Vì sao bóng đá Iran phát triển

Công thức cho thành công

Cùng với nền tảng giải vô địch quốc gia phát triển mạnh và ổn định, điểm chung của các nền bóng đá lớn ở châu Á kể trên là hệ thống đào tạo trẻ rất mạnh, liên tục bổ sung các lứa cầu thủ tài năng cho đội tuyển quốc gia. Họ cũng có nhiều cái tên thi đấu ở các giải bóng đá phát triển trên thế giới, chủ yếu là ở châu Âu. Đây chính là công thức cho thành công để Nhật Bản, Iran hay Australia liên tục được góp mặt tại ngày hội bóng đá thế giới.

Điển hình là Nhật Bản, quốc gia đã có bước tiến vượt bậc trong 20 năm qua để trở thành “khách quen” của các kỳ World Cup. Có rất nhiều cái tên trẻ của bóng đá Nhật Bản hiện thi đấu ở châu Âu, như Takumi Minamino [Liverpool], Takehiro Tomiyasu [Arsenal], Maya Yoshida [Sampdoria], Wantaru Endo [Stuttgart] hay Ritsu Doan [PSV Eindhoven]. Để chuẩn bị cho 2 trận gặp tuyển Việt Nam và Oman ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022, huấn luyện viên Hajime Moriyasu đã cho triệu tập tới 18 cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu. Và đó chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thành công của đào tạo bóng đá trẻ tại xứ sở mặt trời mọc.

Tại sao các cầu thủ trẻ của Nhật Bản lại có thể chơi bóng ở các giải đấu đẳng cấp hàng đầu châu Âu? Nguyên nhân do đâu mà bóng đá Nhật Bản phát triển nhanh chóng như vậy? Câu trả lời nằm ở hệ thống phát triển bóng đá từ các cấp thấp trở lên, kể cả bóng đá học đường, khi môn thể thao này cũng được đưa vào nhà trường ngay ở các cấp học dưới.

Thể thao học đường nói chung, trong đó có bóng đá rất phát triển ở Nhật Bản.

Thể thao học đường nói chung, trong đó có bóng đá rất phát triển ở Nhật Bản.

Nhìn vào quá trình phát triển của bóng đá Nhật Bản, không thể bỏ qua các “trường học bóng đá” này. Thậm chí, quy mô của giải vô địch quốc gia bóng đá học sinh phổ thông Nhật Bản không phải là “giải đấu học đường” như nhiều người tưởng tượng, với hơn 4.000 trường trung học tham gia cuộc đua giành vé vào chung kết. Giải đấu được truyền hình trực tiếp và sân vận động luôn chật kín khán giả. Các ngôi sao mới thường xuyên được phát hiện từ giải đấu này hằng năm, và huyền thoại Keisuke Honda chính là một trong số những ngôi sao thành danh được nâng tầm từ giải đấu này.

Nhật Bản cũng có hệ thống đào tạo bóng đá trẻ rất mạnh và toàn diện.

Nhật Bản cũng có hệ thống đào tạo bóng đá trẻ rất mạnh và toàn diện.

Không chỉ vậy, hệ thống đào tạo trẻ của Nhật Bản cũng phủ đều các lứa từ U12 trở lên. JFA có riêng một học viện chuyên “săn” các tài năng trẻ để đào tạo theo các chương trình bóng đá đặc biệt kéo dài 6 năm. Trong 3 năm đầu, các cầu thủ chỉ tập trung vào kỹ năng xử lý bóng, đọc tình huống hay cải thiện tốc độ luân chuyển bóng, các kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng bóng đá Nhật Bản, trong khi đào tạo chiến thuật chỉ được tiến hành cho lứa từ 15 tuổi trở lên.

Nhưng chỉ đào tạo trẻ thôi là chưa đủ. Các cầu thủ trẻ cần được trui rèn thường xuyên ở các môi trường bóng đá có tính cạnh tranh cao để phát triển. Kể từ khi J.League được hình thành, người Nhật đã sớm nghĩ đến việc “xuất khẩu cầu thủ” để tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ được bơi ra biển lớn, qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm từ các giải đấu hàng đầu thế giới.

Ryo Miyaichi từng ký hợp đồng với Arsenal khi còn học trung học và chuyển sang châu Âu thi đấu ở tuổi 18. Các cầu thủ khác như Shinji Kagawa, Yuto Nagatomo, Honda, Atsuto Uchida hay Makoto Hasebe đều trải qua giai đoạn thi đấu trong nước trước khi đầu quân cho các đội bóng châu Âu. Đó chỉ là một vài ví dụ về chính sách xuất khẩu cầu thủ mà Nhật Bản từ lâu đã áp dụng.

Minamino là một trong số nhiều ngôi sao Nhật Bản rất giàu kinh nghiệm thi đấu ở châu Âu.

Minamino là một trong số nhiều ngôi sao Nhật Bản rất giàu kinh nghiệm thi đấu ở châu Âu.

Có hệ thống đào tạo bài bàn, có triết lý phát triển bóng đá nhất quán, cộng thêm động lực, quyết tâm nâng tầm bóng đá nước nhà và tinh thần cần cù, siêng năng mà người Nhật vốn tự hào, tất cả là điều kiện cần thiết để đem đến thành công cho bóng đá Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, không khó để bắt gặp những cậu bé hăng say chơi bóng, dành hầu như trọn thời gian trong ngày cho bóng đá để ngày càng trở nên tốt hơn. Mục tiêu của các cầu thủ trẻ là chiến thắng trong các giải đấu cấp cơ sở với đội bóng học đường, tiếp đó là cạnh tranh trong giải quốc gia và tham dự J.League trong tương lai, trước khi nghĩ đến việc được ra nước ngoài thi đấu. Đó là lý do vì sao người Nhật vẫn luôn thôi thúc ước mơ được tiệm cận trình độ bóng đá thế giới, và cũng không phải ngẫu nhiên họ đặt mục tiêu đưa đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản vào tốp 10 đội bóng xuất sắc nhất thế giới cho đến cuối thế kỷ 21.

Tương tự như vậy, tại Australia, bóng đá luôn được tập trung phát triển từ nền tảng đào tạo trẻ. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 gây gián đoạn các hoạt động bóng đá, việc thúc đẩy một hệ thống đào tạo trẻ phát triển mạnh hơn để hướng tới tương lai càng trở nên cần thiết. Và trong môi trường mà các câu lạc bộ bóng đá Australia không thể cạnh tranh chữ ký các cầu thủ tên tuổi với những đối thủ có tiềm lực khác, đầu tư vào các cầu thủ trẻ cũng là một phương án kinh tế để cải thiện chất lượng của đội bóng và giải đấu.

Bất cứ nơi nào bóng đá thành công, mẫu số chung đều là nền bóng đá đó, hay giải đấu hoặc các câu lạc bộ và các cầu thủ, tất cả đều phải có bản sắc riêng và họ hiểu mình là ai. Đây là điều cơ bản.JAMES JOHNSON - Giám đốc điều hành Liên đoàn Bóng đá Australia

Giám đốc điều hành của Liên đoàn Bóng đá Australia [FFA], ông James Johnson chỉ ra thí dụ cho thành công về đào tạo trẻ, như ở Croatia, với dân số dưới 5 triệu người, lại được bao quanh bởi các “siêu cường” bóng đá châu Âu, rất khó để Croatia có một giải đấu tầm cỡ như Premier League, trong khi các câu lạc bộ trong nước cũng không có đủ tiềm lực kinh tế để đem về các cầu thủ giỏi. Vì vậy, họ biết vị trí và nhiệm vụ của mình là gì, đó chính là sản sinh ra các tài năng và “xuất khẩu” họ. Đó chính xác là những gì Croatia đã làm để có được một đội bóng bước lên ngôi á quân thế giới.

Chú trọng công tác đào tạo trẻ là nền tảng cho thành công của bóng đá Australia.

Chú trọng công tác đào tạo trẻ là nền tảng cho thành công của bóng đá Australia.

Australia cũng đang theo hướng phát triển như vậy để trở thành một nền bóng đá sản sinh ra nhân tài. Điều quan trọng là sự phát triển của đào tạo trẻ cũng giúp các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia phát triển đi lên. Như cầu thủ triển vọng của Sydney FC Cameron Peupion chuyển đến Premier League thi đấu cho Brighton & Hove Albion là một ví dụ về thành công của đào tạo trẻ tại Australia và xuất khẩu cầu thủ ra nước ngoài.

Cùng chung lộ trình tương tự, để có vị thế là một trong những cường quốc của bóng đá châu Á, Iran cũng phải dựa vào các thế hệ cầu thủ trẻ trưởng thành qua va chạm, tích lũy kinh nghiệm ở trời Âu.

Hiện đang có chiến dịch khá hoàn hảo ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, ngôi sao đội trưởng Alireza Jahanbakhsh của Team Melli tin rằng, Iran có thể làm được nhiều hơn nữa với lứa cầu thủ hiện tại.

Chúng tôi có một số cầu thủ trẻ đến từ nhiều câu lạc bộ khác nhau và đội bóng hiện có sự kết hợp giữa các cầu thủ trẻ và các cá nhân giàu kinh nghiệm. Tất cả đều có động lực để phục vụ đội tuyển quốc gia. Tôi nghĩ sự kết hợp này có thể giúp đưa chúng tôi tiến xa hơn.ALIREZA JAHANBAKHSH - Đội trưởng tuyển Iran

Iran có truyền thống xuất khẩu cầu thủ rất thành công sang châu Âu, bao gồm những cái tên như Ali Daei, Mehdi Mahdavikia và Ali Karimi, và thế hệ hiện tại càng tỏ ra vượt trội hơn hẳn lớp đàn anh xét về số lượng cầu thủ Iran thi đấu ở các giải đấu hàng đầu châu Âu.

Jahanbakhsh là một trong số những ngôi sao sáng giá nhất của bóng đá Iran hiện tại.

Jahanbakhsh là một trong số những ngôi sao sáng giá nhất của bóng đá Iran hiện tại.

Ngoài Jahanbakhsh vừa rời Premier League hồi đầu mùa hè qua để gia nhập gã khổng lồ Feyenoord của bóng đá Hà Lan, Team Melli cũng có những cái tên nổi bật như Mehdi Taremi và Sardar Azmoun, hiện đang chơi cho Porto và Zenit St. Petersburg, cũng như thủ môn Alireza Beiranvand đang đầu quân cho Boavista ở giải Bồ Đào Nha.

Jahanbakhsh cho rằng đây là một trong những lứa cầu thủ tốt nhất mà bóng đá Iran từng sản sinh: “Có tới 80% thành viên đội hiện đang thi đấu ở nước ngoài. Họ không chỉ chơi tốt mà còn có nhiều đóng góp quan trọng cho đội bóng. Nhìn lại 10 năm trước, bóng đá Iran chưa thực sự phát triển đến mức này. Tôi biết còn nhiều các cầu thủ rất tiềm năng ở quê nhà, và nếu họ mang tài năng của mình đến châu Âu để phát triển thêm, họ có thể tiến xa hơn”.

Như vậy, nhìn vào cách các “ông lớn” châu lục đã làm để đi đến thành công như hiện tại, chắc hẳn bóng đá Việt Nam sẽ rút ra được nhiều bài học cho mình. Về lâu về dài, để hiện thực hóa giấc mơ World Cup, chúng ta rất cần có chiến lược dài hơi để nâng tầm bóng đá nước nhà, trước mắt là nâng cao chất lượng các giải đấu quốc nội, thu hút các nguồn lực đầu tư vào bóng đá, nâng cao chất lượng đào tạo trẻ và hoạch định chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam một cách bài bản.

Bản thân các cầu thủ cũng sẽ cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao thể lực, kỹ, chiến thuật và nên được tạo điều kiện ra nước ngoài thi đấu nhiều hơn nữa để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Có như vậy, giấc mơ World Cup của hàng triệu người yêu bóng đá Việt Nam mới sớm trở thành hiện thực./.

Tổ chức thực hiện: VIỆT ANH
Nội dung: TRUNG HƯNG
Trình bày: NGUYỄN ĐĂNG, TRUNG HƯNG, PHAN ANH
Nguồn tin và dữ liệu: FIFA, Liên đoàn bóng đá châu Á, FourFourTwo, The Star, nippon.com, Foresight, Nipponia, ESPN, Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản, Liên đoàn Bóng đá Australia, Topend Sports
Ảnh: FIFA, Reuters, JFA, Socceroos, ESPN, nippon.com, AAP, Getty Images

Trở về Trang chủ

Top

Built withShorthand

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Những năm đầu
    • 1.2 World Cup 1978
    • 1.3 Sau cách mạng
    • 1.4 FIFA World Cup 1988
    • 1.5 AFC Asian Cup 2000
    • 1.6 Vòng loại FIFA World Cup 2002
    • 1.7 AFC Asian Cup 2004
    • 1.8 FIFA World Cup 2006
    • 1.9 AFC Asian Cup 2007
    • 1.10 Vòng loại FIFA World Cup 2010
      • 1.10.1 Các cuộc biểu tình chính trị năm 2009
    • 1.11 AFC Asian Cup 2011
    • 1.12 FIFA World Cup 2014
      • 1.12.1 Vòng loại
      • 1.12.2 Triệu tập cầu thủ nước ngoài gốc Iran
      • 1.12.3 Vòng chung kết
    • 1.13 AFC Asian Cup 2015
    • 1.14 FIFA World Cup 2018
    • 1.15 AFC Asian Cup 2019
    • 1.16 FIFA World Cup 2022
  • 2 Hình ảnh đội tuyển
    • 2.1 Biệt danh
    • 2.2 Trang phục thi đấu
      • 2.2.1 Nhà tài trợ trang phục
    • 2.3 Tài trợ
  • 3 Danh hiệu
  • 4 Thành tích tại các giải đấu
    • 4.1 Giải vô địch bóng đá thế giới
    • 4.2 Thế vận hội
    • 4.3 Cúp bóng đá châu Á
    • 4.4 Đại hội Thể thao châu Á
    • 4.5 Giải vô địch bóng đá Tây Á
    • 4.6 Đại hội Thể thao Tây Á
    • 4.7 Cúp ECO
  • 5 Kình địch
    • 5.1 Iraq
    • 5.2 Ả Rập Xê Út
    • 5.3 Hàn Quốc
  • 6 Trận đấu
  • 7 Cầu thủ
    • 7.1 Đội hình hiện tại
    • 7.2 Triệu tập gần đây
    • 7.3 Thi đấu nhiều nhất
    • 7.4 Ghi nhiều bàn thắng nhất
  • 8 Chú thích
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Những năm đầuSửa đổi

Đội Iran tuyển chọn du đấu ở Baku năm 1926.

Liên đoàn bóng đá Iran được thành lập vào năm 1920. Năm 1926, đội Tehran XI [tiền thân của đội tuyển Iran hiện tại; gồm những cầu thủ được chọn từ các câu lạc bộ Tehran, Toofan và câu lạc bộ thể thao Armenia] vượt biên giới Iran đi du đấu tại Baku thuộc Liên Xô khi ấy. Năm 1929, để thể hiện thiện ý đáp lại, một đội từ Baku được đại diện Iran mời đến Tehran thi đấu ba trận giao hữu và Iran thua cả ba, trong đó, trận đấu cuối cùng được dự khán bởi Abdolhossein Teymourtash, một quan chức tòa án địa phương có quyền lực. Những thất bại của đội chủ nhà gây tâm lý hoang mang và bỏ rơi bóng đá ở địa phương cho đến khi thái tử Mohammad Reza Pahlavi từ Thụy Sĩ trở về năm 1936 cùng sự xuất hiện của Thomas R. Gibson khoảng thập niên 1930 góp phần xúc tiến trở lại hoạt động túc cầu nơi đây.

Trận đấu không chính thức đầu tiên của Iran là vào ngày 16 tháng 8 năm 1941 gặp đội Kandahar XI và thua 0-5. Đây là trận đấu trong loạt trận thuộc chuyến du đấu của Iran tại Afghanistan. Trong hai trận còn lại tổ chức tháng 8 cùng năm, đội thắng tối thiểu India XI tại Kabul sau đó hòa chủ nhà Afghanistan không bàn thắng.[4] Iran vô địch Cúp bóng đá châu Á 3 lần liên tiếp vào các năm 1968, 1972, 1976.

World Cup 1978Sửa đổi

Năm 1978, Iran lần đầu tiên góp mặt tại World Cup sau khi đánh bại Australia tại Tehran . Iran đã thua 2/3 trận vòng bảng trước Hà Lan và Peru. Đội Melli đã gây bất ngờ cho cộng đồng bóng đá bằng cách giành được một điểm trong lần đầu tiên tham dự World Cup trước Scotland, trận gặp Iraj Danaeifard đá phản lưới nhà do Andranik Eskandarian ghi cho trận hòa 1-1.

Sau cách mạngSửa đổi

Sau Cách mạng 1979, bóng đá có phần bị bỏ quên và gạt sang một bên. Trong suốt những năm 1980 , đội tuyển quốc gia Iran không tham dự các kỳ World Cup do Chiến tranh Iran-Iraq [1980–1988] và bóng đá trong nước chịu những tác động không thể tránh khỏi của xung đột. Đội tuyển quốc gia này đã rút khỏi vòng loại khu vực châu Á cho World Cup 1982 và từ chối tham dự vòng loại World Cup 1986 vì phải thi đấu trên sân trung lập. Chiến tranh và những biến động chính trị khiến Iran không có các giải đấu lớn của câu lạc bộ cho đến năm 1989 khi Qods League được thành lập. Một năm sau, Qods League được đổi tên thành Azadegan League. Mặc dù không thể vượt qua vòng loại World Cup 1990 hoặc 1994, người ta nói rằng trong giai đoạn này, một số cầu thủ chất lượng đã bùng nổ nền bóng đá Iran, đặt nền móng cho vị trí thứ ba tại AFC Asian Cup 1996 [những chiến thắng ở giải đấu đó. bao gồm chiến thắng 3–0 trước Ả Rập Xê-út và chiến thắng 6–2 trước Hàn Quốc] và lần thứ hai họ giành được vinh quang ở World Cup vào năm 1998.

FIFA World Cup 1988Sửa đổi

Vào tháng 11 năm 1997, Iran đủ điều kiện tham dự World Cup 1998 sau khi loại Úc trong loạt trận playoff sít sao. Cả hai trận đều kết thúc không quyết định nhưng Iran đã vượt qua vòng loại do luật bàn thắng sân khách. Iran đã cầm hòa Úc với tỷ số 1-1 trên sân nhà, và hòa 2–2 tại Melbourne; tuy nhiên, vì Iran ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách nên họ đã có thể giành quyền tham dự Cúp quốc gia.

Tại trận đấu đầu tiên của bảng F tại FIFA World Cup 1998 với Nam Tư, Iran đã để thua 1–0 trước một quả đá phạt trực tiếp của Siniša Mihajlović. Iran ghi chiến thắng đầu tiên tại World Cup trong trận đấu thứ hai đánh bại Hoa Kỳ 2–1 với Hamid Estili và Mehdi Mahdavikia ghi bàn cho Iran. Trận đấu giữa Iran vs Mỹ tại World Cup đã được làm nóng trước với sự hào hứng nhất định bởi lập trường chính trị của mỗi nước sau cuộc cách mạng Iran và cuộc khủng hoảng con tin Iran. Tuy nhiên, trong một hành động chống lại mọi hình thức thù hận hay chính trị trong thể thao, cả hai bên đã tặng nhau những món quà, hoa và chụp ảnh theo nghi lễ trước khi trận đấu bắt đầu. Sau thất bại trước Iran, Hoa Kỳ bị loại khỏi World Cup.

Iran đấu với Đức ở lượt đấu thứ ba. Iran thua Đức với tỷ số 2–0. Các bàn thắng được ghi bởi Oliver Bierhoff và Jürgen Klinsmann. Một trận thắng và hai trận thua đồng nghĩa với việc Iran đứng thứ ba trong bảng tổng sắp và không lọt vào vòng trong. [Farhad Majidi và Mehdi Fonounizadeh là một số người vắng mặt trong giải đấu.]

AFC Asian Cup 2000Sửa đổi

Bài chi tiết: Cúp bóng đá châu Á 2000

Iran về nhất ở vòng bảng của giải đấu nhưng để thua Hàn Quốc ở tứ kết.

Vòng loại FIFA World Cup 2002Sửa đổi

Iran đã không thể vượt qua vòng loại World Cup 2002 sau trận thua chung cuộc trước Cộng hòa Ireland, thua 2–0 tại Dublin và thắng 1–0 tại Tehran. Trận đấu bị loại khiến huấn luyện viên Miroslav Blažević từ vị trí dẫn đầu bị thay thế bởi trợ lý Branko Ivanković, người đã từ chức trợ lý huấn luyện viên.

