Vì sao bác hồ có thói quen hút thuốc nhiều

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đảng bộ, nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. [Ảnh tư liệu]

[Thanhuytphcm.vn] - Từ khi Bác Hồ bị bệnh, theo lời khuyên của các thầy thuốc, Bác có kế hoạch quyết tâm bỏ thuốc lá. Bác nói: “Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tính xấu này”. Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung… Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Penicillin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: "Nhưng hút thế để có cữ". Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống ba bốn điếu một ngày. Cứ như vậy, Bác hút thưa dần.

Đầu tháng 3/1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng. Sau một tuần thấy Bác quyết tâm như vậy, mọi người cất hẳn thuốc lá. Một tháng sau, khi tiếp Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Vũ Quang, Bác nói: “Bác đã bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá”. Liên quan đến việc này, Bác có bài thơ Vô đề bằng chữ Hán, được nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch:

"Thuốc kiêng, rượu cữ đã ba năm,

Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần

Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,

Một năm là cả bốn mùa Xuân".

Câu chuyện trên hẳn để lại nhiều bài học quý. Chẳng hạn, bỏ thuốc lá cũng là một bài học đối với một số người nghiện thuốc. Thực ra hút thuốc là một hành vi thói quen chứ không thể hiện vấn đề đạo đức. Nhưng hút thuốc nhiều không chỉ có hại cho sức khỏe của bản thân mà lắm khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người khác nếu không có sự điều chỉnh hợp lý cơn ghiền thuốc... Hay bài học về sự kiên nhẫn cũng rất đáng chú ý. Bởi với một số việc khó, nếu chúng ta không nhẫn nại, bền chí thì có thể sẽ không đạt được kết quả như mong muốn…

Một bài học lớn khác nên quan tâm là về sự quyết tâm. Bởi trong cuộc sống, trong công tác, nếu có quyết tâm thì khả năng thành công sẽ lớn hơn, kết quả đạt được sẽ mỹ mãn hơn.

Từ điển tiếng Việt giải thích, quyết tâm là “quyết và cố gắng thực hiện bằng được điều đã định, tuy biết là có nhiều khó khăn và trở ngại”. Ở góc độ tâm lý học, quyết tâm có thể hiểu là một trạng thái thuộc về tinh thần, được cụ thể bằng hành động không ngừng nỗ lực để thực hiện bằng được mục tiêu đã đặt ra. Nhờ có quyết tâm mà chúng ta có được ý chí, nghị lực cũng như sự kiên trì trong mọi công việc, để đi đến thành công.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, sự quyết tâm là tập trung năng lượng và nỗ lực vào một nhiệm vụ cụ thể nào đó và gắn bó với nó cho tới khi hoàn thành. Sự quyết tâm là cách chúng ta sử dụng trí lực để hành động dù đó là một công việc đơn giản. Khi ta có quyết tâm để làm gì đó, ta tin rằng việc đó quan trọng; và ta quan tâm tới việc mình làm, dù nó thực sự khó khăn thì ta vẫn tiếp tục thực hiện.

Quyết tâm thường thể hiện rõ nét khi chúng ta thực hiện các công việc, nhiệm vụ khó khăn, quá sức, có nhiều trở ngại, kể cả những việc chưa từng có tiền lệ, chưa có chỉ dẫn cụ thể nào để làm căn cứ… Khi đó, để đạt được mục tiêu, chúng ta phải nỗ lực và tập trung cao độ cả về tâm, trí, lực. Chẳng hạn, trong một trận đấu bóng đá, khi thời gian còn rất ít mà tỷ số đang bất lợi, toàn đội phải tập trung sức lực, tinh thần và có quyết tâm giành thắng lợi cao nhất, thể hiện qua việc dâng cao đội hình, chắt chiu từng pha bóng, chăm chút từng quả chuyền, phối hợp thật tốt với đồng đội, cẩn thận từng bước chạy để có thể dứt điểm thuận lợi nhất, ngõ hầu đạt kết quả cao nhất. Khi đó, bước chạy phải nhanh hơn, sức rướn phải tốt hơn, không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào dù nhỏ khi tranh bóng, khi cứu bóng… Nếu thiếu sự quyết tâm, một cầu thủ có thể không xông xáo tìm bóng, chỉ làm đúng vai của mình, không quan tâm động viên, truyền cảm hứng cho đồng đội…, và như vậy kết quả có thể sẽ khó đạt được như mong đợi.

Hay trong thực hiện nghị quyết, chúng ta thường nghe câu, đại ý: “toàn đảng bộ quyết tâm “chủ trương 1, chương trình 10, hành động 100’”, có nghĩa là thể hiện rõ sự nỗ lực từ trong ý tưởng, văn bản cho đến hành động mà chính qua việc làm mới khẳng định được sự phấn đấu, bởi kết quả chỉ thể hiện qua hoạt động chứ không phải qua ý tưởng. Đó cũng là lời động viên, nhắc nhở nhau phải hành động và vượt khó để hành động, đồng thời qua hành động thì khắc phục các khó khăn, để đi đến một mục tiêu nhất định.

Quyết tâm khác với sự bảo thủ, cứng nhắc. Khi biết đã nhầm về phương hướng, đã sai về chỉ đạo, đã lệch về hành động nhưng vẫn cố giữ rồi động viên, yêu cầu bản thân hoặc người khác [nhất là với cấp dưới] phải ra sức thực hiện thì đó không phải là quyết tâm. Bởi dù phải cố gắng nhưng kết quả cuối cùng có thể không phù hợp hoặc không như mong muốn thì là sự lãng phí tâm, trí, lực của nhiều người. Giả sử một đảng bộ phường đưa ra nghị quyết xóa 100% hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường trên địa bàn và xây dựng chương trình hành động, phân công đảng viên thực hiện, thường xuyên kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh… Về hình thức, đó là một chủ trương tốt; nhưng trên thực tế, việc chấn chỉnh triệt để hành vi vi phạm về lĩnh vực đó cần gắn với nhiều yếu tố, như điều kiện giao thông của phường, điều kiện sinh sống của người dân, việc thực hiện chủ trương tương tự ở các địa bàn khác, chủ trương, định hướng của cấp trên… Nếu chỉ tự mình áp đặt mà không cân nhắc nhiều yếu tố khác thì có thể trở thành duy ý chí.

Sự quyết tâm nên vừa là một chỉ dẫn cho mỗi cá nhân, nhất là với cán bộ, đảng viên, vừa cho tập thể, nhất là với tổ chức đảng. Khi có quyết tâm, mỗi người sẽ không dễ dàng bỏ cuộc và sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để đạt được kết quả tốt nhất; khi một tập thể có nhiều cá nhân như vậy thì chất lượng, hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ sẽ cao hơn. Với mỗi người, thường chúng ta có thể làm được nhiều hơn những gì ta đã từng làm hoặc ta nghĩ rằng mình có thể làm được, nếu được đặt trong một điều kiện phù hợp, có sự giúp sức đắc lực và nhất là có một quyết tâm cháy bỏng. Với mỗi cán bộ, đảng viên, điều đó lại càng có ý nghĩa, bởi đây là những người luôn đóng vai trò dẫn dắt, truyền cảm hứng đến nhiều người khác thì chính sự quyết tâm sẽ không chỉ tạo nên hình ảnh một đảng viên gương mẫu mà còn thúc đẩy mọi người cùng nỗ lực.

Năm xưa, Bác Hồ nói, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho kỳ được độc lập dân tộc, thể hiện một khao khát cháy bỏng về độc lập, tự do cho đất nước, cho dân tộc. Còn hiện nay, quan điểm nhất quán về “khát vọng hùng cường” thực sự là một quyết tâm lớn lao của toàn Đảng, toàn dân về việc đem lại hạnh phúc cho nhân dân, một biểu hiện cụ thể về kết quả của tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự có quyết tâm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ của mình để cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ngày càng tiến gần đến mục tiêu đó!

Vân Tâm

Tin liên quan

Trước đây Bác đã từng nói là người thường “nhân vô thập toàn” không có ai là toàn vẹn cả, đã sống ở đời thì ai cũng có khuyết điểm, Bác tự nhận mình có 2 khuyết điểm đó là hút thuốc lá và không lấy vợ.

Tại sao Bác Hồ hút thuốc lá?

Trong những năm tháng khi Bác còn ở bên Pháp, Bác luôn bị mật thám Pháp theo dõi sát sao vì nghi ngờ bác là thành phần thanh niên chống Pháp. Với tình thế đi đến đâu cũng bị theo dõi, nếu lộ liễu quay đầu lại thì sẽ bị phát hiện và bị bắt ngay lúc đó. Bác đã nghĩ ra cách quan sát bằng việc hút thuốc, mỗi lần như vậy Bác sẽ đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng 3 bước chân, Người dừng lại để châm thuốc, sau đó quay lại thùng rác để vứt que diêm, Bác sẽ tranh thủ quan sát xung quanh, liệu cách để đối phó với mật thám. Giả vờ hút thuốc mãi sau lại thành thói quen khó bỏ.

Lo nghĩ vận mệnh đất nước, chỉ có điếu thuốc làm bạn, giúp giảm căng thẳng, đến khi bác có tuổi, các bác sĩ cho biết Bác có dấu hiệu tái phát bệnh phổi, huyết áp và tim mạch lại không ổn định. Xót xa hơn, ở thời điểm Người viết Di chúc, bên trong đáy mắt của Bác đã có dấu hiệu chảy máu. Bác sĩ Đào Xuân Trà, Trưởng khoa Mắt Bệnh viện Quân đội Trung ương được điều động khẩn cấp tới Nhà sàn – nơi Bác ở – để chữa cho Bác với sự hỗ trợ của Bộ trưởng Y tế, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân hồi đó.

Bác Hồ khi còn hút thuốc

Năm 1967, sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yếu đi nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khỏe của Người, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút thuốc lá nữa.

Những năm cuối đời, Bác yếu nhiều, về chiều tối và đêm khuya, các đồng chí phục vụ thấy Bác ho nhiều, ai cũng xót xa thương Bác. Hiểu thấu tâm trạng, nỗi lòng của mọi người, Bác càng quyết tâm bỏ hẳn thói quen hút thuốc. Tình thương yêu con người và trách nhiệm trước cuộc đời luôn là cội nguồn nuôi dưỡng và thúc đẩy nghị lực của Người, nhất quán giữa nói và làm, như Người thường tự nhủ mình “đã nói thì phải làm”.

Tìm hiểu thêm: Ông bà nội, ông bà ngoại của bác Hồ là ai?

Bác Hồ đã làm gì để bỏ được thuốc lá?

Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật quá vất vả. Tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Penicillin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành. Anh em can, bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống còn ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Bác hút thưa dần.

  • Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu [một ngày nhiều nhất là 10 điếu], mỗi lần hút xong cho vào lọ penicillin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
  • Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
  • Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
  • Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.

Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng.

“Cái gạt tàn thuốc lá từ lâu đã không còn nóng nữa trên bàn” như lời thơ của Việt Phương cho ta rõ hoàn cảnh bỏ thuốc của Bác.

Tham khảo thêm:

“Nghị quyết” không thuốc lá của các đồng chí lãnh đạo bên cạnh Bác Hồ

Các đồng chí lãnh đạo cấp cao thường làm việc hàng ngày bên Bác. Để Bác có thể bỏ thói quen hút thuốc dễ hơn và nhanh hơn, các đồng chí đó thống nhất với nhau một quy định: “Cấm tuyệt đối không ai được hút thuốc trước mặt Bác”. Lại giao ước với nhau, tuyệt đối bí mật không được để Bác biết, sợ Bác buồn. Đó là nội dung “Nghị quyết” về thuốc lá của Bác. Ai cũng thương Bác nên “Nghị quyết” được thông qua rất nhanh và thực hiện ngay lập tức. Chuyện tưởng đơn giản nhưng lại không đơn giản, càng không dễ chút nào. Nhiều người hút thuốc đã lâu, thành ra nghiện, bây giờ suốt ngày cùng làm việc bên Bác, không được hút thuốc nên rất thèm, thương Bác mà cố nhịn thôi, cũng không một ai nói ra điều ấy vì đã hứa với nhau không được để Bác biết.

