Minh bạch trách nhiệm được hiểu là gì

Trong xã hội ta, với Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và vì dân", thì tính minh bạch trong hoạt động quản lý là lẽ đương nhiên, cũng có thể coi là lẽ sống, nguồn sức mạnh của bộ máy công quyền. Minh bạch trước hết là nhằm bảo đảm bản chất dân chủ của xã hội, thể hiện quyền của người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước. Minh bạch cũng là một giải pháp rất quan trọng để khắc phục tệ quan liêu tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý. Minh bạch trong quản lý cũng là điều kiện không thể thiếu để bộ máy nhà nước tiếp thu trí tuệ của dân đóng góp cho các hoạt động quản lý. Minh bạch cũng là một yêu cầu cần thiết để thành công trong hội nhập quốc tế.

Thực tế cũng cho thấy, nếu những vụ việc mà dân quan tâm, công luận có nhiều ý kiến, nhất là những cơ chế, chính sách, những vụ việc liên quan đến hoạt động công vụ của cơ quan hoặc cá nhân quan chức, nếu được công bố minh bạch, thì sẽ xóa bỏ được những dư luận không đúng, tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa cơ quan, công chức với người dân, củng cố niềm tin của dân đối với cơ quan cũng như uy tín của quan chức liên quan.

Từ thực tiễn, xin nêu lên một số vấn đề để thực hiện tính minh bạch trong quản lý và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:0986.386.648

Tính minh bạch là thực hiện chế độ công khai, minh bạch về toàn bộ hoạt động quản lý của Nhà nước, trừ những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh cần giữ bí mật. Cần nhấn mạnh: công khai gắn với minh bạch, vì có những trường hợp có công khai nhưng không minh bạch, vì không thuyết minh rõ tính xác thực, căn cứ đúng đắn của những vấn đề đã công bố công khai.

Trong lĩnh vực kinh tế, đầu tiên là công khai, minh bạch các quy hoạch, mà quan trọng nhất hiện nay là công khai, minh bạch trong quy hoạch sử dụng đất, trong việc cấp đất, sử dụng đất - nguồn tài nguyên quý giá của đất nước đang bị sử dụng lãng phí và bị tham ô, chiếm đoạt nghiêm trọng nhất. Kế đến là minh bạch trong việc huy động và sử dụng ngân sách nhà nước, để khắc phục việc sử dụng ngân sách kém hiệu quả, gây nợ nần cho đời sau. Các dự án đầu tư công [dùng các nguồn vốn có nguồn gốc nhà nước] cũng cần được công khai, minh bạch, được giám sát chặt chẽ để tránh tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả và trở thành một nhân tố gây ra lạm phát.

Công khai, minh bạch về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cũng đang là một vấn đề được công luận quan tâm, vì đang có những số liệu khác nhau về vấn đề này. Ví như có đúng là 20/21 tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh có lãi như đã công bố, nếu như các chi phí đầu vào cũng được tính đúng, tính đủ bình đẳng như các thành phần kinh tế khác; hoặc doanh nghiệp nhà nước có đóng góp xấp xỉ 40% GDP cả nước như các quan chức công bố, vì theo số liệu thống kê thì chỉ vào khoảng 27 - 28%; hoặc như về việc tăng giá điện vừa qua, công luận cũng có đòi hỏi minh bạch hóa cơ cấu giá điện, để việc tăng giá có cơ sở thuyết phục, v.v...

Việc công bố công khai, minh bạch quá trình hoạch định và thi hành các cơ chế, chính sách là rất cần thiết. Được thảo luận và tranh luận công khai, dân chủ, thì cơ chế, chính sách được bổ sung, hoàn chỉnh, do đó sẽ sát thực tế, đáp ứng đúng yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là khắc phục được tình trạng "kinh doanh cơ chế", lợi dụng cơ chế để mưu cầu lợi ích cục bộ, địa phương, phe nhóm. Minh bạch giúp cho việc thi hành luật pháp được thông suốt, khắc phục tình trạng cùng một quy định nhưng cơ quan nhà nước hiểu và giải thích khác nhau. Môi trường kinh doanh minh bạch giúp cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giúp họ yên tâm trong việc đặt kế hoạch kinh doanh. Thủ tục hành chính được công khai, minh bạch sẽ góp phần khắc phục tệ tham nhũng của công chức, nhân viên cơ quan chức năng, tạo thuận lợi cho dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để dân và doanh nghiệp giám sát hoạt động của công chức, khắc phục tệ nạn công chức sách nhiễu, vòi vĩnh dân và doanh nghiệp mỗi khi có việc đến cơ quan nhà nước.

Đối với cán bộ, công chức, việc cần làm thiết thực hiện nay là kê khai và công bố công khai, minh bạch tài sản của họ theo quy định. Trước mắt là thực hiện công khai, minh bạch tài sản của người ứng cử đại biểu Quốc hội. Cũng không kém phần quan trọng là minh bạch, công khai trong việc tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. Trong tình hình hiện nay, làm được như vậy không những sẽ góp một biện pháp hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo niềm tin của dân đối với bộ máy nhà nước.

Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm của cơ quan, của người đứng đầu cơ quan nhà nước báo cáo, trình bày trước dân hoặc trước cơ quan, tổ chức đại diện của dân [như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể nhân dân...] về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đây cũng là một hoạt động thể hiện quyền giám sát của dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, tránh được tình trạng khi có khuyết điểm, thiếu sót thường đùn đẩy, không rõ địa chỉ tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm.

Nội dung giải trình không chỉ là trình bày những việc đã làm, nêu đúng được những ưu, khuyết điểm trong công tác của cơ quan nhà nước, nhất là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Yêu cầu của việc giải trình là chân thực, khách quan, đúng sự thật, đúng trách nhiệm, không né tránh, đùn đẩy. Qua kết quả giải trình, có thể lấy ý kiến về sự tín nhiệm đối với cán bộ. Qua đó, có thêm căn cứ trong việc đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.

Trong tình hình nước ta hiện nay, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình không chỉ là một yêu cầu cấp thiết để thực hành dân chủ, bảo đảm quyền của dân trong tham gia quản lý đất nước, mà quan trọng hơn nữa, chính là một giải pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống tệ nạn tham nhũng - nỗi nhức nhối của xã hội, làm trong sạch bộ máy và củng cố niềm tin của dân đối với Nhà nước. Trên thế giới, khi nêu ra vấn đề kiểm soát tham nhũng, người ta cũng đã nêu ra phương trình: Tham nhũng [corruption] = Độc quyền [monopoly] + Quyền tự quyết định [discretion] - Trách nhiệm giải trình [accountability] - Tính minh bạch [transparency] [theo Klitgaard, Robert E. 1988, "Controlling Corruption"].

Về những giải pháp để thực hiện được tính minh bạch trong quản lý kinh tế - xã hội hiện nay, có lẽ trước hết, phải củng cố nhận thức rằng bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức được dân cử ra để thực hiện chức năng quản lý đất nước theo pháp luật; họ được dân trả công bằng tiền thuế do dân đóng góp và họ cũng sẽ bị dân sa thải nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do vậy, công việc của họ nhất thiết phải đặt dưới sự giám sát của dân và do đó phải công khai, minh bạch, phải có trách nhiệm giải trình với dân. Cần xóa bỏ cho được tâm lý cán bộ, công chức là người đứng trên dân, có quyền ban phát cho dân mà không có trách nhiệm với dân, còn dân lại là người phải chịu ơn của cán bộ, công chức. Cũng rất cần thiết giáo dục đạo đức, làm cho cán bộ, công chức tự thấy hổ thẹn với lương tâm của chính họ, xấu hổ với gia đình, bạn bè, khi họ tham nhũng, ăn cắp của dân, dù có khi họ vẫn "hạ cánh an toàn".

