Ví dụ về dạy học STEM ở tiểu học

STEM là viết tắt của Science [toán học], Technology [công nghệ], Engineering [kỹ thuật], Math [toán học] không phải một môn học là 1 quá trình học tập và trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức từ đó tạo ra các sản phẩm mới thường “học thông qua thực hành”, “học thông qua làm dự án”.

I. Mục tiêu giáo dục STEM

1. Là đưa trải nghiệm sáng tạo vào trong quá trình học tập. Học sinh được học trên cơ sở thực hành, qua kiến thức được truyền đạt học sinh được giao nhiệm vụ từ đó phát huy khả năng sáng tạo, tư duy và ứng dụng vào thực tiễn 2. Đem lại cảm hứng, hứng thú trong học tập. Đề ra những bài học, những giải pháp đủ hấp dẫn để kích thích sự sáng tạo và tò mò của học sinh 3. Đánh giá đúng năng lực của học sinh trong quá trình học tập, tranh luận và hợp tác với các bạn để giải quyết vấn đề thay vì những bài thi cuối kì quyết định kết quả học tập của một cá nhân.

4. Giảm tải việc nhồi nhét kiến thức lý thuyết thay vào đó tập trung vào thực tiễn


Tới đây chúng ta có thể hiểu STEM không chỉ là tổng hợp các kiến thức về công nghệ - khoa học – kỹ thuật – toán học mà còn có thể thay thế các môn học khác vì mục tiêu chủ yếu của phương pháp giáo dục này là đưa kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.


II. Một số ví dụ minh họa với giáo dục STEM trong trường học 


1. Ứng dụng lý thuyết môn vật lý vào thực hành

Ứng dụng định luật Ôm để xây dựng bộ chia điện thế. Học sinh sẽ học cách đọc mã điện trở và tính toán các giá trị điện trở, sử dụng mạch cắm thử [ breadboard] để xây dựng một bộ chia điện thế và đo giá trị điện áp đầu ra. Học sinh sẽ được kiểm chứng sản phẩm của mình bằng một bộ đèn LED

Mục tiêu: - Hiểu được quy trình thiết kế kỹ thuật - Sử dụng định luật Ôm như một công cụ thiết kế kỹ thuật - Sử dụng đồng hồ vạn năng để thu thập thông tin - Phân tích các yêu cầu về điện của điot phát sáng 

Kết quả nhận được:


a. Khoa học
  • Học sinh được cũng cố các kiến thức liên quan đến định luật Ôm
  • Hiểu được quy luật chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành quang năng
  • Hiểu về mạch điện

b. Công nghệ

  •  Học sinh được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện trở, đồng hồ vạn năng, bóng đèn LED…
  •  Biết sử dụng, tính toán các thông số kỹ thuật của các thiết bị đó

c. Kỹ thuật

  • Phát triển sự hiểu biết về cách khắc phục sự cố , nghiên cứu, phát triển, sáng tạo và thử nghiệm trong giải quyết vấn đề 
  • Phát triển sự hiểu biết và có thể lựa chọn, sử dụng các công nghệ năng lượng

4. Toán 

  • Tính toán và ước lượng hợp lý
  • Biết trình bày và phân tích số liệu cả việc sử dụng các kí hiệu đại số
  • Biết phân tích độ chính xác và sai số trong điều kiện, môi trường đo đạc
  • Sắp xếp lại các công thức, phương trình để giải các bài toán đơn giản hơn


2. Trải nghiệm thực tế môn sinh học

Sau khi được truyền tải lý thuyết về mô hình trồng rau hữu cơ Organic bằng phương pháp thủy canh và thổ canh thì học sinh sẽ được thực hành vào dự án thực tiễn “ khu vườn xanh “ dự án trồng rau sạch

Với tình trạng an toàn thực phẩm đáng báo động của nước ta hiện nay. Với nhu cầu tiêu thụ sản lượng rau củ trên cả nước nhiều để kịp tiến độ sản xuất, cung cấp thực phẩm thì các nhà vườn đã vụ lợi bằng cách trực tiếp bơm chất kích thích hay thuốc trừ sâu, các loại hóa chất độc hại lên rau củ để phát triển nhanh kịp cung cấp cho các thị trường bán lẻ và người tiêu dùng, mặc kệ sức khỏe và ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Nên một số nhà trường và địa phương đã triển khai dự án trồng rau hữu cơ là sản xuất một số sản phẩm nhất định mà không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu hay thuốc hormone kích thích tăng trưởng bằng phương pháp thủy canh và thổ canh.