Song Bác biết, bởi Người quan sát rất tinh và phát hiện ra ngay tình huống không bình thường này. Tại sao mấy ngày, mấy tuần nay trong phòng họp tuyệt không có ai hút thuốc cả, tuyệt không có làn khói thuốc nào nhưng nét mặt mọi người ai cũng có vẻ buồn. Thế là đã rõ. Bác gặp đồng chí Vũ Kỳ. Bác nói:

“Chú Kỳ ạ! Bác có một việc riêng, muốn nhờ chú, chẳng biết chú có giúp được không?”

“Xin Bác cứ nói, cháu sẽ làm ngay mà!” Vốn rất hồn nhiên, đồng chí Vũ Kỳ trả lời Bác.

“Bác muốn xin chú bao thuốc.”

Nghe Bác nói vậy đồng chí Vũ Kỳ mới thấy khó xử quá. Đã chót hứa với Bác rồi mà Trung ương lại dặn, không được để Bác hút thuốc, biết làm sao bây giờ.

Không đi lấy thuốc cho Bác thì thương Bác, mà để Bác hút thì có lỗi với Trung ương. Thôi đành nói lảng sang chuyện khác để Bác quên nhưng Bác có quên đâu. Bác nhắc lại: “Bác muốn xin chú bao thuốc, chú nghe có rõ không?”. Rồi Bác giải thích: “Bác không hút đâu vì Bác quyết giữ lời hứa với Trung ương, với chú nữa. Nhưng Bác có việc, chú có giúp Bác được không?”.

Khi đã rõ rồi, đồng chí Vũ Kỳ mới yên tâm, vội đi lấy ngay bao thuốc đưa Bác.

Sáng hôm sau, Bác chủ trì buổi làm việc với các đồng chí trong Ban Bí thư. Bác bóc bao thuốc lá và nói: “Bác đã biết cái “Nghị quyết” của các chú rồi. Bây giờ Bác mời các chú hút thuốc. Bác mong các chú cứ thoải mái, tự nhiên như trước đi, đừng vì Bác mà khổ thế”.

Cùng tìm hiều thêm:

Bác lại ân cần đưa từng điếu thuốc cho từng người, còn Bác, Bác không hút. Cầm điếu thuốc Bác cho mà ai cũng chỉ muốn khóc vì thương Bác quá. Về sau rất nhiều đồng chí đã bỏ hẳn thuốc, từ tác động tấm gương của Bác.

Việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe thì điều này chắc chắn ai cũng biết, nhưng vì thói quen, vì công việc mà nhiều người trở nên nghiện thuốc và chắc hẳn không phải ai cũng có thể từ bỏ thói quen xấu có hại cho sức khỏe này.

Thói quen ban đầu chỉ là những hành động lặp đi lặp lại liên tục, theo thời gian nó trở thành một phần trong con người cho nên để từ bỏ một thói quen xấu đã ăn sâu vào bản tính của chúng ta là rất khó. Từ bỏ thói quen xấu hút thuốc lá là một việc không hề đơn giản, phải khẳng định như vậy, nếu thiếu ý chí và phương pháp sẽ thất bại. “Nhân vô thập toàn” đã là con người thì khó có thể tránh được có những thói quen xấu, nhưng hãy nhìn tấm gương Bác để chúng ta thấy rõ được sự quyết tâm và lòng kiên trì trong từng việc làm của Bác, học cách Bác từ bỏ thói quen xấu để cuộc sống của chúng ta trở nên lành mạnh, đơn giản, vui vẻ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề