Vi dụ về các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật

Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật [phân tích chi tiết và cho ví dụ]

Trong bất kì một xã hội nào cũng vậy, dư luận xã hội cũng đều có vai trò và  tầm  ảnh hưởng nhất định và trong nhiều trường hợp còn có tác động mạnh mẽ đến các quá trình chính trị, xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội và trong đó phải kể đến sự tác động mạnh mẽ của dư luận đến hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật ở nước ta, tiêu biểu nhất phải kể đến sự tác động của nó đối với việc xây dựng và ban hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật

Dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân, nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Dư luận xã hội không chỉ là sự phản ánh, phản ứng trước những hiện tượng kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, pháp luật… mà nó còn cho thấy trình độ, khả năng nhận thức, đánh giá và khả năng ứng xử các vấn đề đó của công chúng khi quyền và lợi ích của một cá nhận, một giai cấp, một tầng lớp nào đó bị xâm phạm.

Điều đó thể hiện rõ nhất khi trước đây, trong quy định của Luật BHXH 2006 thì công nhân nghỉ việc, một thời gian sau có thể nhận sổ bảo hiểm để lãnh tiền trợ cấp một lần. Tuy nhiên, với quy định mới này, những công nhân nghỉ việc phải chờ đến tuổi nghỉ hưu, tức 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với Nam mới được nhận số tiền bảo hiểm xã hội mà hàng tháng họ vẫn phải đều đặn đóng hơn 300 ngàn đồng, chính vì lý do này, hàng loạt công nhân các nhà máy, xí nghiệp đã nghỉ làm để đình công phản đối quy định trên, tiêu biểu nhất phải kể đến vụ việc gần 90.000 công nhân Cty TNHH PouYuen Việt Nam đã đình công phản đối các quy định tại Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà Luật này vừa được Quốc hội thông qua ngày 20.11.2014. Một số công nhân trình bày rằng, Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2016, đồng nghĩa việc CN sẽ không được nhận trợ cấp Bảo Hiểm xã hội một lần nữa. “Với mức lương 3.482.000 đồng/tháng, mỗi tháng, tôi trích gần 380.000 đồng đóng BHXH. Nếu tôi làm chừng 10 năm nữa, khi tôi 40 tuổi, sức tôi không còn, tôi muốn lấy tiền BHXH 1 lần về quê làm vốn bán tạp hóa nhưng tôi phải đợi 15 năm nữa mới được hưởng BHXH. Trong 15 năm đó tôi sống bằng gì để đợi” – Một công nhân tên Tuyền [quê Trà Vinh] 30 tuổi chia sẻ. Từ đó có thể thấy, khi quyền lợi của một giai cấp không được đáp ứng, cụ thể hơn là quyền lợi của giai cấp công nhân khi nghỉ hưu mà không được lĩnh tiền bảo hiểm xã hội một lần, họ nhận thức được rằng việc quy định như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ sau này, chính vì vậy họ đứng lên đấu tranh, đình công để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, phát huy quyền làm chủ của mình với nguyên tắc “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ”, tạo lên một làn sóng dư luận xã hội mạnh mẽ đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đưa ra một cơ chế pháp luật phù hợp hơn nữa đối với những người công nhân lao động.

Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật – dư luận xã hội

Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng pháp luật, đồng thời nó phát hiện ra những thiếu hụt, khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật,  giúp nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật. Để có được các văn bản pháp luật sát với thực tế thì các văn bản quyết định quản lý hành chính nhà nước phải đúng đắn, có tính khả thi cao, mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân và không được nhân dân ủng hộ, mọi bất cập, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật sẽ đều được bộc lộ thông qua dư luận xã hội. Trở lại với Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau làn sóng đình công phản đối mạnh mẽ điều 60 Luật BHXH của giai cấp công nhân, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP HCM đã kiến nghị việc sửa đổi Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của công nhân. Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến thảo luận, Chính phủ đã nhất trí với kiến nghị của các Bộ, cơ quan, địa phương nêu trên và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần. Và đến chiều 22-6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc với tỷ lệ tán thành đạt 81,78%, tức là người lao động vẫn có thể được lĩnh tiền bảo hiểm xã hội một lần như quy định trước đây. Đến đây có thể thấy rằng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất kịp thời trong việc khắc phục những sai xót, thiếu hụt của Luật để từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của người dân lao động, chính nhờ sự đấu tranh của công nhân lao động đã tạo lên một làn sóng dư luận mạnh mẽ phản hồi ý kiến đến các cơ quan xây dựng pháp luật để từ đó, họ lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc hơn, phân tích những mặt đúng mặt sai của sự phản đối đó và đồng thời kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật để trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người công nhân. Nếu như không có sự đấu tranh mạnh mẽ, không có sức ép của dư luận xã hội thì điều luật này sẽ thực sự bất cập và nó sẽ không đạt được tính hiệu quả khi áp dụng vào đời sống thực tiễn.

Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật:

Dư luận xã hội là một sức mạnh tinh thần trong xã hội, nó không mang tính pháp lý nhưng lại có sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội, tạo ra cho mỗi con người có cơ hội, khả năng thổ lộ và bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình một cách công khai đối với các vấn đề, các hiện tượng có liên quan đến lợi ích và đời sống cộng đồng xã hội. Ngày nay, khi mà vai trò của quần chúng nhân dân được coi trọng, nền dân chủ xã hội được mở rộng thì vai trò và hiệu lực của dư luận càng được nâng cao, đặc biệt là trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật

Bài viết cùng chủ đề Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật:

Nâng cao vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật. Nếu có thắc mắc về Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí

Trong sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội, bên cạnh những mối quan hệ cần thiết, có ích cho xã hội thì cũng luôn tồn tại những quan hệ không có ích, thậm chí có hai cho trật tự chung. Để duy trì ổn định, trật tự xã hội đòi hỏi các mối quan hệ trong xã hội phải được điều chỉnh, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các mối quan hệ có lợi cho cộng đồng được phát triển, ngăn chặn và xóa bỏ đi những mối quan hệ mà cộng đồng không mong muốn.

Để làm được điều này thì cần có những công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ như: đạo đức, tín điều tôn giáo, pháp luật,… Ngày nay, pháp luật trở thành công cụ hàng đầu, quan trọng và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nhất định. Với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của Pháp luật Việt Nam hiện nay” tổng đài tư vấn pháp luật Luật Quang Huy chúng tôi sẽ tìm hiểu và giải quyết vấn đề như sau:

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật hà Nội. Nxb. CAND, Hà Nội, 2013
  • Hiến pháp năm 2013

Định nghĩa pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, vì lợi ích của giai cấp thống trị và vì sự phát triển của toàn xã hội.

Điều kiện kinh tế, xã hội

Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của Pháp luật Việt Nam hiện nay

Theo Mac: “Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng các điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho các điều kiện kinh tế được, chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của quan hệ kinh tế”, các chính sách và pháp luật của nhà nước , suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội.

Pháp luật chủ nô ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô nệ mà trong đó, tư liệu sản xuất và cả người sản xuất đều thuộc sở hữu của chủ nô, do đó pháp luật chủ nô thể hiện ý chí của nhà nước chủ nô, là công cụ để chủ nô sử dụng để bảo vệ lợi ích củ chủ nô, chống lại nô lệ và những người lao động khác.

Pháp luật phong kiến ra đời gắn liền với phương thức sản xuất phong kiến, với đặc trưng là sự chiếm hữu tư nhân của địa chủ về đất đai, do đó pháp luật phong kiến là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành nhằm hợp pháp hóa ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến, buộc các giai cấp khác làm theo.

Đến khi pháp luật tư sản ra đời, do phương thức sản xuất có sự thay đổi: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường, vì vậy pháp luật phải thiết lập quyền tự do kinh doanh, tự do thương mại, hợp đồng, tự do cạnh tranh… Cũng như ba kiểu pháp luật trước, pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng có nội dung do bản chất của quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa quy định.

