Ví dụ về doanh nghiệp công nghiệp

Công nghiệp dịch vụ (tiếng Anh: Tertiary Industry) là một phân khúc của nền kinh tế cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, bao gồm một loạt các doanh nghiệp như tổ chức tài chính, trường học và nhà hàng.

Ví dụ về doanh nghiệp công nghiệp

Ảnh minh họa: The Wall Street Journal

Khái niệm

Công nghiệp dịch vụ trong tiếng Anh là Tertiary Industry.

Công nghiệp dịch vụ, hay còn được biết là khu vực ba của nền kinh tế, là một phân khúc của nền kinh tế cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, bao gồm một loạt các doanh nghiệp như tổ chức tài chính, trường học và nhà hàng.

Nó còn được gọi là khu vực dịch vụ hoặc ngành dịch vụ. Công nghiệp dịch vụ là một trong ba loại công nghiệp trong nền kinh tế phát triển. Hai loại còn lại là sản xuất nguyên liệu chính và sản xuất hàng hóa thứ cấp. Khi một nền kinh tế trở nên phát triển hơn, nó chuyển trọng tâm từ các ngành công nghiệp sơ cấp sang thứ cấp và công nghiệp dịch vụ.

Tìm hiểu về công nghiệp dịch vụ

Ngành công nghiệp dịch vụ được chia thành hai loại chính:

- Loại đầu tiên được tạo thành từ các công ty trong lĩnh vực kinh doanh tiền, chẳng hạn như những tổ chức tài chính. 

- Loại thứ hai bao gồm phân khúc phi lợi nhuận, bao gồm các dịch vụ như giáo dục nhà nước. 

Ngành công nghiệp dịch vụ chiếm phần lớn cơ hội việc làm và chỉ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng và các tổ chức khác. Điều này trái ngược với ngành công nghiệp chính, sản xuất nguyên liệu thô và công nghiệp thứ cấp, lấy nguyên liệu thô và sử dụng chúng để sản xuất hàng tiêu dùng có thể bán được. Thuật ngữ này có thể được sử dụng để mô tả một tổ chức theo định hướng dịch vụ hoặc toàn bộ phân khúc ngành.

Ví dụ về các tổ chức công nghiệp dịch vụ

Các ngành công nghiệp khách sạn truyền thống, như khách sạn và khu nghỉ dưỡng, là một phần của ngành công nghiệp dịch vụ, cũng như các nhà nhà hàng cung cấp dịch vụ thực phẩm. Tất cả các dịch vụ nhận được từ các tổ chức tài chính, chẳng hạn như ngân hàng và môi giới đầu tư, là công nghiệp dịch vụ. 

Công nghiệp dịch vụ cũng có thể bao gồm các dịch vụ cá nhân, từ cắt tóc đến xăm mình, các dịch vụ cho động vật, chẳng hạn như người chăm sóc thú cưng, người gây giống động vật và cơ sở chăm sóc động vật đi lạc. Bệnh viện, phòng khám, bác sĩ thú y và các cơ sở dịch vụ y tế khác cũng có thể đủ điều kiện.

Những thách thức về giá cả trong công nghiệp dịch vụ

Bán dịch vụ thường là thách thức so với bán một sản phẩm cụ thể. Vì hàng hóa là hữu hình, nên nó dễ dàng định giá. Ngược lại, dịch vụ là vô hình nên khó có thể định giá. Trong những trường hợp này, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng của người cung cấp dịch vụ đó và điều đó có thể thay đổi đối với những kĩ năng và tính cách của từng người, từng tổ chức. Ví dụ, khi hai nhà môi giới khác nhau cung cấp các dịch vụ dường như giống hệt nhau, kĩ năng và tính cách sẽ là cơ sở để người mua lựa chọn.

