Ví dụ về mục đích học tập của học sinh

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 11: Mục đích học tập của học sinh giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Lời giải:

   – Mục đích học tập đúng đắn là muốn bản thân có nhiều tri thức, được học hỏi, mai này cống hiến, xây dựng tổ quốc.

Ví dụ: tấm gương của giáo sư Ngô Bảo Châu – cả đời học tập, nghiên cứu và tìm tòi để phát triển đất nước, mang tự hào về cho quê hương.

   – Mục đích học tập sai là chỉ học chống đối, học qua loa, học vì điểm số…

Ví dụ: Quay cóp tài liệu khi làm bài thi.

Lời giải:

Học sinh phải biết xác định học tập đúng đắn để có phương pháp học tập đúng và hiệu quả. Biết vận dụng tốt mối quan hệ giữa học và thực hành.

A. Làm cho cuộc sống của bản thân sau này tốt hơn

B. Đế có bằng cấp, có địa vị cao trong xã hội

C. Để có khả năng lao động tốt, làm giàu cho gia đình và quê hương

D. Để được nhiều người nể phục, kính trọng

A. Chỉ hôm nào cô dặn sẽ kiểm tra thì Hoan mới học kĩ bài

B. Vì sợ thua điểm Lan về môn Toán nên Vân dành nhiều thời gian và cố gắng học thật kì môn này

C. Ngày nào Toàn cũng làm bài, học bài đủ các môn để nắm vững kiến thức.

D. Sợ bị cha mẹ mắng nên Liên luôn cố gắng học tốt.

Ý kiến Tán thành Không tán thành
A. Những người thông minh thì không cần phải cố gắng trong học tập cũng đạt được mục đích của mình.
B. Còn nhỏ thì chỉ cần biết học thôi, còn học để làm gì thì chưa cần nghĩ đến vội.
c. Chăm chỉ học tập, nắm vững kiến thức thì mới có thể cống hiến cho đất nước.
D. Những học sinh nghèo thì mới cần cô gắng học để thoát nghèo.

Lời giải:

Câu 4 5 6
Đáp án C C

Tích ý kiến tán thành vào các ô: C

Tích ý kiến không tán thành vào các ô: A, B, D

Em có tán thành cách học của Hiền không ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không tán thành cách học của Hiền. Bởi vì, Hiền đã xác định mục đích học tập sai, Hiền chỉ học chống đối, vì điểm số, chứ không muốn hiểu bài.

   1/ Nỗi khổ của Hưng là gì ? Ở lớp em, trường em có hiện tượng như vậy không ? Nó tồn tại ở mức độ nào ?

   2/ Hãy nêu nhận xét của em về mục đích, động cơ học tập của một số bạn hay nhìn bài của người khác.

   3/ Em hãy giúp Hưng cách ứng xử trong tình huống nêu trên.

   4/ Theo em, để chấm dứt cảnh khó xử này, mỗi học sinh cần phải làm gì ?

Lời giải:

   1/ Nỗi khổ của Hưng là bạn muốn làm đúng quy chế thi cử, nhưng lại sợ bạn Hưng lại bảo là ích kỉ, chỉ biết mình, không biết giúp đỡ bạn bè trong lúc nguy khốn và có thể mất bạn. Ở lớp em có tồn tại hiện tượng như vậy, tuy nhiên mức độ cao hơn là sợ không cho nhìn bài các bạn sẽ đánh, sẽ đe dọa.

   2/ Nhìn bài của bạn là hành vi sai trái, thiếu trung thực trong học tập, xuất phát từ mục đích, động cơ học tập không đúng đắn.

   3/ Trpng tình huống trên, Hưng nên báo cáo với thầy, cô chủ nhiệm để tìm cách giúp đỡ.

   4/ Muốn chấm dứt hiện tượng gian lận trong học tập, mỗi học sinh cần xác định mục đích học tập đúng đắn và chăm chỉ học tập.

   – Nhiệm vụ của học sinh chỉ là học, không cần thiết phải quan tâm đến những thay đổi đang diễn ra xung quanh về kinh tế, văn hoá, xã hội…

   – Học phải kết hợp với hành, học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở mọi người, phải biết liến hệ với thực tế cuộc sống thì mới nắm chắc kiến thức, kĩ năng và vận dụng được trong cuộc sống và lao động sau này.

Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ? Để thực hiện được điều đó, các em phải làm gì?

Lời giải:

   Em tán thành ý kiến số 2. Bởi vì học kết hợp với hành thì mới nhớ lâu được kiến thức, biết cách vận dụng và xử lí khi gặp trường hợp tương tự. Để thực hiện được điều đó, ngoài việc học ở trường, em phải tự học, học theo nhóm, cùng nhau nghiên cứu các vấn đề từ nhỏ đến lớn, đọc nhiều sách, nhiều tài liệu…

   1/ Vì sao chị Toàn đã chọn học ngành Chăn nuôi thú y?

   2/ Để thực hiện niềm đam mê của mình, chị đã quyết tâm học tập và đạt kết quả như thế nào ?

   3/ Em có suy nghĩ gì về mục đích học tập của chị Toàn ?

Lời giải:

   1/ Chị Toàn chọn học ngành Chăn nuôi thú y bởi vì muốn giúp đỡ cho bà con cách chăn sóc vật nuôi hiệu quả. Quê chị Toàn đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào nhưng nhận thức bà con còn thấp, năm nào cũng xayra dịch bệnh và bà con không biết cách xử lí.

   2/ Để thực hiện đam mê của mình, chị Toàn đã quyết tâm học tập và đạt kết quả cao. 4 năm tại Đại học Tây Nguyên, Toàn liên tiếp đứng nhất nhì về kết quả học tập của lớp: ba năm liên tiếp giành học bổng. Kết quả học tập năm thứ ba hệ tín chỉ Toàn đạt mức 3,45 trung bình năm (thang điểm cao nhất là 4) – đạt sinh viên xuất sắc.

   3/ Mục đích học tập của chị toàn là hoàn toàn đúng đắn. Chị đặt ra kế hoạch và nghiêm túc thực hiện, chị học không chỉ vì đam mê mà còn vì giúp bà co, muốn làm giàu cho đất nước.

Bài tập 8: Hưng là một học sinh giỏi của lớp 6A và là người có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập. Bạn gặp khó khăn gì, hỏi gì, Hưng cũng sẵn sàng giúp đỡ, giúp bạn hiểu bài. Nhưng trong giờ kiểm tra, Hưng rất lấy làm khổ sở vì cứ luôn bị các bạn ngồi xung quanh, ngồi phía sau đòi nhìn bài của Hưng. Cho bạn nhìn bài là vi phạm nội quy, nhỡ thầy cô mà bắt được thì nguy to cho cả hai. Nhưng nếu không cho nhìn bài thì bạn lại bảo là ích kỉ, chỉ biết mình, không biết giúp đỡ bạn bè trong lúc nguy khốn và có thể mất bạn.

Câu hỏi :

1. Nỗi khổ của Hưng là gì ? Ở lớp em, trường em có hiện tượng như vậy không ? Nó tồn tại ở mức độ nào ?

2. Hãy nêu nhận xét của em về mục đích, động cơ học tập của một số bạn hay nhìn bài của người khác.

3. Em hãy giúp Hưng cách ứng xử trong tình huống nêu trên.

4. Theo em, để chấm dứt cảnh khó xử này, mỗi học sinh cần phải làm gì?

Xem lời giải

Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về mục đích học tập của học sinh gồm 3 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, tích lũy vốn từ để đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.

Thông qua 3 bài nghị luận về mục đích học tập, sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới hoàn thiện bài viết của mình. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Nghị luận xã hội về mục đích học tập của học sinh thời nay

Giáo dục đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trong mỗi một quốc gia. Và học tập là một vấn đề luôn được nhiều người quan tâm và nhắc đến. Tuy nhiên, để học tập một cách có hiệu quả, thì điều quan trọng nhất ở đây là mỗi người cần đề ra cho bản thân một mục đích học tập.

Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Mục đích học tập chính là việc tạo ra một mục tiêu phấn đấu và nỗ lực. Học tập trau dồi trí thức và mục đích học tập định hướng những kiến thức cần thiết cho mỗi người. Ví dụ như, một người bác sĩ cần trau dồi các kĩ năng chuyên môn về sinh học, hóa học, một nhà thiên văn học lại cần có sự am hiểu sâu rộng về khoa học, kĩ thuật …

Ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ rơi vào cảnh học tập không có mục đích. Lí do khiến cho các bạn đến trường hàng ngày là vì ba mẹ ép buộc. Chính bởi vậy nên các bạn bị căng thẳng, dẫn đến chán nản và mệt mỏi, từ đó có những suy nghĩ tiêu cực nhằm mục tiêu có được kết quả học tập cao trong khi kiến thức trống rỗng. Các bạn học tủ, học vẹt, chép phao, quay bài … trong các kì thi, bài kiểm tra.

Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải xác định rõ ta học vì ai, vì cái gì. Mục đích học tập tạo động cơ thúc đẩy bản thân liên tục trau dồi kiến thức, từ đó gặt hái thành tích cao trong các kì thi mà không cần phải dùng những mánh khóe, gian lận trong thi cử. Mục đích học tập tạo định hướng tương lai rõ ràng, giúp chúng ta thành công hơn khi bước vào đời.

Học sinh là những thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi người trong chúng ta cùng nhau cố gắng học tập, tương lai xây dựng đất nước sẽ ngày một lớn mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.

Nghị luận xã hội về mục đích học tập của học sinh - Mẫu 2

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: Nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Trong thực tế ngày nay có rất nhiều người thành đạt trên con đường học tập xong cũng không có ít những người thất bại bởi do mục đích học tập khác nhau.

Nói đến học tập là nói đến trí thức, năng lực suy nghĩ mà con người muốn tiếp thu tri thức được lưu truyền từ đời này qua đời khác, chính vì vậy việc học là vô cùng cần thiết với mọi người.

Vậy học như thế nào là học có mục đích? là học để phục vụ mọi công việc đạt kết quả cao, nói một cách đơn thuần làm việc theo kinh nghiệm sản xuất thì công việc tiến triển chậm chất lượng không tốt chỉ phù hợp với công việc đơn giản, phù hợp với thời kỳ khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển cần phải có tri thức thực sự, có nghĩa là có mục đích học tập chính đáng thì ta mới có thể đạt kết quả cao trong học tập, công việc và giúp ích cho đất nước. Mục đích học tập chân chính không chỉ tích lũy trí thức mà còn làm quá trình rèn luyện tư chất đạo đức của mỗi người.

Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương có mục đích học tập chân chính. Chúng ta không thể quên được thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – thầy không được tạo vật ưu ái tặng cho đôi bàn tay nhưng thầy không hề nản lòng trước những khó khăn của cuộc sống, thầy vẫn học bằng đôi bàn chân, vẫn tích lũy tri thức để rồi trở thành một thầy giáo giỏi giúp ích cho đất nước.

Vậy bản thân chúng ta cần học tập như thế nào để có mục đích sống? chúng ta cần phải học đều ở tất cả các môn, có ý thức tinh thần vươn lên trong học tập, tự bản thân vượt qua các kỳ thi để tiến tới phổ thông trung học, cao đẳng, đại học… tìm được một công việc tốt, làm việc có hiệu quả để trở thành một người thành đạt trong cuộc sống.

Trái với người có mục đích học tập chân chính là những người chây ì trong việc học tập, lợi dụng học tập để phục vụ cho lợi ích cá nhân: thăng quan tiến chức, những người như vậy sẽ chẳng làm được gì có ích, làm hại quốc gia, chúng ta cần loại bỏ những hạn chế đẩy mạnh ưu điểm để có kết quả tốt trong học tập tốt nhất.

Tóm lại để trở thành người thành công trong cuộc sống, trở thành người có tài, có đức chúng ta hãy xây dựng cho mình mục đích học tập chân chính. Như lời khuyên của Lê Nin: "Học, học nữa, học mãi”, để đáp ứng nhu cầu bản thân cũng như của đất nước trong giai đoạn ngày nay.

Nghị luận xã hội về mục đích học tập của học sinh - Mẫu 3

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.

Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập

Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đình và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.

Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.

Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.

Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một con đường riêng của việc học để theo đuổi giấc mơ của mình.

Cập nhật: 17/05/2021