- Thủy canh: là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể [ cát, trấu, vỏ sơ dừa,..] mà không phải đất. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ cái ăn, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng


- Thổ canh: là một phương pháp trồng rau truyền thống từ xưa đến nay, sử dụng đất để làm môi trường để lưu trữ dinh dưỡng cũng như các chất cần thiết khác cho cây phát triển. Đối với phương pháp này không những phải chọn hạt giống chất lượng và đất trồng rau cũng là nhân tố quyết định cho năng suất khu vườn [ đất cát pha, đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ]


Kết quả nhận được:

a. Khoa học

  • Học sinh được cũng cố các kiến thức sinh học 
  • Hiểu được nguyên lý chuyển hóa quang hợp 

b. Công nghệ

  •  Học sinh biết công nghệ trồng cây mới nhất: thủy canh - đang được các đơn vị lớn áp dụng như Vineco [VinGroup]

c. Kỹ thuật

  • Học sinh nắm bắt được kỹ thuật trồng trực tiếp hệ thống rau

4. Toán 

  • Tính toán về nồng độ các chất sau khi thu hoạch thành phẩm 
  • Làm bảng phân tích để bảo vệ thành quả của nhóm

Như vậy, đối với bài học thực tiễn này học sinh sẽ có kiến thức tổng quan và vận dụng thực tế những kiến thức đã học đã làm khi về nhà học sinh có thể tự chuẩn bị các vật dụng và tiến hành xây dựng khu vườn rau sạch cho cả gia đình. Bên cạnh đó học sinh sẽ được học thêm về cách kiểm soát hàm lượng , nồng độ các chất dinh dưỡng có trong đất để đảm bảo cho khu vườn nhà mình từ các giáo viên hóa học.

TPA đồng hành cùng giáo dục STEM tại Việt Nam, luôn canh cánh giấc mơ nâng tầm lao động Việt phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. TPA là đơn vị số 1 cung cấp robot giáo dục STEM - STEM Robotics, trung tâm đào tạo STEM trên toàn quốc và đào tạo giảng viên STEM với tiêu chuẩn quốc tế. 

Quý trường/quý khách hàng có nhu cầu về robot giáo dục, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hoàn toàn miễn phí

STEM luôn đề cao trải nghiệm thực tế lên trên hết, do đó, việc tổ chức những hoạt động thực hành là điều vô cùng quan trọng khi sử dụng phương pháp này. Giáo dục STEM hiện tại đang là xu hướng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

STEM có mục đích chính là giúp học sinh có thể tiếp cận kiến thức một c  ách liên ngành và vận dụng vào thực tế, giúp các em có thể nhớ được kiến thức lâu hơn.

Tuy nhiên, phương pháp STEM [viết tắt của Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật và Maths – Toán] vẫn còn khá xa lạ với Việt Nam. Bạn chưa biết cách tổ chức hoạt động STEM như thế nào để phù hợp? Bài viết này sẽ giúp bạn.

Ngoài ra, trước khi tìm hiểu về giáo án này, bạn cần xem qua bài viết về STEM là gì? Tặng tài liệu STEM miễn phí để hiểu hơn về phương pháp dạy học này.

Hoạt động STEM mầm non

Hoạt động STEM mầm non mẫu

Với độ tuổi mầm non, các hoạt động STEM thiên hướng về vui chơi, giúp các em phát triển kỹ năng sống cũng như xây dựng niềm yêu thích, đam mê với các lĩnh vực này.

Các giáo viên có thể tham khảo một số hoạt động mẫu mà OhStem cung cấp bên dưới để soạn giáo án STEM cho trẻ:

Động vật cần gì để sống?

Động thực vật luôn là chủ đề quen thuộc của các bé mầm non, việc có một thú cưng để chơi cùng và chăm sóc là ao ước của nhiều đứa bé. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ tổ chức hoạt động STEM bổ ích cho các bé: Tìm hiểu động vật cần gì để sống. Sau các hoạt động kết hợp bài học này, các bé sẽ hiểu được những nhu cầu cơ bản của động vật trong quá trình sống.

Trong hoạt động này, giáo viên không cần phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu rườm rà phức tạp, bạn chỉ cần chuẩn bị một vài thẻ động vật cùng với một số thẻ đại diện cho nhu cầu cơ bản cho động vật như nước, không khí, thức ăn,… và chuẩn bị một số băng keo để dán là đủ.

Link hướng dẫn về chủ đề động vật cần gì để sống:

 Hướng dẫn chi tiết: Giáo án mẫu STEM mầm non: Động vật cần gì để sống?

Ảnh hưởng của Mặt trời với Trái đất

Đây là một hoạt động STEM bổ ích không kém, giúp học sinh hiểu hơn về hành tinh xanh của chúng ta cũng như về hệ Mặt Trời. Nếu không có Mặt Trời, chúng ta không thể tồn tại trên Trái Đất được.

Qua giáo án mẫu STEM mầm non này, các bé có thể hình dung được tác động của Mặt Trời đối với lớp bề mặt của Trái Đất nói chung và với con người, các loại sinh vật khác nói riêng.

Thí nghiệm này rất đơn giản, nhằm mục đích chính là để học sinh hiểu về tác dụng nhiệt của ánh nắng Mặt Trời. Nguyên liệu chuẩn bị cũng rất dễ tìm và thậm chí là không tốn chi phí, giáo viên có thể thử nghiên cứu và áp dụng vào nhà trẻ của mình nhé!

Xem chi tiết hướng dẫn tại Giáo án STEM cho trẻ mầm non về ánh sáng Mặt Trời

Hoạt động STEM mầm non dạy về Toán học

Mặc dù đến lớp 1 các bé mầm non mới làm quen với các con số và phép tính, nhưng ở giai đoạn mầm non, nếu các em có thể làm quen trước với các con số thì việc học ở lớp 1 sẽ dễ dàng và triển khai nhanh chóng hơn rất nhiều.

Xem hướng dẫn tại: Hướng dẫn STEM mầm non miễn phí về môn Toán

Các thí nghiệm khác

Ngoài các ví dụ trên, bạn có thể tham khảo một số hoạt động mẫu về STEM tại đây.

Hoạt động STEM tiểu học

Hoạt động STEM về thực vật [Plant]

Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái của Trái Đất. Việc xây dựng lòng yêu thiên nhiên, quý trọng thực vật từ nhỏ cho các em học sinh là đặc biệt quan trọng, đó là lý do các hoạt động STEM về thực vật ra đời. Các hoạt động này có thể được ứng dụng vào các buổi học hoặc các ngày hội STEM tùy thích, chúng đều rất thu hút học sinh tham gia.

Nếu bạn là giáo viên dạy bộ môn Sinh học, bạn không nên bỏ qua các hoạt động này. Xem chi tiết 5 hoạt động mẫu về STEM chúng tôi đã hướng dẫn bạn tại đây:

5 hoạt động STEM Plant thú vị dành cho bé

Lực đòn bẩy

Lực đòn bẩy là một kiến thức khoa học quan trọng, tuy nhiên, bạn chưa tìm được các hoạt động STEM phù hợp để ứng dụng vào giảng dạy kiến thức này? Nếu chỉ giảng lý thuyết và yêu cầu các em chép bài, học thuộc thì lại quá khô khan, sợ các em không hiểu được bản chất của chúng?

Đừng lo, hoạt động về lực đòn bẩy [kèm hướng dẫn chi tiết] dưới đây sẽ giúp đỡ bạn. Xem ngay hướng dẫn tại:

Thiết kế bài giảng STEM về lực đòn bẩy

Âm thanh và sóng âm

Âm thanh cũng là một dạng năng lượng, có thể làm di chuyển đồ vật trong một tần suất nhất định. Nhưng để học sinh hiểu và hình dung về các khái niệm, kiến thức này, chúng ta cần phải có những hoạt động thực tế thú vị.

Dự án STEM về âm thanh và sóng âm dưới đây là một ví dụ minh họa điển hình:

Trò chơi cho bé về cảm nhận sự rung chuyển của âm thanh

Chế tạo kem

Kem là một trong những món ăn khoái khẩu và cực kỳ quen thuộc với các bạn trẻ. Vậy, tại sao chúng ta không ứng dụng kem vào các buổi dạy học, để trẻ em thích thú hơn với việc tiếp thu kiến thức mới?

Trong hoạt động STEM này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách triển khai buổi học để dạy các em những kiến thức liên quan đến làm đông lạnh kem.

Dạy học theo chủ đề STEM: Hoạt động chế tạo kem

Hoạt động STEM Trung học

Thiết kế xe chạy bằng khinh khí cầu

Một chiếc xe có thể tự động chạy mà không cần động cơ điện? Chắc hẳn đa số học sinh trong lớp của bạn sẽ thích thú với hoạt động STEM này. Bạn có thể xẻm video bên dưới để hiểu hơn:

Hoạt động STEM này sẽ giúp các em có những phút giây học tập thú vị, đồng thời củng cố các kiến thức liên quan về động năng, thế năng,… trong Vật Lý. Các thầy cô dạy bộ môn này chắc hẳn không nên bỏ qua hoạt động này.

Xem hướng dẫn chi tiết qua bài viết bên dưới:

Mẫu giáo án STEM: Thiết kế xe chạy bằng khinh khí cầu

Một số hoạt động STEM thú vị khác

Máy bắn đá

Hướng dẫn cách làm máy bắn đá đơn giản

Chế tạo thuyền lá thiếc

Cách chế tạo thuyền lá thiếc cho dự án STEM

Máy đo tốc độ gió

Giáo án STEM – Hướng dẫn cách làm máy đo tốc độ gió

Dạy học STEM về Robotics và lập trình máy tính, dự án IoT

Bạn muốn tìm các hoạt động hoặc là giáo án STEM về lĩnh vực lập trình Robotics? Xem ngay bộ tài liệu và khung chương trình chúng tôi đã chuẩn bị cho bạn tại đây: Chương Trình Giáo Dục STEM.

Lời kết

Trên đây là những hoạt động STEM mà chúng tôi sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, hy vọng sẽ hữu ích cho các ý tưởng về buổi học STEM cho các giáo viên. Nếu bạn thấy tài liệu này hữu ích, đừng quên chia sẻ với mọi người nhé.

Ngoài ra, OhStem có cung cấp các loại giáo cụ, đồ chơi STEM phù hợp cho mọi lứa tuổi [từ 4 tuổi trở lên], bạn có thể tham khảo tại đây.

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề