Vì sao bão tạo ra sóng

Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam bắt đầu quan tâm đến nguy cơ sóng thần, sau trận động đất mạnh tại Sumatra vào cuối năm 2004 [Indonesia] gây ra sóng thần khủng khiếp, tàn phá nhiều dải ven biển từ Indonesia, Thái Lan, An Độ, Srilanca sang tận Châu Phi và làm hơn hai trăm ngàn người thiệt mạng. Thực ra con người đã biết đến tai họa thiên nhiên này từ thời cổ đại. Tuy nhiên các nhà khoa học thật sự nghiên cứu sóng thần chỉ sau khi môn địa chấn học ra đời và phát triển từ cuối thế kỷ 19 đến nay, bởi vì sự xuất hiện sóng thần có liên quan trực tiếp với động đất xảy ra trên biển và đại dương.Vậy sóng thần là gì?

Sóng thần là gì ?

Nếu định nghĩa theo cách duy danh, thì sóng thần là đợt sóng biển cực mạnh có đỉnh sóng cao hàng chục mét ập vào bờ, có khả năng tàn phá tất cả những vật cản trên đường tiến và rút lui của sóng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng các biện pháp phòng chống tai họa thiên nhiên này, chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây ra sóng thần và đặc điểm của chúng. Ngày nay, các nhà vật lý địa cầu khẳng định sóng thần do một số động đất có chấn tâm nằm trên đáy biển hay đáy đại dương gây ra. Tuy nhiên, sự dâng nước trong vịnh biển do bão tố hay thủy triều lớn gây ra đôi khi cũng được xếp vào loại sóng thần. Có lẽ người ta xuất phát từ tên gọi sóng thần trong tiếng Nhật đã trở thành thuật ngữ quốc tế [sóng thần theo tiếng Nhật gọi là tsunami, có nghĩa là sóng trong hải cảng] để xếp sóng lớn do bão tố vào loại sóng thần, mặc dù sóng thần và sóng do gió có các đặc trưng khác nhau.

Nguyên nhân gây nên một trận sóng thần

Những trận động đất sâu dưới lòng đại dương là một trong những nguyên nhân gây nên những trận sóng thần. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu một chút về kiến tạo địa tầng của vỏ Trái Đất. Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển ở trên và quyển mềm ở dưới. Thạch quyển bao gồm nhiều lớp đất đá rất cứng và tạo nên bề mặt các lục địa cũng như đáy đại dương. Quyển mềm tuy gồm nhiều chất rắn khác nhau nhưng ở nhiệt độ và áp suất rất cao nên có dạng lỏng sệt. Do đó phần thạch quyển bên trên chất lỏng sệt luôn chuyển động, dù rất nhỏ [2,5 đền 5 cm mỗi năm].


Chính sự chuyển động này đã tạo nên những chỗ đứt gãy trên vỏ Trái Đất khiến thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo, các mảng kiến tạo này tiếp tục chuyển động trên quyển mềm. Khi 2 mảng kiến tạo ở đáy đại dương va chạm nhau, một mảng kiến tạo sẽ bị đẩy lên cao trong khi một mảng khác bị đẩy xuống, đồng thời nó sẽ tạo nên những trận động đất lớn dưới đại dương. Sự va chạm này khiến hàng tấn đất đá bị đẩy lên đồng thời tác động một lực vô cùng lớn lên khối lượng nước ở trên nó, khối nước khổng lồ bị đẩy lên sau đó dưới tác dụng của trọng lực lại kéo nó xuống sẽ tạo nên sự dao động giống như những gợn sóng trên mặt ao, chỉ có điều những gợn sóng này có thể cao tới cả chục mét. Ngoài ra những vụ phun trào núi lửa hay những vụ sạt lở đất đá dưới đại dương cũng có thể tạo nên sự dịch chuyển của những khối nước khổng lồ và tạo nên những đợt sóng thần.

Đặc điểm và phân loại sóng thần

Về cơ bản, sóng thần khá giống với những con sóng bình thường trên đại dương, tuy nhiên chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể di chuyển những quãng đường lên tới hàng nghìn cây số. Chiều cao của một đợt sóng thần trên đại dương thường không đến 1 mét tuy nhiên càng vào đất liền những con sóng càng cao hơn [có thể lên đến vài chục mét], khiến cho sức phá hủy của chúng là vô cùng lớn. Còn nhớ thảm họa động đất sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương, những đợt sóng thần đã di chuyển một đoạn đường dài 600 cây số từ tâm trận động đất, đạt tốc độ lên đến 480 cây số một giờ và những bức tường nước khi ập vào đất liền cao bằng một tòa nhà 10 tầng.


Để phân loại sóng thần, các nhà khoa học cũng dựa trên những đặc điểm của những con sóng bình thường, đó là:

Chiều cao sóng [waveheight]: khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp nhất của những con sóng.
Chiều dài sóng [wavelength]: khoảng cách giữa 2 con sóng liên tiếp nhau.
Chu kỳ sóng [waveperiod]: quãng thời gian để 2 con sóng liên tiếp di chuyển đến cùng một điểm.
Tốc độ sóng [wavespeed]: tốc độ của những con sóng khi di chuyển trên đại dương.

Khác với những con sóng bình thường, được tạo nên bởi tác động của gió lên bề mặt nước tạo ra sự lan truyền năng lượng trên bề mặt, năng lượng của những con sóng thần thường rất lớn và lan truyển trong lòng đại dương. Do đó nó có thể di chuyển được những quãng đường rất xa và với vận tốc rất lớn. Khi tiến vào đất liền, đáy biển trở nên nông hơn khiến những con sóng không thể di chuyển nhanh được nữa, năng lượng của những con sóng đẩy chúng lên cao và tạo ra những bức tường nước khổng lồ. Bên cạnh đó, tốc độ của những con sóng cũng phụ thuộc vào độ mạnh yếu của những trận động đất tại tâm chấn.

Sức mạnh của những đợt sóng thần

Khi những con sóng thần tiếp cận vào đất liền cũng là lúc sức mạnh và sự phá hủy của chúng là lớn nhất. Mực nước biển ven bờ có thể tăng lên hoặc giảm đi đột ngột, đôi khi bạn có thể thấy bờ biển bị rút hết nước nhưng sau đó là những cột nước khổng lồ khi một đợt sóng thần xuất hiện.

Khi những con sóng thần tiếp cận vào đất liền cũng là lúc sức mạnh và sự phá hủy của chúng là lớn nhất.


Những đợt sóng thần càng gần đất liền thì chu kỳ sóng càng giảm, do đó sẽ có liên tiếp những đợt sóng nhanh và mạnh ập vào đất liền.

Những con sóng thẳng đứng cao hàng chục mét mang theo một lượng nước khổng lồ nhấn chìm mọi thứ nó đi qua, sau đó những đợt sóng thần tiếp theo lại tiếp tục càn quét và phá hủy. Cứ thế những đợt sóng thần đến mà không cần báo trước với số lượng không thể đếm hết, gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. Không những vậy tầm ảnh hưởng của sóng thần là rất lớn, kéo dài cho đến những quần đảo và đất liền cách hàng ngàn cây số từ tâm chấn.

Những vùng chịu thiệt hại nhiều nhất là khu vực ven biển và những nơi có chiều cao thấp hơn 15 mét so với mặt nước biển. Đồng thời những vùng vịnh với cửa biển hẹp có thể khuếch đại sức mạnh của sóng thần lên gấp nhiều lần, nó tạo một hiệu ứng giống như cái phễu. Bên cạnh đó những con sông hoặc kênh đào gần biển cũng làm tăng sức mạnh của sóng thần khiến chúng có thể làm ngập lụt những vùng đất đai rộng lớn.

Một điểm nữa tạo nên những đợt sóng thần có sức mạnh khủng khiếp nhất đó là hiệu ứng cộng hưởng. Khi những đợt sóng liên tiếp tràn vào các vùng vịnh, chúng bị bật ngược trở lại và gặp những đợt sóng tiếp theo gây ra sự cộng hưởng. Hiệu ứng này có thể làm tăng sức mạnh và sự phá hủy của những đợt sóng thần lên gấp nhiều lần, khiến cho thiệt hại ở những khu vực có sự cộng hưởng lớn hơn rất nhiều so với những khu vực khác.

Các biện pháp dự đoán và cảnh báo sóng thần

Sức phá hủy của những trận sóng thần là vô cùng lớn, tuy nhiên với sự phat triển của khoa học kỹ thuật và nhận thức của con người đã giúp dự đoán, ngăn chặn và giảm bớt thiệt hại do sóng thần gây ra. Sóng thần có thể nhận biết bằng cách quan sát mực nước biển, khi sóng thấn xuất hiện ngoài đại dương mực nước biển gần bờ có thể bị rút đến cả trăm mét, hoặc dâng cao một cách kỳ lạ. Một dấu hiệu cảnh báo khác là những loài động vật ở gần biển, chúng có thể cảm nhận được những sóng hạ âm từ một trận động đất nhiều giờ trước khi một đợt sóng thần tấn công vào bờ và bỏ chạy lên vùng đất cao hơn.

Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu nhằm dự đoán trước các trận sóng thần, như việc phát mình ra hệ thống đo lường độ sâu của đại dương và đánh giá sóng thần viết tắt là DART. Hệ thống này sử dụng máy ghi áp lực ở đáy đại dương nhằm ghi lại những thay đổi dù nhỏ nhất của áp lực nước phía trên từ đó có thể phát hiện dấu hiệu hình thành của những con sóng thần.

Đã có nhiều trung tâm liên tục theo dõi các sự kiện địa chấn và mức thay đổi của nước thủy triều để dự đoán sóng thần, trong đó có trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương [PTWC] ở Hawaii, trung tâm cảnh báo sóng thần ở Alaska [ATWC], ngoài ra còn rất nhiều trung tâm cảnh báo khác đươc đặt ở khắp nơi trên thế giới. Các thông tin được thu thập và gửi về để đánh giá phân tích, và nếu phát hiện mối đe dọa sóng thần thì lập tức sẽ được thông báo đến những vùng sẽ chịu ảnh hưởng để có những biện pháp đối phó cũng như sơ tán kịp thời.

Bên cạnh các biện pháp cảnh báo, một số quốc gia thường xuyên phải chịu hậu quả của sóng thần như Nhật Bản đã nghĩ ra một số phương án nhằm giảm bớt thiệt hại của sóng thần. Ví dụ như việc xây dựng những bức tường chắn sóng cao tới 4-5 m, hay hệ thống các cửa cống và kênh nhằm dẫn nước từ những đợt sóng thần đi hướng khác tránh ngập lụt. Ngoài ra việc trồng cây dọc bờ biển cũng góp phần làm giảm sức mạnh của những đợt sóng thần.

Cho dù nền văn minh của con người có phát triển đến đâu thì khi đứng trước sự giận dữ của mẹ thiên nhiên chúng ta vẫn vô cùng nhỏ bé. Cũng chính một phần hành động của chúng ta đã góp phần làm thay đổi hệ sinh thái, khí hậu khiến cho những tham họa thiên nhiên ngày càng tàn khốc hơn. Vì thế ngay từ bây giờ đừng nói rằng tôi không thể giúp sức góp phần chống lại sự thay đổi khí hậu mà hãy bằng những hành động nhỏ nhất giúp Trái Đất mãi xanh tươi cho thệ hệ mai sau.

T.U [t/h]

Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam bắt đầu quan tâm đến nguy cơ sóng thần, sau trận động đất mạnh tại Sumatra vào cuối năm 2004 [Indonesia] gây ra sóng thần khủng khiếp, tàn phá nhiều dải ven biển từ Indonesia, Thái Lan, An Độ, Srilanca sang tận Châu Phi và làm hơn hai trăm ngàn người thiệt mạng. Thực ra con người đã biết đến tai họa thiên nhiên này từ thời cổ đại. Tuy nhiên các nhà khoa học thật sự nghiên cứu sóng thần chỉ sau khi môn địa chấn học ra đời và phát triển từ cuối thế kỷ 19 đến nay, bởi vì sự xuất hiện sóng thần có liên quan trực tiếp với động đất xảy ra trên biển và đại dương.Vậy sóng thần là gì?Sóng thần là gì ? Nếu định nghĩa theo cách duy danh, thì sóng thần là đợt sóng biển cực mạnh có đỉnh sóng cao hàng chục mét ập vào bờ, có khả năng tàn phá tất cả những vật cản trên đường tiến và rút lui của sóng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng các biện pháp phòng chống tai họa thiên nhiên này, chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây ra sóng thần và đặc điểm của chúng. Ngày nay, các nhà vật lý địa cầu khẳng định sóng thần do một số động đất có chấn tâm nằm trên đáy biển hay đáy đại dương gây ra. Tuy nhiên, sự dâng nước trong vịnh biển do bão tố hay thủy triều lớn gây ra đôi khi cũng được xếp vào loại sóng thần. Có lẽ người ta xuất phát từ tên gọi sóng thần trong tiếng Nhật đã trở thành thuật ngữ quốc tế [sóng thần theo tiếng Nhật gọi là tsunami, có nghĩa là sóng trong hải cảng] để xếp sóng lớn do bão tố vào loại sóng thần, mặc dù sóng thần và sóng do gió có các đặc trưng khác nhau. Nguyên nhân gây nên một trận sóng thần Những trận động đất sâu dưới lòng đại dương là một trong những nguyên nhân gây nên những trận sóng thần. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu một chút về kiến tạo địa tầng của vỏ Trái Đất. Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển ở trên và quyển mềm ở dưới. Thạch quyển bao gồm nhiều lớp đất đá rất cứng và tạo nên bề mặt các lục địa cũng như đáy đại dương. Quyển mềm tuy gồm nhiều chất rắn khác nhau nhưng ở nhiệt độ và áp suất rất cao nên có dạng lỏng sệt. Do đó phần thạch quyển bên trên chất lỏng sệt luôn chuyển động, dù rất nhỏ [2,5 đền 5 cm mỗi năm]. Chính sự chuyển động này đã tạo nên những chỗ đứt gãy trên vỏ Trái Đất khiến thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo, các mảng kiến tạo này tiếp tục chuyển động trên quyển mềm. Khi 2 mảng kiến tạo ở đáy đại dương va chạm nhau, một mảng kiến tạo sẽ bị đẩy lên cao trong khi một mảng khác bị đẩy xuống, đồng thời nó sẽ tạo nên những trận động đất lớn dưới đại dương. Sự va chạm này khiến hàng tấn đất đá bị đẩy lên đồng thời tác động một lực vô cùng lớn lên khối lượng nước ở trên nó, khối nước khổng lồ bị đẩy lên sau đó dưới tác dụng của trọng lực lại kéo nó xuống sẽ tạo nên sự dao động giống như những gợn sóng trên mặt ao, chỉ có điều những gợn sóng này có thể cao tới cả chục mét. Ngoài ra những vụ phun trào núi lửa hay những vụ sạt lở đất đá dưới đại dương cũng có thể tạo nên sự dịch chuyển của những khối nước khổng lồ và tạo nên những đợt sóng thần. Đặc điểm và phân loại sóng thần Về cơ bản, sóng thần khá giống với những con sóng bình thường trên đại dương, tuy nhiên chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể di chuyển những quãng đường lên tới hàng