Chuyển từ công nghiệp dịch vụ sang khu vực bốn của nền kinh tế

Một số dịch vụ công nghệ trước đây được coi là công nghiệp dịch vụ, mặc dù một số người đã xác định rằng việc phân loại chúng thành một phân khúc mới là phù hợp do sự tăng trưởng của ngành. Những dịch vụ công nghệ này bao gồm các nhà cung cấp viễn thông, các công ty cáp và nhà cung cấp internet. Mặc dù tất cả đều theo định hướng dịch vụ, nhưng các dịch vụ công nghệ đã được tách ra và phân loại thành khu vực công nghiệp bậc bốn của nền kinh tế.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Tổ chức Công nghiệp (tiếng Anh: Industrial Organization) phân tích các yếu tố về hoạt động hoặc những bộ phận khác góp phần vào chiến lược tổng thể và quảng cáo thương hiệu sản phẩm của một công ty.

Ví dụ về doanh nghiệp công nghiệp

Hình minh họa: Dreamstime.com

Khái niệm

Tổ chức Công nghiệp trong tiếng Anh là Industrial Organization.

Tổ chức Công nghiệp là một lĩnh vực kinh tế học nghiên cứu hành vi chiến lược của các công ty, chính sách điều tiết, chính sách chống độc quyền và cạnh tranh thị trường. Tổ chức công nghiệp áp dụng lí thuyết kinh tế về giá cả cho các ngành công nghiệp. 

Các nhà kinh tế học và các học giả khác nghiên cứu về Tổ chức Công nghiệp tìm cách tăng cường hiểu biết về những phương pháp mà các ngành công nghiệp sử dụng trong hoạt động, cải thiện sự đóng góp của các ngành công nghiệp cho phúc lợi kinh tế và cải thiện chính sách của chính phủ liên quan đến các ngành này. 

"Công nghiệp" trong Tổ chức Công nghiệp đề cập đến bất kì hoạt động kinh doanh qui mô lớn nào, chẳng hạn như du lịch hoặc nông nghiệp - không chỉ sản xuất. 

Trên hết, Tổ chức Công nghiệp tập trung vào cách các thị trường và ngành công nghiệp cạnh tranh nhau bằng cách xét đến cả các vấn đề phức tạp trong thế giới thực, chẳng hạn như sự can thiệp của chính phủ vào thị trường, chi phí giao dịch, rào cản gia nhập,...

Các lĩnh vực nghiên cứu của Tổ chức Công nghiệp

Một số lĩnh vực nghiên cứu của Tổ chức Công nghiệp bao gồm:

- Sức mạnh thị trường 

- Phân biệt sản phẩm 

- Phân biệt giá 

- Hàng tiêu dùng lâu bền và hàng hóa trải nghiệm

- Thị trường thứ cấp và mối quan hệ với thị trường sơ cấp 

- Thông đồng 

- Báo hiệu 

- Sáp nhập và mua lại 

- Chống độc quyền và cạnh tranh 

- Chính sách công nghiệp

Ví dụ về Tổ chức Công nghiệp

Tổ chức Công nghiệp quan tâm đến việc phân tích các ngành công nghiệp và tìm cách trả lời những câu hỏi liên quan tới sự phát triển của chúng.

Ví dụ, hãy xem xét ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Apple là công ty đầu tiên sản xuất điện thoại thông minh với thiết kế hấp dẫn và có rất nhiều tính năng cho người tiêu dùng bình thường.

Nhưng giá của sản phẩm - 499 USD cho bản 4GB và 599 USD cho bản 8GB là rất đắt. Để đảm bảo iPhone trở nên phổ biến mà không làm giảm biên lợi nhuận, Apple đã liên kết với các nhà cung cấp mạng để khách hàng mua iPhone có thể trả tiền dần dần trong một khoảng thời gian.

Doanh số của Apple liên tục tăng lên cho đến khi Google và Samsung xuất hiện. Họ khai thác nhu cầu về điện thoại thông minh bằng cách cung cấp các phiên bản rẻ hơn, cung cấp các tính năng tương tự và bán ra thị trường. 

Sự cạnh tranh rốt cuộc lại mang tính tích cực cho toàn bộ ngành công nghiệp điện thoại thông minh và theo thời gian, thị trường của ngành này đã mở rộng ra ngoài Mỹ, bao gồm các thị trường lớn ở các nước phát triển và đang phát triển. Số lượng các nhà sản xuất điện thoại thông minh cũng đã bùng nổ.

Nguyên nhân khá đơn giản về sự tăng trưởng của ngành công nghiệp điện thoại thông minh dẫn đến một số câu hỏi, ví dụ như:

- Tại sao điện thoại của Apple đắt tiền? 

- Samsung và Google đã thực hiện đổi mới gì trong quá trình sản xuất để làm cho điện thoại rẻ hơn? 

- Làm thế nào và tại sao các nhà cung cấp mạng đồng ý hợp tác với các nhà sản xuất điện thoại thông minh? 

- Apple đã cố gắng bảo vệ thị phần của mình như thế nào và tại sao lại thất bại? 

- Chính sách nào đã góp phần cho sự thành công của ngành công nghiệp điện thoại thông minh? 

Tổ chức Công nghiệp nghiên cứu những câu hỏi như vậy và cố gắng tìm câu trả lời cho chúng.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Kinh doanh  hoạt động kinh tế của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính thu lợi nhuận. Kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vưc như tài chính, thông tin, tin tức, giải trí, sản xuất công nghiệp, bán lẻ, phân phối, vận tải,…

Mục lục:

Đặc điểm của kinh doanh

– Trao đổi hàng hóa và dịch vụ

Tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đổi lấy tiền hoặc giá trị của tiền

– Giao dịch trong nhiều giao dịch

Trong kinh doanh, việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ là một hoạt động diễn ra thường xuyên. Một sản phẩm / dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều giao dịch khác nhau.

Việc kinh doanh được thực hiện với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận chính là phần thưởng cho các dịch vụ của một doanh nhân.

– Kỹ năng kinh doanh để thành công

Bất cứ ai muốn trở thành một doanh nhân giỏi đều cần phải có những phẩm chất và kỹ năng kinh doanh tốt để có thể điều hành doanh nghiệp.

– Rủi ro và sự không chắc chắn

Kinh doanh phải chịu rủi ro và sự không chắc chắn. Một số rủi ro, chẳng hạn như mất mát do hỏa hoạn và trộm cắp có thể được bảo vệ bằng bảo hiểm. Cũng có những điều không hắc chắn, chẳng hạn như mất mát do thay đổi nhu cầu hoặc thị trường mất giá…

Ví dụ về doanh nghiệp công nghiệp

Mỗi giao dịch kinh doanh đều có tổi thiếu một bên mua và một bên bán.

– Kết nối với sản xuất

Hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong trường hợp này, nó được gọi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể là chính hoặc phụ.

– Tiếp thị và phân phối hàng hóa

Hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị hoặc phân phối hàng hóa trong trường hợp đó được gọi là hoạt động thương mại.

– Ưu đãi về hàng hóa và dịch vụ

Trong kinh doanh phải có giao dịch về hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa có thể chia thành 2 loại sau:

  • Hàng tiêu dùng: Hàng hóa được sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng để tiêu dùng được gọi là hàng tiêu dùng, ví dụ TV, Xà phòng, v.v.
  • Hàng hóa sản xuất: Hàng hóa được sử dụng bởi nhà sản xuất để sản xuất ra hàng hóa khác như máy móc, thiết bị, vv

Doanh nhân là người đáp ứng mong muốn thỏa mãn mong muốn của con người thông qua việc tiến hành kinh doanh. Bằng cách sản xuất và cung cấp các mặt hàng khác nhau, các doanh nhân cố gắng thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng.

– Nghĩa vụ xã hội

Doanh nhân hiện đại có ý thức về trách nhiệm xã hội của họ. Kinh doanh ngày nay là định hướng dịch vụ hơn là định hướng lợi nhuận.

Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản

Có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, nhưng có ba loại chính đó là

  • Kinh doanh dịch vụ
  • Doanh nghiệp sản xuất
  • Doanh nghiệp bán lẻ

Có những lĩnh vực kinh doanh nào? (Phân loại ngành kinh doanh)

– Kinh doanh tài chính:

Bao gồm các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân… đóng góp quỹ tiền tệ vào Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm, Tín dụng thông qua hình thức phân phối tổng sản phẩm xã hội sử dụng theo mục đích nhất định từ việc đầu tư và quản lý nguồn vốn nhằm thu lợi nhuận.

Phương thức truyền thông đưa những thông tin, hình ảnh tới quần chúng bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất, xưởng phim…

– Kinh doanh bất động sản: 

Là sàn giao dịch của các nhà kinh doanh với các dự án lớn nhỏ mục đích thu lợi từ việc cho thuê, bán nhà đất và các mục hạ tầng.

– Sản xuất công nghiệp: 

Công nghiệp là một ngành kinh tế hoạt động với quy mô lớn sản xuất hàng hóa vật chất chế biến, chế tạo công nghệ thúc đẩy mạnh mẽ áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất trên dây truyền đa dạng mặt hàng gồm các phần mềm, máy móc, động cơ…. sau đó bán ra đem lại doanh thu.

– Nông lâm ngư nghiệp: 

Đây là hệ thống liên kết vòng tròn mô hình Nông nghiệp -Lâm nghiệp – Ngư nghiệp cùng phát triển hỗ trợ tương tác trong các nông trường, trang trại, nông trại, ruộng lương… mô hình này thu lợi từ việc cung cấp lương thực, thực phẩm, cây trồng tới người tiêu thụ.

Có nhiệm vụ lưu thông, sản xuất thực hiện vận chuyển người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác như vận tải đường bộ, vận tải hàng không, vận tải đường thủy và thu lợi nhuận từ phí vận chuyển.

– Bán lẻ & phân phối: 

Dịch vụ này là một trung gian cung cấp hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Hiện nay dịch vụ rất chi là phổ biến, có vô vàn công ty, doanh nghiệp, tư nhân thành lập nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng.

– Kinh doanh dịch vụ

Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động hoặc các dịch vụ đã cung cấp cho chính phủ, các lĩnh vực kinh doanh khác hoặc khách hàng như trang trí nội thất, làm đẹp, tạo mẫu tóc, trang điểm, thẩm mỹ, giặt là, kiểm soát dịch bệnh, côn trùng..

– …

Kinh doanh vận tải đường thủy; Kinh doanh dịch vụ cầm đồ; Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô; Kinh doanh dịch vụ bưu chính; Kinh doanh thức ăn thuỷ sản; thức ăn chăn nuôi; Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Kinh doanh phân bón; Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; Kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế; Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Kinh doanh vàng; Kinh doanh dược; Kinh doanh bất động sản; Xuất khẩu gạo; Đại lý bảo hiểm,…

Xem thêm: Cho ví dụ về một loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ví dụ về kinh doanh hộ gia đình

Ví dụ 1: Gia đình em một năm sản xuất được 2 tấn thóc, số thóc để ăn và để giống là 1 tấn, số thóc còn lại để bán. Vậy số thóc bán ra thị trường là: 2 tấn – 1 tấn = 1 tấn

Ví dụ 2: Chị B chăn nuôi gia cầm và lợn thịt. Mỗi năm chị cho xuất chuồng 500kg lợn, 100kg gia cầm. Giá bán dao động trong khoảng 20 đến 25 ngàn đồng/1kg lợn và 30 đến 35 ngàn đồng/1kg gia cầm.

Ví dụ 3: Anh T ở vùng trung du Bắc Bộ, anh trồng chè. Mỗi năm thu hoạch 2000kg chè các loại, anh bán 90% ra thị trường, 10% để lại chế biến gia công dùng cho gia đình.

Các hình thức sở hữu doanh nghiệp

– Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, ngưòi sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

– Công ty hợp danh

Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất 2 thành viên (đều là cá nhân và là thương nhân) cung tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.

Các tìm kiếm liên quan đến ví dụ về kinh doanh, ví dụ về kinh doanh hộ gia đình; Kinh doanh là gì cho ví dụ; Khai niem kinh doanh la gi, định nghĩa kinh doanh, ví dụ về cơ hội kinh doanh, có những lĩnh vực kinh doanh nào, ví dụ về kế hoạch bán hàng, hình thức kinh doanh là gì, các loại hình kinh doanh