Vì sao bị bầm phải sức dàu

Nhiều người đã khá thờ ơ với những vết bầm tím tự nhiên xuất hiện trên cơ thể. Trên thực tế, vết bầm này không phải là "vết ma cắn" như mọi người hay đồn với nhau, mà đó là dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, rất nguy hiểm và đang có dấu hiệu gia tăng ở Việt Nam.

Tiểu cầu là một tế bào nhỏ liên tục di chuyển trong máu, giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể cầm máu. Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu có trong máu bị giảm đi. Bất kì ai cũng có thể mắc phải này nhưng tỷ lệ trẻ em và những người trẻ tuổi mắc phải nhiều hơn.

Nguyên nhân dẫn dến những vết bầm tím dưới da

Xuất huyết dưới da là hiện tượng phổ biến, thông thường do sự va đập hoặc diễn ra tự nhiên do thiếu vitamin, axit folic,… Nhưng vết bầm tím không đau, không ngứa này cũng có thể lại là biểu hiện bệnh lý về máu.

Như vậy bầm máu trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền, ngoài ra còn có thể do các bệnh lý như bệnh Scobut hay còn gọi là bệnh thiếu vitamin C… khiến cơ thể không sản xuất đủ tiểu huyết cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm bảo vai trò dẫn đến xuất huyết dưới da, hoặc do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.

Nếu không bị va đập hoặc trượt ngã ở đâu, nhưng trên cơ thể bạn vẫn xuất hiện những vết bầm tím thì tức là bạn đã mắc những căn bệnh về máu như: thiếu máu, viêm nứt động mạch,...Đôi khi nó còn là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như: ung thư máu, ung thư tủy di căn. Thông thường, các vết bầm sẽ mất đi trong thời gian ngắn, nhưng với những người bị nặng sẽ có những triệu chứng như thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết và đau đầu. Và khi có dấu hiệu này phải lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay, nếu không bạn sẽ khó mà giữ được tính mạng.

Chủ quan với những vết bầm tím là mất mạng "như chơi"

Khi thấy vết bầm dưới da, nhiều người thường chủ quan không đi điều trị. Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian.

Tuy nhiên, nếu thấy vết tụ máu xuất hiện nhiều, thường xuyên dưới da nhưng không có lý do rõ ràng, chúng ta cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý về rối loạn đông máu cần phải được bác sĩ xác định và điều trị.

Không nên coi thường tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua. Khi cơ thể không sản xuất đủ tiểu cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm đương vai trò thì dù không có va chạm thương tích tình trạng xuất huyết dưới da rất dễ xảy ra. Đặc biệt, trong một số trường hợp bầm tím có thể dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì thế, để biết chính xác nguyên nhân vết bẩm, cần xét nghiệm máu để xem lượng tiểu huyết cầu có bình thường hay không.

Xử trí với những “vết ma cắn”

Vết bầm máu thông thường có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu, sau khoảng 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ xậm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất.

Với các vết bầm nhẹ:

  • Dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị thương tổn để giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm, sưng và chảy máu.

  • Nên chườm nhiều lần, giữa những lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ: Chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương.

Với những vết bầm máu sau phẫu thuật:

  • Xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn.

Với những vết bầm máu ở chân tay:

  • Có thể kết hợp với băng ép thành mạch, kê cao chi bị chấn thương…
  • Có thể sử dụng thêm thuốc thoa ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn.

Lưu ý:

  • Không chườm đá trực tiếp lên da. Có thể quấn đá vào một chiếc khăn hoặc làm ướt khăn với nước lạnh.
  • Không lăn trứng gà.
  • Không xoa dầu nóng lên vết máu bầm.
  • Tránh nắn bóp.

Sự hiểu biết sai lầm này sẽ khiến vị trí chấn thương bị chảy máu nhiều và vết thương viêm nhiễm nặng hơn.

Điều này gây ra sự xuất hiện màu tím hơi đỏ hoặc màu đen và xanh của những vết thâm tím trên da. Khi cơ thể bắt đầu lành lại và chuyển hóa các tế bào máu, thì vết bầm thường sẽ mờ dần thành một màu xanh lá cây, màu vàng, hoặc màu nâu trước khi biến mất hoàn toàn.

Thế nhưng nếu có những vết bầm tím xuất hiện thường xuyên và không thể tìm ra lý do tại sao, thì có thể có một lý do tiềm ẩn. Đơn giản chỉ là vô tình va đụng mạnh tay hay chân hoặc nó có thể là một cái gì đó khác hoàn toàn.

Tuổi tác

 Khi có tuổi, da sẽ mất một số các lớp mỡ bảo vệ có tác dụng làm lớp đệm chống lại hậu quả khi bị va đập và ngã. Làn da cũng trở nên mỏng hơn trong khi việc sản xuất collagen chậm đi. Điều này có nghĩa rằng với người có tuổi thì thường chỉ cần đụng một chút xíu là đã gây một vết bầm chứ không như người đang còn trẻ.

Bệnh xuất huyết dưới da

Tình trạng thuộc về mạch máu [vốn phổ biến hơn ở người già] gây ra hàng ngàn vết bầm nhỏ li ti, thường trên ống quyển, nhìn từ xa chúng giống như ớt bột cay. Các vết bầm tím là do máu bị rò rỉ ra ngoài các mao mạch nhỏ.

Rối loạn máu

 Những rối loạn máu như bệnh máu khó đông và bệnh bạch cầu có thể gây bầm tím da không rõ nguyên nhân, thường là do máu không đông lại đúng cách. Nếu thường xuyên có vết bầm nghiêm trọng không rõ nguyên nhân, thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh như vậy, đặc biệt là nếu nó xuất hiện một cách đột ngột.

Bệnh tiểu đường

 Những người bị bệnh tiểu đường có thể biến đổi màu da thành ngăm đen, thường ở những vùng mà tại đó da thường xuyên tiếp chạm vùng da khác. Những biến đổi màu này có thể bị nhầm lẫn với vết bầm tím, nhưng nguyên nhân ẩn giấu thực ra là do đề kháng insulin.

Căng thẳng quá mức trong quá trình tập thể dục

 Việc bắt cơ bắp căng thẳng quá mức, ví dụ nâng vật nặng, có thể làm các mạch máu vỡ và dẫn đến bầm tím. Những vết rách cực nhỏ trong thớ sợi cơ bắp do tập thể dục cũng có thể gây ra các vết bầm tím.

Ngoài ra, nếu tham gia vào các môn thể thao hoặc các bài tập thể dục mạnh mẽ, da có thể va đập và có các chấn thương nhỏ, chúng là nguyên nhân gây ra vết bầm tím mà ta không nhớ được độ mạnh va đập thực tế lúc đó.

Cơ thể trẻ phát triển quá mức so với lứa tuổi: 

Là các hình ảnh vết bầm máu di chuyển song song hoặc ngoằn nghèo giống như rắn bò trên thân mình của các trẻ phát triển cơ thể quá mức, hay gặp các vết này tại vị trí thắt lưng, nách, vai gáy, đùi, và cẳng chân. Các vết này dễ nhầm với hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da do ký sinh trùng.

Dược phẩm

Các thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu và các chất chống tiểu cầu làm giảm khả năng đông máu và khiến cho cơ thể có nhiều khả năng thâm tím hơn. Những thuốc như aspirin, prednisone, prednisolone, thuốc tránh thai và những thứ khác cũng có thể làm suy yếu các mạch máu, điều này làm gia tăng khả năng xuất hiện các vết bầm tím.

Tiền sử và di truyền trong gia đình

Nếu các thành viên trong gia đình có xu hướng dễ bị thâm tím, thì nhiều khả năng bạn cũng sẽ bị như vậy [mặc dù luôn có những biện pháp giúp khắc phục khuynh hướng di truyền tiềm tàng này].

Tác hại từ ánh nắng mặt trời

Cơ thể cần phơi nắng thường xuyên để sản xuất vitamin D [và nhận được một loạt các lợi ích khác nữa] nhưng việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều, đặc biệt là kiểu nắng đến cháy da, có thể khiến da mất đi tính mềm mại và đàn hồi của nó. Điều này làm da dễ bầm tím hơn và dễ nhận thấy hơn.

Ở những người dễ bị bầm tím thường là do các ống mao mạch của họ quá mong manh và về bản chất chúng dễ bị rách vỡ. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo các mao mạch luôn mạnh mẽ và linh hoạt là phải đảm bảo nguồn vitamin P tuyệt vời trong chế độ ăn uống. 

Nguồn thực phẩm tuyệt vời có sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây. Thông thường, một chế độ ăn uống toàn diện với nhiều rau hữu cơ và một số loại trái cây đã là quá đầy đủ để cung cấp tất cả các vi chất dinh dưỡng mà mọi người cần để ngăn chặn vết bầm từ tất cả các yếu tố, trừ những chấn thương nghiêm trọng nhất.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Có rất nhiều trường hợp va quệt, ngã, bị chấn thương nhẹ, nhưng người bệnh và người nhà đã xử lý sai cách như dùng dầu nóng xoa bóp, chườm nóng, bó thuốc… khiến vùng da bị hoại tử, nhiễm trùng. Thậm chí, có nhiều người bị rách, đứt dây chằng và để kéo dài khiến tổn thương trở nên nặng nề và điều trị phức tạp hơn.

Như trường hợp của một người bệnh chỉ là vết thương nhẹ do ngã xe bị ghi đông xe đạp đập vào vùng ngực. Người bệnh đã dùng dầu nóng xoa bóp thấy dễ chịu người bệnh tiếp tục xoa thêm. Sau khoảng 1 ngày, tại vết thương có cảm giác nóng rát, vùng da bắt đầu đỏ và rộp lên. Chỉ khi vết thương ngày càng cảm giác đau nhức, khó chịu, người bệnh mới tới khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.



Vị trí tổn thương của người bệnh khi nhập viện


Theo bác sĩ Bệnh viện cho biết như trường hợp của người bệnh cần điều trị nội khoa và theo dõi thêm vì vết thương nóng, đỏ, đau rất có thể đã bị tụ máu. Nếu điều trị nội khoa không thuyên giảm sẽ phải tiến hành làm thủ thuật, chích máu tụ. Bởi nếu để lâu sẽ có thể gây áp xe, hoại tử, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Cũng theo bác sĩ người dân hay có thói quen xoa dầu nóng, dán cao nóng, đắp lá nóng, xoa thuốc rượu sẽ làm tan máu bầm. Nhưng việc dùng nhiệt tác động lên vùng bị thương là sai lầm nghiêm trọng. Vì nhiệt làm cho các mạch máu giãn nở, gây chảy máu nhiều hơn, khiến tình trạng sưng đau và bầm nơi vùng bị thương càng nặng. Thậm chí, việc xử trí sai phương pháp, trong đó dùng nhiệt khiến máu tụ nhiều gây hoại tử, nguy cơ nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong, hay di chứng teo cơ, cứng khớp về sau. Người dân có thể dùng phương pháp đơn giản là chườm lạnh tại nhà. Vì chườm lạnh sẽ giúp các mạch máu co lại, hạn chế tình trạng gây chảy máu, tụ máu. Tuyệt đối, không được thoa dầu nóng, dán cao, xoa rượu thuốc,… Sau khi bị chấn thương, nếu thấy vùng bị thương sưng, đau nhiều, hạn chế vận động, di chuyển khó khăn thì cần đến cơ sở y tế để được xử trí nhanh chóng, kịp thời.


Video liên quan

Chủ Đề