AFC Asian Cup 2004Sửa đổi

Bài chi tiết: Cúp bóng đá châu Á 2004

Sau khi vượt qua vòng loại Asian Cup 2004, Iran đã hòa với Thái Lan, Oman và Nhật Bản trong giải đấu. Iran đứng thứ hai trong bảng này. Trong cuộc đụng độ ở tứ kết với Hàn Quốc , Iran đã thắng 4–3 trong thời gian bình thường. Ở trận bán kết, Iran để thua chủ nhà Trung Quốc trên chấm phạt đền. Iran đã giành chiến thắng trước Bahrain với tỷ số 4–2 để giành vị trí thứ ba của giải đấu.

FIFA World Cup 2006Sửa đổi

Iran ghi bàn vào lưới Angola trong một trận đấu tại FIFA World Cup 2006.

Vào ngày 8 tháng 6 năm 2005, Iran cùng với Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên vượt qua vòng loại World Cup 2006 , giúp Iran lần thứ 3 góp mặt trên đấu trường bóng đá thế giới. Vòng loại cả hai năm 2001 và 2004–05 dẫn đến các cuộc ăn mừng, náo loạn và bạo loạn gây ra hỗn loạn và bất ổn nội bộ giữa thanh niên và các quan chức chính phủ. Trận đấu giữa Iran và Nhật Bản trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2006 tại Tehran diễn ra vào ngày 24 tháng 3 năm 2005 là trận đấu có số lượng người tham dự cao nhất trong số tất cả các liên đoàn. Trận đấu kết thúc với 5 cổ động viên thiệt mạng và một số người khác bị thương khi họ rời sân vận động Azadi vào cuối trận đấu.

Iran bắt đầu xuất hiện tại FIFA World Cup 2006 với sự kỳ vọng nhất định từ người hâm mộ và giới truyền thông. Trận đấu đầu tiên của họ là gặp Mexico ở bảng D. Hiệp 1 đang diễn ra với tỉ số 1-1 nhưng Iran đã để thua ở phút cuối vì một sai lầm trong phòng ngự. Tỷ số cuối cùng, 3–1, được mang về bởi các bàn thắng của Omar Bravo và Sinha cho Mexico với Yahya Golmohammadi ghi bàn thắng duy nhất cho Iran.

Iran đấu với Bồ Đào Nha ở lượt trận thứ hai. Trận đấu đã bị thua với tỷ số 2–0. Các bàn thắng được ghi bởi Deco và Cristiano Ronaldo [phạt đền]. Hai trận thua có nghĩa là Iran đã bị loại khỏi cuộc thi trước trận đấu thứ ba và cuối cùng của họ với Angola . Iran hòa 1–1 với Angola vào ngày 21 tháng 6 năm 2006, Sohrab Bakhtiarizadeh ghi bàn thắng cho Iran.

Đình chỉ tạm thời

Vào tháng 11 năm 2006, Iran bị FIFA đình chỉ mọi hoạt động tham gia bóng đá quốc tế với lý do chính phủ can thiệp vào liên đoàn bóng đá quốc gia. Lệnh cấm kéo dài chưa đầy một tháng và như một khoảng thời gian được đưa ra để cho phép đội tuyển Iran dưới 23 tuổi tham gia môn thi đấu bóng đá của Đại hội thể thao châu Á 2006, các bộ đồng phục thi đấu không bị ảnh hưởng.

AFC Asian Cup 2007Sửa đổi

Bài chi tiết: Cúp bóng đá châu Á 2007

IRIFF đã bổ nhiệm Amir Ghalenoei làm huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Iran vào ngày 17 tháng 7 năm 2006 để kế nhiệm Branko Ivanković. Sau khi về nhất ở vòng loại trước Hàn Quốc 2 điểm và đứng nhất ở vòng bảng của giải đấu cuối cùng tại Malaysia, Iran đã thua Hàn Quốc trong loạt sút luân lưu của trận tứ kết và bị loại khỏi giải Asiad 2007 . Cái tách . Ghalenoei bị báo chí chỉ trích. Sau một thời gian thảo luận trong liên đoàn bóng đá Iran, hợp đồng của anh ấy không được gia hạn và Team Melli đã được giao cho một người quản lý chăm sóc trong vài tháng.

Vòng loại FIFA World Cup 2010Sửa đổi

Ali Daei đã được chọn để trở thành huấn luyện viên mới sau khi huấn luyện viên Tây Ban Nha Javier Clemente đã gần ký hợp đồng với tư cách là huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Iran nhưng các cuộc đàm phán đã đổ bể khi anh từ chối sống toàn thời gian ở nước này. Iran nằm trong cùng nhóm vòng loại FIFA World Cup với Kuwait , Syria và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ở vòng ba. Họ thi đấu sân nhà và sân khách với ba đội còn lại trong nhóm 5. Ở giữa vòng 4, Ali Daei bị cho rời khỏi vị trí huấn luyện viên quốc gia Iran vào ngày 29 tháng 3 năm 2009. Ông được thay thế bởi Afshin Ghotbi. Iran đã không thể vượt qua vòng loại World Cup 2010 sau khi xếp thứ 4 chung cuộc trong bảng đấu.

Các cuộc biểu tình chính trị năm 2009Sửa đổi

Trong trận đấu cuối cùng của vòng loại FIFA World Cup 2010 với Hàn Quốc tại Seoul vào ngày 17 tháng 6 năm 2009, bảy thành viên của đội, Javad Nekounam , Ali Karimi , Hossein Kaebi , Masoud Shojaei , Mohammad Nosrati , Vahid Hashemian và đội trưởng Mehdi Mahdavikia mặc áo xanh vòng tay ủng hộ Phong trào Xanh Iran trong các cuộc biểu tình bầu cử Iran năm 2009 . Những tin đồn ban đầu và những báo cáo sai sự thật rằng cả bảy cầu thủ đều bị Liên đoàn bóng đá Iran cấm thi đấu suốt đời.Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông nhà nước cho rằng cả bảy người đều đã "nghỉ hưu". Vào ngày 24 tháng 6 năm 2009, FIFA đã viết thư cho Liên đoàn bóng đá Iran yêu cầu làm rõ tình hình. Liên đoàn bóng đá Iran trả lời rằng chưa có hình thức kỷ luật nào đối với bất kỳ cầu thủ nào. Kể từ vòng loại FIFA World Cup 2014 , một số cầu thủ nói trên đã chơi lại cho đội tuyển quốc gia, đáng chú ý là Javad Nekounam , Masoud Shojaei , Mehdi Mahdavikia và Ali Karimi.

AFC Asian Cup 2011Sửa đổi

Bài chi tiết: Cúp bóng đá châu Á 2011

Iran đã gia hạn hợp đồng với Afshin Ghotbi cho đến hết AFC Asian Cup 2011 và đội vượt qua vòng loại giải đấu với 13 điểm với tư cách là đội nhất bảng.