nghìn cây số. Chiều cao của một đợt sóng thần trên đại dương thường không đến 1 mét tuy nhiên càng vào đất liền những con sóng càng cao hơn [có thể lên đến vài chục mét], khiến cho sức phá hủy của chúng là vô cùng lớn. Còn nhớ thảm họa động đất sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương, những đợt sóng thần đã di chuyển một đoạn đường dài 600 cây số từ tâm trận động đất, đạt tốc độ lên đến 480 cây số một giờ và những bức tường nước khi ập vào đất liền cao bằng một tòa nhà 10 tầng. Để phân loại sóng thần, các nhà khoa học cũng dựa trên những đặc điểm của những con sóng bình thường, đó là: Chiều cao sóng [waveheight]: khoảng cách giữa điểm cao nhất và thấp nhất của những con sóng. Chiều dài sóng [wavelength]: khoảng cách giữa 2 con sóng liên tiếp nhau. Chu kỳ sóng [waveperiod]: quãng thời gian để 2 con sóng liên tiếp di chuyển đến cùng một điểm. Tốc độ sóng [wavespeed]: tốc độ của những con sóng khi di chuyển trên đại dương. Khác với những con sóng bình thường, được tạo nên bởi tác động của gió lên bề mặt nước tạo ra sự lan truyền năng lượng trên bề mặt, năng lượng của những con sóng thần thường rất lớn và lan truyển trong lòng đại dương. Do đó nó có thể di chuyển được những quãng đường rất xa và với vận tốc rất lớn. Khi tiến vào đất liền, đáy biển trở nên nông hơn khiến những con sóng không thể di chuyển nhanh được nữa, năng lượng của những con sóng đẩy chúng lên cao và tạo ra những bức tường nước khổng lồ. Bên cạnh đó, tốc độ của những con sóng cũng phụ thuộc vào độ mạnh yếu của những trận động đất tại tâm chấn. Sức mạnh của những đợt sóng thần Khi những con sóng thần tiếp cận vào đất liền cũng là lúc sức mạnh và sự phá hủy của chúng là lớn nhất. Mực nước biển ven bờ có thể tăng lên hoặc giảm đi đột ngột, đôi khi bạn có thể thấy bờ biển bị rút hết nước nhưng sau đó là những cột nước khổng lồ khi một đợt sóng thần xuất hiện. Khi những con sóng thần tiếp cận vào đất liền cũng là lúc sức mạnh và sự phá hủy của chúng là lớn nhất. Những đợt sóng thần càng gần đất liền thì chu kỳ sóng càng giảm, do đó sẽ có liên tiếp những đợt sóng nhanh và mạnh ập vào đất liền. Những con sóng thẳng đứng cao hàng chục mét mang theo một lượng nước khổng lồ nhấn chìm mọi thứ nó đi qua, sau đó những đợt sóng thần tiếp theo lại tiếp tục càn quét và phá hủy. Cứ thế những đợt sóng thần đến mà không cần báo trước với số lượng không thể đếm hết, gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. Không những vậy tầm ảnh hưởng của sóng thần là rất lớn, kéo dài cho đến những quần đảo và đất liền cách hàng ngàn cây số từ tâm chấn. Những vùng chịu thiệt hại nhiều nhất là khu vực ven biển và những nơi có chiều cao thấp hơn 15 mét so với mặt nước biển. Đồng thời những vùng vịnh với cửa biển hẹp có thể khuếch đại sức mạnh của sóng thần lên gấp nhiều lần, nó tạo một hiệu ứng giống như cái phễu. Bên cạnh đó những con sông hoặc kênh đào gần biển cũng làm tăng sức mạnh của sóng thần khiến chúng có thể làm ngập lụt những vùng đất đai rộng lớn. Một điểm nữa tạo nên những đợt sóng thần có sức mạnh khủng khiếp nhất đó là hiệu ứng cộng hưởng. Khi những đợt sóng liên tiếp tràn vào các vùng vịnh, chúng bị bật ngược trở lại và gặp những đợt sóng tiếp theo gây ra sự cộng hưởng. Hiệu ứng này có thể làm tăng sức mạnh và sự phá hủy của những đợt sóng thần lên gấp nhiều lần, khiến cho