Tiếp theo, cần có cơ chế ràng buộc mọi cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng đắn các quy định về công khai, minh bạch trong quản lý. Những vấn đề hoặc văn bản nhà nước thuộc loại "mật" hoặc "tuyệt mật" cần được quy định chặt chẽ, có giám sát, phòng ngừa những trường hợp lạm dụng để hạn chế quyền được thông tin và quyền giám sát của dân. Chúng ta đã có khá nhiều quy định về vấn đề này, như lấy ý kiến của dân trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở, v.v... nay cần được thực hiện nghiêm túc.

Quá trình thực hiện minh bạch và trách nhiệm giải trình không hề dễ dàng, vì có thể gặp nhiều trở ngại. Nhưng nếu cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên, chắc chắn sẽ khắc phục được trở ngại, tìm ra được những hình thức thích hợp để thực hiện và đạt hiệu quả thiết thực.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ - Công ty luật Minh Khuê [biên tập]

-----------------------

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.

Quyết tâm này được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quán triệt ngay trong phiên họp thứ 15 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức đầu tháng 1/2019 “chống tham nhũng với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Công tác phòng, chống tham nhũng đã trở thành xu thế, phong trào.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định quyết tâm chống tham nhũng

Trong công cuộc phòng chống tham nhũng thì Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.  Đây cũng là yếu tố giúp cho công chức Nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. “Công khai và minh bạch là những chìa khoá then chốt nhằm bảo đảm đấu tranh chống tham nhũng thành công”. Để góp phần thúc đẩy, nâng cao nhận thức về công khai, minh bạch, và trách nhiệm giải trình Tạp chí Tri thức Xanh biên tập và trích đăng những bài tham luận của hội thảo “Công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam : những vấn đề lý luận và thực tiễn” Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài “Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp Quốc gia do Viện Khoa học Môi trường và Xã hội làm chủ trì.

Lý luật bản vẽ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị Nhà nước và phòng chống, tham nhũng

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là các thành tố cơ bản của quản trị Nhà nước tốt và phòng, chống tham nhũng trong quản trị Nhà nước. Bài viết này làm rõ các khái niệm, vị trí, vai trò và các điều kiện bảo đảm cho công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng cũng như gợi mở một số điều kiện để đảm bảo cho quá trình thực thi công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị Nhà nước.

I. Khái niệm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng 

Công khai [Openness] trong quản lý Nhà nước theo nghĩa ban đầu là công bố thông tin của Nhà nước. Theo Từ điển Tiếng Việt, công khai là “không giấu diếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết”. Theo cách hiểu này, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nôi dung nhất định”. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, công khai về cơ bản cũng được hiểu ở khía cạnh này: “Trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, công khai nghĩa là mọi hoạt động của Nhà nước phải được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được các quyết định của Nhà nước một cách dễ dàng”. Tuy vậy, nội hàm của công khai trong quản trị ngày càng mở rộng, không chỉ là sự mở về thông tin, mà còn là sự mở cho phép sự tham gia của công dân. Ý tưởng xây dựng một chính phủ mở [Open Government]  dựa trên sự công khai thông tin và cho phép người dân tham gia vào quản trị Nhà nước. Công khai trong mô hình này dựa trên các đặc điểm của quản trị Nhà nước, đó là: minh bạch, có thể tiếp cận và đáp ứng.  Theo đó, minh bạch là một nôi dung của công khai trong mô hình Chính phủ mở.

Minh bạch [Transparency] không có một định nghĩa chung được hiểu thống nhất. Thay vào đó, có nhiều cách tiếp cận nhấn mạnh các khía cạnh, nội dung khác nhau của nó. Theo từ điển Tiếng Việt, minh bạch là “sáng rõ, rành mạch”. Theo nghĩa này, minh bạch tức là đưa điều gì đó ra ánh sáng để làm cho nó sáng rõ, rành mạch, có thể hiểu. Trong quản trị, khái niệm này được chú ý bởi các tổ chức phi chính phủ và liên quốc gia từ đầu những năm 1990. Sự ra đời của tổ chức Minh bạch Quốc tế [Transparency International] và các hoạt động của nó đã giúp định hình khái niệm này và nâng cao nhận thức về nó trong công chúng và giới khoa học. Tổ chức Minh bạch Quốc tế được thành lập với mục tiêu góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng thông qua các hoạt động đánh giá tác động và hậu quả của tham nhũng đối với công dân, đưa ra các báo cáo tình hình ở các quốc gia, từ đó đề xuất các thay đổi chính sách các cấp nhằm đấu tranh, phòng chống tham nhũng. Như vậy, ý tưởng ban đầu của “minh bạch” gắn liền với vấn đề phòng, chống tham nhũng. Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ sau này ngày càng quan tâm đến bảo đảm sự minh bạch thông qua công khai, tự do thông tin, sự tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình, chống xung đột lợi ích như là các điều kiện để phòng, chống tham nhũng.

 Minh bạch tiếp tục được các nhà nghiên cứu giải thích, mở rộng và phát triển coi nó không chỉ là một phương phức phòng, chống tham nhũng, mà còn là phương tiện khuyến khích chính phủ mở, nâng cao trách nhiệm giải trình và coi minh bạch như là một giá trị cần phải đưa vào các chính sách, pháp luật. Finel and Lord [1999] đưa ra một khái niệm rất đầy đủ về minh bạch như sau: “Minh bạch bao gồm các cấu trúc pháp lý, chính trị và thể chế làm cho thông tin các hoạt động nội tại của một chính phủ và xã hội công khai với các chủ thể bên trong cũng như bên ngoài hệ thống chính trị trong nước. Minh bạch được thúc đẩy bởi bất kỳ cơ chế nào bảo đảm sự công khai thông tin, tự do báo chí, chính phủ mở, đối thoại công chúng, hoặc sự tồn tại của các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò công khai hóa các thông tin khách quan về chính phủ” . Michell [1998] cho rằng minh bạch thiết lập nhu cầu về thông tin, khả năng của công dân trong việc có được thông tin, và sự cung cấp và công bố thông tin bởi chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. 

Lúc đầu, nghiên cứu về minh bạch gắn với các quan hệ quốc tế, hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận. Sau đó, minh bạch được chú trọng như là một giải pháp cho quản trị Nhà nước, đặc biệt trong việc quá trình xây dựng chính sách công. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về minh bạch trong quản trị Nhà nước được thực hiện vào năm 2000, do một nhóm các nhà khoa học và thực tiễn tiến hành, có tên gọi là “Minh bạch trong Chính sách công: Anh Quốc và Hoa Kỳ” – một nghiên cứu so sánh mức độ minh bạch trong các chính sách công ở Anh Quốc và Hoa Kỳ. Bằng việc gắn minh bạch với quá trình xây dựng chính sách, các nghiên cứu về minh bạch chuyển từ ý tưởng phòng, chống tham nhũng sang một phương thức quản trị quá trình xây dựng và ban hành chính sách. Tiếp theo, nhiều vấn đề về minh bạch trong quản trị Nhà nước được nghiên cứu, từ xây dựng cho đến thực thi chính sách, như minh bạch trong sử dụng ngân sách và tài sản công, minh bạch trong chính trị và hành chính. Minh bạch được chú ý ở khía cạnh công khai về thông tin trong quản trị Nhà nước. Ở khía cạnh này, các nghiên cứu về minh bạch trong quản trị Nhà nước đã bổ sung một khía cạnh mới khi đặt vấn đề “minh bạch” trong mối quan hệ đối lập với “sự bí mật” so với cách tiếp cận lúc đầu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh “tham nhũng”.  

PGS.TS. Đặng Minh Tuấn [Còn nữa]

Video liên quan

Chủ Đề