Trong trận đấu cuối cùng vòng loại với Hàn Quốc , một số cầu thủ Iran bắt đầu trận đấu đeo băng đeo tay hoặc băng đeo tay màu xanh lá cây, một biểu tượng phản đối kết quả bầu cử tổng thống Iran. Hầu hết đều loại bỏ chúng trong thời gian nghỉ giữa hiệp. Tờ báo Iran đưa tin Ali Karimi, Mehdi Mahdavikia, Hosein Kaebi và Vahid Hashemian đã nhận lệnh cấm chung thân từ FA Iran vì hành động này. Tuy nhiên, FA Iran đã bác bỏ tuyên bố này trong một phản hồi với FIFACuộc điều tra nói rằng "những bình luận trên các phương tiện truyền thông nước ngoài chẳng qua là dối trá và là một hành động gian dối." Huấn luyện viên trưởng Afshin Ghotbi cũng xác nhận rằng đó chỉ là tin đồn và FA Iran "chưa có quan điểm chính thức nào về vấn đề này."

Afshin Ghotbi đã vượt qua vòng loại Asian Cup 2011 và về nhì tại Giải vô địch Liên đoàn bóng đá Tây Á 2010 chỉ vài tháng trước Asian Cup 2011 . Iran đã có thể giành trọn vẹn 9 điểm ở vòng bảng Asian Cup 2011 nhưng sau bàn thắng của Hàn Quốc trong hiệp phụ , Iran lại một lần nữa không thể vào bán kết.

FIFA World Cup 2014Sửa đổi

Vòng loạiSửa đổi

Vào ngày 4 tháng 4 năm 2011, cựu huấn luyện viên của Real Madrid , Carlos Queiroz , đã đồng ý hợp đồng có thời hạn hai năm rưỡi làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Iran cho đến khi kết thúc FIFA World Cup 2014 tại Brazil. Dưới thời Queiroz, Iran bắt đầu chiến dịch vòng loại World Cup của họ khi đánh bại Maldives 4–0 ở trận lượt đi vòng loại thứ hai. Sau khi giành chiến thắng chung cuộc 5–0, Iran tiến vào vòng thứ ba của vòng loại , nơi họ bị cầm hòa với Indonesia, Qatar và Bahrain. Iran đánh dấu vị trí của họ ở đầunhóm của họ bằng cách đánh bại Bahrain 6–0 trên sân nhà ở Sân vận động Azadi cũng như mời cựu tuyển thủ trẻ người Đức Ashkan Dejagah, người đã ghi hai bàn trong trận ra mắt với Qatar. Sau chiến thắng 4–1 trước Indonesia, Iran đã vượt qua vòng loại cuối cùng của vòng loại trực tiếp, vòng bốn. Ở vòng 4, Iran được cầm hòa với Hàn Quốc, Qatar, Uzbekistan và Lebanon trong bảng của họ. Queiroz đã có những sự bổ sung mới từ nước ngoài vào đội hình của mình, thêm những cầu thủ như Reza Ghoochannejhadcho đội của mình. Iran bắt đầu lượt trận thứ 4 của vòng loại khu vực châu Á với chiến thắng 1–0 trước Uzbekistan. Đội Melli sau đó đã hòa Qatar và thua ở Lebanon trước khi đánh bại Hàn Quốc tại Azadi vào ngày 16 tháng 10 với bàn thắng của đội trưởng Javad Nekounam . Sau trận thua 1–0 tại Tehran trước Uzbekistan, Iran đã đánh bại Qatar 1–0 tại Doha và Lebanon 4–0 trên sân nhà. Trong trận đấu vòng loại cuối cùng của họ, Iran đã đánh bại Hàn Quốc 1–0 trước Ulsan Munsu với bàn thắng của Ghoochannejhad, giúp họ giành quyền tham dự FIFA World Cup 2014 với tư cách đội nhất bảng với 16 điểm. Như vậy, Iran đã trở thành đội thứ ba mà Queiroz đã vượt qua vòng loại World Cup, sau khi không lọt vào giải đấu năm 2002 với Nam Phi và giải đấu năm 2010 với Bồ Đào Nha, dẫn đầu bảng xếp hạng sau đó về đích ở vòng loại trực tiếp. Iran tiếp tục chuỗi trận toàn thắng, giành suất tham dự Asian Cup 2015 vài tháng sau đó.

Triệu tập cầu thủ nước ngoài gốc IranSửa đổi

Kể từ khi Queiroz đảm nhận vai trò huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia Iran, ông đã nổi tiếng với việc giới thiệu các cầu thủ gốc Iran đến đội tuyển quốc gia. Những cầu thủ này bao gồm Daniel Davari và Ashkan Dejagah người Đức gốc Iran, Reza Ghoochannejhad, người Hà Lan gốc Iran, Omid Nazari và Saman Ghoddos người Thụy Điển gốc Iran, và Steven Beitashour người Mỹ gốc Iran cùng những người khác.

Vòng chung kếtSửa đổi

Iran đối đầu Argentina tại FIFA World Cup 2014.

Iran đã vượt qua vòng loại FIFA World Cup 2014 với tư cách đội vô địch và cạnh tranh ở bảng F cùng với Argentina , Nigeria và Bosnia và Herzegovina. Vé trận Argentina đã bán hết nằm trong số tám vé được mua nhiều nhất cho giải đấu lần này. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2014, Queiroz công bố đội hình 23 cầu thủ của mình. Trước giải đấu, họ đã thành lập Hiệp hội bóng đá Trung Á .

Trong trận mở màn của giải đấu vào ngày 16 tháng 6, Iran đã hòa Nigeria 0–0 và là đội đầu tiên giữ sạch lưới tại FIFA World Cup . Trong trận đấu tiếp theo của họ, Iran đã bị Argentina đánh bại với tỷ số 1–0 với bàn thắng muộn của Lionel Messi và nhận được lời khen ngợi sau khi cầm hòa Argentina trong 90 phút trong khi tạo ra một số cơ hội tấn công của riêng họ. Iran bị loại khỏi giải đấu trong trận đấu tiếp theo, thất bại 3–1 trước Bosnia và Herzegovina . Bàn thắng duy nhất của Iran được ghi bởi Reza Ghoochannejhad . Sau giải đấu, Queiroz tuyên bố sẽ từ chức huấn luyện viên của Iran nhưng sau đó chuyển sang và gia hạn hợp đồng cho đến khi FIFA World Cup 2018 diễn ra.

AFC Asian Cup 2015Sửa đổi

Iran đã vượt qua vòng loại AFC Asian Cup 2015 với tư cách là đội vô địch trong đó Đội Melli là hạt giống được xếp hạng cao nhất. Iran đối đầu với Bahrain, Qatar và UAE ở bảng C. Queiroz công bố đội của mình vào ngày 30 tháng 12 năm 2014.

Với số lượng người hâm mộ đông thứ hai trong giải đấu sau chủ nhà Australia , Iran đã đánh bại Bahrain với tỷ số 2–0 với sự chuẩn bị hạn chế. Iran sau đó đánh bại Qatar với tỷ số 1–0 nhờ bàn thắng của Sardar Azmoun trước khi đánh bại UAE với tỷ số tương tự để giành ngôi đầu bảng.

Trong trận tứ kết, Iran đối mặt với Iraq, đội mà họ đã đánh bại nhiều tuần trước trong một trận giao hữu. Nhận một thẻ đỏ gây tranh cãi trong hiệp một, Iran thi đấu với mười người, ghi bàn thắng vào cuối hiệp phụ để gỡ hòa 3–3. Trong loạt sút luân lưu sau đó, Iran đã bất ngờ thua với tỷ số 7–6.

FIFA World Cup 2018Sửa đổi

Đội hình của Iran trước Bồ Đào Nha tại Mordovia Arena tại FIFA World Cup 2018.

Iran bắt đầu chiến dịch vòng loại FIFA World Cup 2018 bằng các trận giao hữu với Chile và Thụy Điển vào tháng 3 năm 2015. Queiroz từ chức quản lý của mình sau đó do bất đồng với Liên đoàn bóng đá Iran. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2015, Iran đã hòa với Oman, Ấn Độ, Turkmenistan và Guam ở lượt thứ hai của vòng loại. Vào ngày 26 tháng 4, Queiroz thông báo rằng anh ấy sẽ tiếp tục là huấn luyện viên của Iran cho chiến dịch World Cup 2018 của họ.

Iran trở thành đội thứ hai đủ điều kiện tham dự World Cup 2018 sau chiến thắng 2–0 trên sân nhà trước Uzbekistan vào ngày 12 tháng 6 năm 2017. Họ cũng giành được vị trí số 1 trong bảng đấu sau thất bại của Hàn Quốc trước Qatar.

Iran đối đầu Tây Ban Nha tại FIFA World Cup 2018.

Iran đã giành chiến thắng trong trận đấu đầu tiên trước Morocco sau khi Aziz Bouhaddouz đá phản lưới nhà. Trận thứ hai, Iran thua Tây Ban Nha với bàn thắng do công của Diego Costa. Trận đấu thứ ba với Bồ Đào Nha kết thúc với tỷ số hòa sau quả phạt đền được ghi bởi Karim Ansarifard và bởi vì Morocco chỉ có thể cầm hòa được 2–2 trước Tây Ban Nha, Iran đã bị loại. Tuy nhiên, đây đã trở thành màn trình diễn tốt nhất của Iran tại World Cup cho đến nay, khi họ giành được bốn điểm.

AFC Asian Cup 2019Sửa đổi

Sau khi vượt qua vòng loại AFC Asian Cup 2019 trước đó, Iran được bốc thăm vào bảng D, nơi họ chung bảng với Iraq, Việt Nam và Yemen. Iran đã mở đầu giải đấu với Yemen chậm hơn và gần như nhận bàn thua nhưng sau 10 phút, Iran lấy lại thế trận và tỏ ra lấn lướt hơn ở một số khía cạnh, vùi dập Yemen với tỷ số 5–0. Chiến thắng 2–0 trước đội tuyển Việt Nam giúp Iran giành quyền vào vòng loại trực tiếp. Iran kết thúc vòng bảng với trận hòa không bàn thắng trước nước láng giềng Iraq và giành vị trí nhất bảng. Sau vòng bảng, Iran chạm trán Oman, một sai lầm trong phòng ngự suýt chút nữa đã làm mất cơ hội của Iran nhưng quả phạt đền của Ahmed Mubarak Al-Mahaijri đã bị Alireza Beiranvand cản phá. Sau trận đấu sớm đáng sợ, Iran một lần nữa chứng tỏ sự lấn lướt của mình trước Oman, đánh bại Oman với tỷ số 2–0 để lọt vào vòng tứ kết. Trong trận tứ kết với một Trung Quốc chơi phòng ngự, Iran đã vượt qua Trung Quốc với tỷ số 3–0 để gặp Nhật Bản trong trận bán kết. Iran lại bỏ lỡ cơ hội vào chung kết khi thất thủ 0–3 với tất cả các bàn thắng được ghi trong hiệp hai. Sau khi bị loại, Queiroz rời Đội Melli.

FIFA World Cup 2022Sửa đổi

Iran là đội có thứ hạng cao nhất được xếp vào vòng loại FIFA World Cup 2022 . Iran được bốc thăm vào vòng hai , nơi họ sẽ phải đối đầu với hai đối thủ Ả Rập là Iraq và Bahrain cùng với Campuchia và Hong Kong. Iran, dưới sự dẫn dắt của tân huấn luyện viên Marc Wilmots, bắt đầu với chiến thắng 2–0 trước Hong Kong trên sân khách; trước chiến thắng 14–0 trước Campuchia, trận đấu sau đó mang tính lịch sử khi phụ nữ được phép vào sân vận động lần đầu tiên kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Các cuộc chạm trán sân khách tiếp theo của họ trước Bahrain và Iraq, tiếp tục là những trận thua liên tiếp khiến Iran lần lượt thua 0–1 và 1–2. Sau hai trận hòa liên tiếp giữa Iraq và Bahrain, Iran có khả năng mất bất kỳ cơ hội nào để lọt ngay vào vòng hai World Cup và điều này dẫn đến việc sa thải Marc Wilmots trên cương vị huấn luyện viên. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 buộc các trận đấu còn lại phải thi đấu mà không có khán giả vào tháng 6 năm 2021, do đó, điều này buộc Iran phải chơi các trận còn lại của họ tại Bahrain dưới thời tân huấn luyện viên Dragan Skočić; nhưng với việc Bahrain mất đi sự ủng hộ của sân nhà như một lợi thế, và Iraq đảm bảo một suất trong giai đoạn cuối , Iran đã có thể lội ngược dòng, cuối cùng giành vị trí đầu tiên và cùng với Iraq tiến đến giai đoạn cuối.

Iran trở thành đội thứ mười ba đủ điều kiện tham dự FIFA World Cup 2022 sau chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước Iraq vào ngày 27 tháng 1 năm 2022.

TTCT - Cả 3 đội cùng bảng D với tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2019 đều đến từ Tây Á, và nếu thầy trò HLV Park Hang Seo đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp, đối thủ của họ nhiều khả năng lại là một đội Tây Á nữa.

CĐV các quốc gia Tây Á rất cuồng nhiệt dù bóng đá là môn thể thao gây nhiều tranh cãi trong đạo Hồi. Ảnh: Footynions

12/24 đội bóng tham dự VCK Asian Cup 2019 đến từ khu vực này. Nhiều thập niên qua, bóng đá Trung Đông luôn áp đảo về số lượng ở châu Á.

Tin mừng cho VN?

Vùng Tây Á áp đảo ở Asian Cup đến mức có nhiều ý kiến từ giới chuyên môn cho rằng đã đến lúc nên tách châu Á làm hai - Tây Á và phần còn lại. Đây không phải chuyện lạ của bóng đá thế giới, bởi châu Mỹ cũng chia làm hai liên đoàn và giải vô địch khu vực là Nam Mỹ [Conmebol] và Bắc Mỹ - Caribê [Concacaf]. Điều này nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực yếu hơn, khi các đội bóng ở đó hầu như không có cơ hội giành vé đến với những giải đấu cao nhất của châu lục và thế giới.

Nhưng đến nay, dự định này chưa thể thành hiện thực. Hồi tháng 6 rồi, LĐBĐ Tây Nam Á [SWAFF] đã ra đời, nhưng chuyện tách hẳn châu Á ra làm hai giải vô địch [như châu Mỹ] vẫn là chuyện khó có thể xảy ra. Bởi lẽ, bóng đá vùng Trung Đông - hay Tây Á - tuy áp đảo về số lượng nhưng không hề mạnh hơn phần còn lại của châu lục nếu xét đến chất lượng.

Trên bảng vàng Asian Cup, Iran, Saudi Arabia, Iraq cùng Kuwait đã mang về cả thảy 9 chức vô địch cho vùng Trung Đông. Trong khi đó, Nhật Bản 4 lần vô địch, Hàn Quốc 2 và Úc 1 lần. Nhưng tính từ năm 2000 đến nay, bóng đá Tây Á chỉ có mỗi Iraq từng vô địch. Thành tích này kém xa vùng Đông Á.

Nếu xét thành tích World Cup, Tây Á lại càng lép vế. Iran tuy đã 5 lần dự giải vô địch thế giới nhưng chưa một lần vượt qua vòng bảng. Saudi Arabia cũng mới vượt qua vòng bảng 1 lần. Trái lại, Nhật Bản và Hàn Quốc tuy đến với World Cup muộn màng nhưng lại thành công hơn hẳn.

Nếu người Hàn Quốc tự hào về chiến tích huyền thoại lọt vào bán kết ở World Cup 2002 thì Nhật Bản lại duy trì phong độ ổn định khi vượt qua vòng bảng đến 3/6 lần tham dự. Ngay cả Triều Tiên cũng từng vào tứ kết World Cup 1966.

Một điều kỳ lạ nữa của bóng đá vùng Tây Á là các đội tuyển ở đây là bại tướng quen thuộc của... VN. Ở Asian Cup 2007, VN từng thắng UAE và cầm hòa Qatar. Tại Asiad 2014, thầy trò HLV Toshiya Miura tạo nên cơn địa chấn với chiến thắng 4-1 trước Iran.

Rồi đến VCK U-23 châu Á 2018, các cầu thủ VN dưới sự dẫn dắt của HLV Park vượt qua một loạt đội bóng Trung Đông gồm Syria, Iraq và Qatar để vào đến chung kết. Tất cả những đội bóng đó đều được đánh giá cao hơn hẳn VN trước khi vào cuộc. Vì sao lại có nghịch lý này?

Nan đề Tây Á

Thật ra, bóng đá vùng Trung Đông chưa bao giờ được đánh giá cao về sự bài bản. Để đánh giá sự phát triển thực thụ của một nền bóng đá, người ta căn cứ vào giải vô địch quốc gia, hệ thống đào tạo trẻ cùng chương trình bóng đá học đường. Xét những tiêu chí này, hầu như không quốc gia nào ở Tây Á sánh được với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, thậm chí là Thái Lan.

Chiến tranh và bất ổn liên miên khiến điều kiện chơi bóng của trẻ em Iraq hay Syria là cực kỳ khó khăn. Việc các quốc gia này kém phát triển về hệ thống đào tạo trẻ và bóng đá học đường là điều dễ hiểu.

Ngay cả ở những quốc gia giàu có như Saudi Arabia, Qatar, UAE, nền bóng đá cũng không được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Giải vô địch những quốc gia này có tổng giá trị [dựa trên giá trị chuyển nhượng cầu thủ] rất lớn, ngang ngửa J-League hay K-League nhờ việc các đội bóng vung tiền mua về ngôi sao nước ngoài. Nhưng kết quả gặt hái thì hoàn toàn không tương xứng.

24/34 chức vô địch AFC Champions League thuộc về các CLB Đông Á, trong khi Tây Á chỉ có 7 danh hiệu.

Tất cả những mặt trái của bóng đá Tây Á khiến người ta liên tưởng đến một thế lực trong làng bóng đá thế giới - châu Phi. Thật vậy, phần lớn những quốc gia bóng đá hùng mạnh của lục địa đen như Nigeria, Cameroon, Senegal, Ai Cập... cũng không có nổi một nền bóng đá phát triển đúng nghĩa. Nhưng họ vẫn cứ mạnh, một phần quan trọng vì các cầu thủ Phi châu có rất nhiều tố chất bẩm sinh để chơi bóng hay.

Cầu thủ Tây Á khá tương đồng với châu Phi về thể trạng. Trong bóng đá, thể trạng và thể lực đương nhiên đóng vai trò quan trọng, dù không phải là tất cả. Trên thực tế, nhiều đội bóng châu Phi đủ sức gây khó dễ, thậm chí là đánh bại các đại gia châu Âu và Nam Mỹ, nhưng cũng chưa có đội tuyển nào của lục địa đen lọt vào bán kết World Cup.

Điểm lại những chiến thắng của bóng đá VN trước các đối thủ vùng Trung Đông, có thể thấy một điểm tương đồng: đối thủ thường đánh giá thấp chúng ta, để rồi vào trận ào ạt xông lên như muốn “làm gỏi” đội bóng có thể hình nhỏ bé hơn hẳn. Nhưng khi vấp phải sự chống trả quyết liệt và khôn ngoan, họ lại bắt đầu nao núng, sốt ruột, rồi hoảng loạn trước những đợt phản công...

Ở Asian Cup, HLV nổi tiếng của tuyển Iran Carlos Queiroz đã sớm phủ nhận VN khi tuyên bố các học trò của ông Park chỉ là đội bóng lót đường. Ngay cả khi VN hiện tại khó lặp lại kỳ tích đè bẹp Iran 4-1 thời ông Miura, khi bóng chưa lăn, việc coi thường đối thủ luôn là dấu hiệu của một kết quả tai hại! ■

Bóng đá là tôn giáo thứ 2

Trong cuốn The Turbulent World of Middle East Soccer [tạm dịch: Thế giới hỗn loạn của bóng đá Trung Đông], tác giả James Dorsey gọi bóng đá là tôn giáo thứ 2 của người dân khu vực này. Theo Dorsey, những người Hồi giáo bảo thủ lên án bóng đá vì cho rằng trò chơi đó “gây ra thù hận và căm ghét”, và cho rằng đó là một món giải trí lạc loài du nhập từ phương Tây. Nhưng họ chỉ là thiểu số. Bóng đá trong khu vực đã thực sự là trò chơi gắn kết những người dân nghèo, và đôi khi là cả quốc gia, nhất là ở những nước đa dạng về chủng tộc, tôn giáo và chia rẽ như Iraq hay Syria.

TTO - Chỉ có hai đại diện của bóng đá châu Á là Iran [thắng Morocco 1-0], Nhật Bản hạ Colombia [2-1], ba đội còn lại là Úc, Hàn Quốc và Saudi Arabia cùng trắng tay sau trận mở màn vòng bảng ở World Cup 2018.

  • HLV Toshiya Miura: 'Nhật Bản phải nắm bắt cơ hội đi tiếp'
  • Nhật Bản bất ngờ quật ngã Colombia của James Rodriguez

Hình ảnh gục ngã của Saudi Arabia trong trận thua Nga 0-5.- Ảnh: FIFA

Chiến thắng của Nhật Bản và Iran phần nào đó làm mát mặt bóng đá châu lục đông dân nhất thế giới. Nhưng ở góc độ nào đó thì bóng đá châu Á vẫn còn khoảng cách so với châu Âu, châu Phi hay Nam Mỹ ở sân chơi World Cup.

Khoảng cách đó là gì? Ưu điểm, nhược điểm của họ ra sao?

Dưới đây là những phân tích của cựu tuyển thủ Thạch Bảo Khanh, nhà vô địch AFF Suzuki Cup 2008.

Nếu xét về kỹ chiến thuật, bóng đá châu Á không kém các đội bóng đẳng cấp thế giới. Đơn giản chỉ vì cầu thủ hiện tại được đào tạo hết sức căn bản, có trình độ văn hóa cao cho nên họ tiếp thu rất nhanh các ý tưởng, chiến thuật mà HLV đề ra.

Và cũng chính vì được đào tạo cơ bản từ nhỏ nên đến tuổi trưởng thành, các cầu thủ châu Á cũng không kém cạnh về kỹ thuật cá nhân, tất nhiên là không thể so sánh với các siêu sao tầm cỡ như Neymar, Messi hay Ronaldo…

Colombia chết lặng người khi bị cầu thủ Nhật Bản phá lưới- Ảnh: REUTERS

Kỹ thuật cá nhân nhuần nhuyễn giúp cầu thủ châu Á biết làm chủ quả bóng, dám đột phá hay phối hợp trong phạm vi hẹp để thoát khỏi sự truy cản của đối phương. Trong trận thắng Colombia 2-1, cầu thủ Nhật Bản thể hiện nhiều pha ngoặt bóng, đảo người khá ngoạn mục để thoát đi.

Điểm yếu cố hữu của bóng đá châu Á là chưa thể sánh bằng cầu thủ châu Âu, Nam Mỹ về mặt thể hình. Có thể, cầu thủ Iran, Saudi Arabia, Úc hay Hàn Quốc cao lớn nhưng khi đặt bên cạnh cầu thủ châu Âu, Nam Mỹ hay châu Phi thì người châu Á vẫn chưa thể so đọ được về độ dày, sức mạnh, tốc độ...

Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng cao, do vậy phần thua thiệt luôn thuộc về cầu thủ thấp bé, nhẹ cân. Về điều này thì chỉ có dân chơi bóng đá chuyên nghiệp mới cảm nhận một cách đầy đủ nhất nỗi khổ khi phải liên tục rượt theo đối thủ to cao và khỏe hơn mình.

Có thể hai cầu thủ cao ngang nhau, nhưng cơ bắp chưa rắn chắc, độ dày của cơ thể không bằng đối phương tất yếu sẽ nhận phần thất bại trong các tình huống tranh chấp tay đôi, vốn luôn diễn ra trong suốt 90 phút. Và cứ sau mỗi lần va chạm, thất thế như vậy sẽ mang lại sự trạng thái tâm lý cho cầu thủ, từ đó kéo theo sự xuống sức.

Tâm lý không ổn định, cũng là một yếu tố rất quan trọng khiến cho cầu thủ thiếu tự tin, e dè trong các lần tranh chấp tiếp theo. Thua thiệt trong đối đầu tay đôi đi liền với mặc cảm. Nhiều cầu thủ lùi dần về sân nhà với suy nghĩ nếu mình đánh chặn không thành công thì sẽ có đồng đội bọc lót hỗ trợ.

Cổ động viên Nhật Bản phấn khích với chiến thắng của đội nhà trước Colombia- Ảnh: REUTES

Nếu để ý, sẽ thấy rất rõ các đội bóng châu Á luôn chơi với số đông trên phần sân nhà. Có thể là do đội của họ kém thế, yếu hơn đối thủ nhưng mấu chốt của vấn đề là sự thiếu tự tin.

Việc được chơi bóng đỉnh cao, cọ xát quốc tế thường xuyên sẽ trang bị cho cầu thủ rất nhiều điều bổ ích.

Nói vậy, sẽ có người phản bác rằng LĐBĐ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Iran hay Saudi Arabia đâu có thiếu tiền, đi đá giao hữu quốc tế thường xuyên, thế thì tại sao trình độ của họ chưa sánh bằng nhiều đội khác? Họ cũng không thiếu chế độ dinh dưỡng khoa học, cơ sở vật chất thì trên cả tuyệt vời, nhiều cầu thủ của các nước này đang đá thuê ở châu Âu.

Vậy thì điều gì khiến họ chưa thật sự là chính mình?

Xin thưa, chơi bóng ở châu Âu, nhưng là ở hạng nào chứ không phải sang châu Âu đá thuê thì sẽ lừng danh ngay lập tức. Đội bóng nào cũng cần có ngôi sao, nhưng cần phải hiểu rằng một cánh én không thể mang lại mùa xuân, và yếu tố kỷ luật chiến thuật phải được đặt lên hàng đầu.

Tôi đồng ý với nhiều chuyên gia, HLV kỳ cựu ở VN cho rằng khoảng cách giữa các đội đang được thu hẹp lại ở World Cup 2018. Nhưng dẫu có hẹp đến mấy chăng nữa thì khoảng cách giữa bóng đá châu Á với châu Phi, châu Âu hay Nam Mỹ vẫn còn khá xa. Cách biệt ấy, theo tôi, nằm ở chỗ thua thiệt về thể hình, thể lực, sức mạnh.

Viết đến đây, tôi cảm nhận biết bao khó khăn trong việc trả lờicâu hỏi- đến bao giờ thì đội tuyển VN hiện diện ở World Cup?

Một câu hỏi hết sức hóc búa. Khó trả lời ở chỗ hầu hết các cầu thủ VN hiện nay đều có chiều cao dưới 1,80m, nhẹ cân và không có độ dày của cơthể dù rằng kỹ thuật cá nhân của tất cả đều rất khéo. Với thể hình như vậy, thật khó mà đòi hỏi họ chiến thắng trong các tình huống một chọi một trên cao. Không tương đồng với đối phương ở khía cạnh này thì chuyện bao giờ đội tuyển VN góp mặtở World Cup hãy còn xa vời lắm.

Để xóa dần khoảng cách ấy không là điều đơn giản, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thể hình, thể lực là vô cùng quan trọng.

Có thể, bạn đọc không đồng tình với nhận định này, nhưng đó là góc nhìn và suy nghĩ của tôi sau loạt trận mở màn của năm đội tuyển châu Á.

Nhật Bản đánh bại Iran tại bán kết Asian Cup như thế nào?

Đội tuyển Iran từng được báo chí Trung Quốc miêu tả là “làm cả châu Á khiếp sợ” sau cùng đã thất bại, thậm chí thua trắng 0-3 trước Nhật Bản. Điều gì đã diễn ra?

11:52 29/1/2019


Vì sao Nhật Bản thắng dễ Iran, vất vả trước Việt Nam?

Vì sao Iran không thể làm khó Nhật Bản như tuyển Việt Nam?

15:43, 29 Tháng Một 2019

© Ảnh : Hoàng Linh - TTXVN

Cựu tiền vệ tuyển Nhật Bản Toshiya Fujita cho rằng tuyển Iran không có sự biến hóa trong lối chơi như Việt Nam, điều này giúp họ dễ đá và thậm chí thắng đậm đối thủ, Zing cho hay.

Sputnik

Video liên quan

Chủ Đề