thiệt hại ở những khu vực có sự cộng hưởng lớn hơn rất nhiều so với những khu vực khác. Các biện pháp dự đoán và cảnh báo sóng thần Sức phá hủy của những trận sóng thần là vô cùng lớn, tuy nhiên với sự phat triển của khoa học kỹ thuật và nhận thức của con người đã giúp dự đoán, ngăn chặn và giảm bớt thiệt hại do sóng thần gây ra. Sóng thần có thể nhận biết bằng cách quan sát mực nước biển, khi sóng thấn xuất hiện ngoài đại dương mực nước biển gần bờ có thể bị rút đến cả trăm mét, hoặc dâng cao một cách kỳ lạ. Một dấu hiệu cảnh báo khác là những loài động vật ở gần biển, chúng có thể cảm nhận được những sóng hạ âm từ một trận động đất nhiều giờ trước khi một đợt sóng thần tấn công vào bờ và bỏ chạy lên vùng đất cao hơn. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu nhằm dự đoán trước các trận sóng thần, như việc phát mình ra hệ thống đo lường độ sâu của đại dương và đánh giá sóng thần viết tắt là DART. Hệ thống này sử dụng máy ghi áp lực ở đáy đại dương nhằm ghi lại những thay đổi dù nhỏ nhất của áp lực nước phía trên từ đó có thể phát hiện dấu hiệu hình thành của những con sóng thần. Đã có nhiều trung tâm liên tục theo dõi các sự kiện địa chấn và mức thay đổi của nước thủy triều để dự đoán sóng thần, trong đó có trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương [PTWC] ở Hawaii, trung tâm cảnh báo sóng thần ở Alaska [ATWC], ngoài ra còn rất nhiều trung tâm cảnh báo khác đươc đặt ở khắp nơi trên thế giới. Các thông tin được thu thập và gửi về để đánh giá phân tích, và nếu phát hiện mối đe dọa sóng thần thì lập tức sẽ được thông báo đến những vùng sẽ chịu ảnh hưởng để có những biện pháp đối phó cũng như sơ tán kịp thời. Bên cạnh các biện pháp cảnh báo, một số quốc gia thường xuyên phải chịu hậu quả của sóng thần như Nhật Bản đã nghĩ ra một số phương án nhằm giảm bớt thiệt hại của sóng thần. Ví dụ như việc xây dựng những bức tường chắn sóng cao tới 4-5 m, hay hệ thống các cửa cống và kênh nhằm dẫn nước từ những đợt sóng thần đi hướng khác tránh ngập lụt. Ngoài ra việc trồng cây dọc bờ biển cũng góp phần làm giảm sức mạnh của những đợt sóng thần. Cho dù nền văn minh của con người có phát triển đến đâu thì khi đứng trước sự giận dữ của mẹ thiên nhiên chúng ta vẫn vô cùng nhỏ bé. Cũng chính một phần hành động của chúng ta đã góp phần làm thay đổi hệ sinh thái, khí hậu khiến cho những tham họa thiên nhiên ngày càng tàn khốc hơn. Vì thế ngay từ bây giờ đừng nói rằng tôi không thể giúp sức góp phần chống lại sự thay đổi khí hậu mà hãy bằng những hành động nhỏ nhất giúp Trái Đất mãi xanh tươi cho thệ hệ mai sau. T.U [t/h]

Các bài khác

  • Tìm hiểu về động đất [06/09/2016]
  • Chủ động ứng phó với động đất [06/09/2016]
  • Bắc Bộ mưa to do ảnh hưởng của cơn bão số 2 [01/09/2016]
  • Dòng chảy xa bờ - "hung thần" dưới nước [24/08/2016]
  • Khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 [24/08/2016]
  • Tìm hiểu về hiện tượng El Nino và La Nina [23/08/2016]
  • Tuyên Quang chủ động ứng phó với bão số 3 [18/08/2016]
  • Chủ động ứng phó và cách phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới [17/08/2016]
  • Tìm hiểu mưa đá - hiện tượng thời tiết nguy hiểm [17/08/2016]
  • Nhận biết và phòng chống dông sét trong mùa mưa bão [16/08/2016]
Xem thêm »

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Video liên quan

Chủ Đề