về tim. Các đường gân xanh nổi ở tay là những đường tĩnh mạch của tay.

Tay nổi nhiều gân xanh do nguyên nhân gì?

  • Do màu da: Những người có nước da trắng, nhạt màu có thể nhìn thấy rõ những đường gân xanh nằm dưới da hơn so với người có nước da tối màu. Da mỏng cũng có thể để lộ các đường gân xanh.

  • Do quá gầy: Những người quá gầy có lớp mỡ dưới da mỏng nên không thể che phủ hết các tĩnh mạch nông khiến chúng hiện rõ.

  • Do vận động mạnh: Những người lao động nặng, các vận động viên trong quá trình làm việc, luyện tập có thể thấy rõ các đường tĩnh mạch do cơ căng phồng đẩy lên. Các tĩnh mạch sẽ dần bình thường khi nghỉ ngơi.

  • Quá trình mang thai: Phụ nữ khi mang thai có thể tích máu lớn hơn rất nhiều so với người phụ nữ bình thường, các mạch máu cũng phải hoạt động nhiều hơn nên thường có hiện tượng nổi gân xanh khi mang thai. Các tĩnh mạch sẽ quay lại bình thường khi quá trình mang thai kết thúc.

  • Do các vấn đề sức khỏe liên quan đến tĩnh mạch: Tình trạng gân xanh nổi rõ ở bàn tay, cánh tay, chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể báo hiệu các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch.

Gân xanh nổi ở trên bàn tay có thể là dấu hiệu vấn đề sức khỏe của tĩnh mạch

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch khiến tay chân nổi gân xanh:

Viêm tĩnh mạch

Là nguyên nhân thường gặp gây suy giãn tĩnh mạch, có thể liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng, chấn thương ở tĩnh mạch hoặc rối loạn tự miễn.

Suy tĩnh mạch

Là vấn đề thường gặp với tĩnh mạch ở chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở tay, khiến máu lưu thông khó khăn hơn trong các tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch phì ra, gây đau và khó chịu cho người bệnh.

Hình ảnh bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân

Huyết khối tĩnh mạch nông

Là hiện tượng hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn ở mạch máu, gây đau và khó chịu cho người bệnh nhưng thường không gây nguy hiểm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Các huyết khối ở tĩnh mạch sâu có thể hình thành sau khi truyền tĩnh mạch kéo dài hoặc chịu ảnh hưởng từ các chấn thương vào tĩnh mạch, tương tự như nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu. Các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu nếu vỡ ra có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Vị trí nổi gân xanh trên cơ thể và các vấn đề sức khỏe tương ứng

Không chỉ ở tay, chân, bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể xảy ra tình trạng nổi gân xanh do những vấn đề của tĩnh mạch. Gân xanh các phình to, hiện rõ trên da và càng ngoằn ngoèo báo hiệu mức độ tổn thương của tĩnh mạch đang chuyển nặng và thời gian tổn thương đã kéo dài.

Nổi gân xanh ở đầu

Nếu có các đường gân xanh nổi ở đầu kèm các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, người bệnh rất dễ bị xơ cứng động mạch não và dẫn đến đột quỵ. Khi tăng huyết áp có thể khiến các đường gân xanh nổi lên ở vùng thái dương. Căng thẳng kéo dài cũng có thể khiến các đường gân xanh nổi ở trán. Nếu các đường gân xanh chuyển dần sang màu tím cần cẩn thận hơn vì rất dễ bị đột quỵ.

Căng thẳng kéo dài có thể khiến các đường gân xanh nổi ở đầu

Nổi gân xanh ở cổ

Các đường gân xanh nổi lên ở cổ báo hiệu các vấn đề về tim mạch và phổi. Các chức năng tim có thể gặp các vấn đề như viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch ngoài màng tim.

Nổi gân xanh ở bụng

Báo hiệu các vấn đề về chức năng gan và khối u.

Nổi gân xanh ở cánh tay, bàn tay

Là triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch ở tay, phổ biến ở người lớn tuổi. Có thể có các triệu chứng khác như hay đau lưng, dễ căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do các chất thải ứ đọng dưới eo.

Nổi gân xanh trên ngón tay

Các đường gân xanh nổi rõ trên ngón tay là biểu hiện các vấn đề về đường tiêu hóa: trĩ, dạ dày, táo bón. Nổi gân xanh ở mép ngón út cho thấy chức năng của thận đang có vấn đề, mồ hôi ra nhiều, chân tay yếu ớt, hay cảm thấy mệt mỏi.

Nổi gân xanh ở bìu

Tình trạng gân xanh nổi ở bìu kèm với triệu chứng sưng, đau và cảm thấy nặng vùng đáy chậu là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nhẹ. Nếu bị nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng, tinh trùng chất lượng thấp hoặc có thể vô sinh.

Gân xanh nổi ở chân

Là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới, với biểu hiện rõ là các đường gân xanh nổi phồng lên, ngoằn ngoèo. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng như gây viêm loét, thường là ở mắt cá chân, có thể gây tắc nghẽn mạch máu do hình thành huyết khối, nếu tắc nghẽn lan đến động mạch phổi có thể gây tử vong, nhưng nếu được điều trị kịp thời bệnh thường không gây nguy hiểm gì.

Chân là vị trí thường bị suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể

3. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch khiến bàn tay nổi gân xanh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch mà các phương pháp điều trị phù hợp được đưa ra.

Điều trị bằng thuốc

Nếu giãn tĩnh mạch do viêm tĩnh mạch có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm kết hợp chườm ấm để giảm đau. Nếu có hình thành máu đông, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống đông máu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt bỏ

Bệnh nhân được loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn qua tiểu phẫu ở tay.

Liệu pháp laser

Sử dụng sóng cao tần hoặc sóng radio để loại bỏ những đoạn tĩnh mạch bị suy giãn.

Điều trị xơ cứng

Tĩnh mạch được tiêm thuốc gây xơ có chứa hóa chất gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, gây phản ứng viêm khiến lòng mạch bị xơ hóa và dính lại, các tĩnh mạch đã bị suy giãn sẽ được loại bỏ.

Tuốt loại bỏ và nối tĩnh mạch

Phương pháp này thường chỉ dành cho các tĩnh mạch lớn. Các tĩnh mạch còn lại sẽ đảm nhiệm các công việc của tĩnh mạch đã bị tuốt loại bỏ để tiếp tục lưu thông máu bình thường.

Gân xanh nổi lên có thể là những dấu hiệu thể hiện những bất thường của cơ thể. Nếu gặp phải tình trạng bàn tay nổi gân xanh, hoặc ở các vị trí khác, bạn có thể gọi đến hotline 1900565656 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề