Vì sao be Thu không chịu gọi ông Sáu la ba

Lý do mà bé Thu không chịu nhận ông Sáu là ba?


Câu 94219 Nhận biết

Lý do mà bé Thu không chịu nhận ông Sáu là ba?


Đáp án đúng: c

Phương pháp giải

Phân tích chi tiết tác phẩm Chiếc lược ngà --- Xem chi tiết
...

Đề đọc hiểu Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng]

THPT Sóc Trăng Send an email
0 6 phút

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến tác phẩm, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo soạn bài Chiếc lược ngà cùng một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

  • 1 Đọc hiểu Chiếc lược ngà
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3

1. Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm, tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà trong tác phẩm Chiếc lược ngà, mẫu số 1:

Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má". Đó là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của Thu bởi em chờ đợi một hình ảnh khác hình ảnh người cha giống hệt tấm hình chụp chung với má.

Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi. Từ chỗ em chỉ gọi trống không với cha: "Vô ăn cơm", "Cơm chín rồi!". "Con nói rồi mà người ta không nghe", hoặc "Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái" đến chỗ em không chấp nhận sự chăm sóc của cha. Khi ông Sáu gắp một cái trứng cá bỏ vào bát cơm: "Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm" và cao hơn là nó đã bỏ đi: "Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dậy lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông, nó sang nhà ngoại".

Sự phản ứng của Thu càng ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến chỗ rõ ràng, mạnh mẽ chứng tỏ đây là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Sự ngang ngạnh của em hoàn toàn "có lí" và không đáng trách vì em đâu có biết vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh, em đâu có biết người đàn ông có "Vết thẹo dài bên má phải", "đỏ ửng", "giần giật, trông rất dễ sợ" kia lại là người mà em trông đợi bấy lâu. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ ấy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.

Bài vănPhân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà hay nhất

Chi tiết vết sẹo là một chi tiết đắt giá. Nó có giá trị lớn trong việc xây dựng tình huống, bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo lớn. Chiến tranh đã làm con người bị biến dạng, chiến tranh đã làm cho con không nhận ra cha, chiến tranh len lỏi tàn phá từng gia đình, tàn phá, huỷ diệt mọi lĩnh vực để đến nỗi con không nhận ra cha.

Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra cha:

Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. "Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run" chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.

Tính cách nhân vật bé Thu:

Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

Cách miêu tả diễn biến tâm lí thành công: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

--------------HẾT BÀI 1-----------------

Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm, tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà trong tác phẩm Chiếc lược ngà là một nội dung, bài học hay trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Các em tiếp tục theo dõi bài viết Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà cùng với phần Cảm nhận của em về nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hơn.


I. Dàn ý Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu:
- Chiếc lược ngà là truyện ngắn cảm động viết về tình cảm cha con
- Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận cha góp phần quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

2. Thân bài

* Trước khi nhận ba:
- Sợ hãi, bỏ chạy khi được ông Sáu ôm vào lòng trong lần đầu gặp mặt
- Bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu là ba:
+ Xa lánh ông Sáu, quyết không chịu gọi tiếng ba
+ Từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu
+ Nói trổng khi muốn nhờ ông Sáu chắt nước giúp
+ Hất tung cái trứng ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp vào bát
+ Bị ba đánh đòn à khóc chạy sang nhà bà ngoại
=> Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng ẩn chứa bên trong là tình thương tha sâu sắc.

* Sau khi nhận ba:
- Nghe bà ngoại kể về vết sẹo à Hiểu ra mọi chuyện, hối hận và thương ba nhiều hơn.
- Cất tiếng gọi ba trong khoảng khắc chia tay
- Ôm lấy ba, hôn lên vết sẹo trên mặt ba, không muốn ba rời đi
=> Tình thương cha tha thiết, mãnh liệt

3. Kết bài

- Bé Thu là cô bé bướng bỉnh nhưng giàu tình thương cha.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Video liên quan

Chủ Đề