Được xây dựng và quy định bởi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đặc trưng bởi chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung khác hoàn toàn với trước. Nội dung đó chủ yếu là những quy định đản bảo tính dân chủ, thể hiện ý chí nguyện 3 vọng của nhân dân, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực của mình, là công cụ trong tay nhà nước xã hội chủ nghĩa để bảo vệ và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Nước ta đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nên pháp luật của nước ta cũng phải phù hợp với nền kinh tế đó.

Hiện nay, nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, thành phần kinh tế đa dạng, do đó hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi tích cực nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước như xác nhập hợp lí các thành phần kinh tế và các cơ chế quản lí kinh tế, các loại hình kinh doanh;

Tạo điều kiện phát triển đồng bộ, quản lí có hiệu quả sự vận hành của các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.

Đường lối chính sách của Đảng

Pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời của nhân dân lao động, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của Pháp luật Việt Nam hiện nay

Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là những định hướng mang tính chất chiến lược liên quan đến vấn đề đối nội và đối ngoại, luôn giữ vai trò chỉ đạo đối với nội dung, phương hướng xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Do đó, mọi quy địn trong các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng.

Ví dụ: Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã ghi:

  • “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp; có văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Để thể chế hóa điều này, Hiến pháp năm 2013 của nước ta có những quy định rất rõ ràng về vai trò lãnh đạo của Đảng [Điều 4, Hiến pháp 2013], về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân [Chương II, Hiến pháp 2013], kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục [Chương III, Hiến pháp 2013].

Các quan điểm, học thuyết, tư tưởng của các nhà khoa học

Hệ thống pháp luật của nước ta là do các nhà khoa học đầu ngành xây dựng nên, dó đó các học thuyết, quan điểm của các nhà khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung của pháp luật Việt Nam hiện nay. Có thể kể đến những học thuyết, tư tưởng như:

  • Học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu với nội dung chính là phân chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh quyền: lập pháp giao cho Quốc hội, hành pháp giao cho Chính phủ [hoặc Nghị viện ở các nước tư bản], tư pháp giao cho tòa án.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa, lấy dân làm gốc, quyền lực thuộc về nhân dân.
  • Đường lối, chính sách của Đảng mà kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Việc áp dụng những học thuyết, tư tưởng này vào công việc xây dựng pháp luật của Việt Nam hiện nay luôn được thực hiện một cách linh hoạt, không áp đặt một cách máy móc. Ví dụ như với học thuyết tam quyền phân lập, nước ta đã kế thừa những hạt nhân hợp lí của học thuyết này vào việc xác lập chế độ chính trị: khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

Các phong tục, tập quán

Ngoài việc ban hành ra những luật mới, nhà nước còn thừa nhận những phong tục, tập quán có sẵn, phù hợp với ý chí của nhà nước thành pháp luật [tập quán pháp].

Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của Pháp luật Việt Nam hiện nay

Phong tục tập quán là những gì đã quen thuộc, là những thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, được mọi người công nhận và làm theo. Ở Việt Nam, các phong tục, tập quán được biểu hiện cụ thể ở từng nơi, tạo nên bản sắc rất riêng của từng vùng miền.

Với ưu điểm gần gũi với đời sồng cộng đồng , là những thói quen đã được hình thành từ lâu đời và được mọi người làm theo nên những phong tục tập quán được nâng lên thành pháp luật rất dễ đi vào đời sống, nhân dân cũng dễ dàng thực hiện hơn.

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, có rất nhiều điều luật chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán như: Khoản 1 Điều 28 BLDS năm 2005, quy định:

  • “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ”.

Ngoài ra, vào dịp tết Nguyên Đán cổ truyền hoặc ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, học sinh, sinh viên, công chức nhà nước, công nhân… đều được nghỉ.

Các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết

Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, không quốc gia nào có thể tồn tại một cách biệt lập, không có quan hệ với nước khác. Điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia đó phải tham gia các công ước, điều ước quốc tế. Nước Việt Nam cũng như vậy, ngày nay, với chính sách mở cửa hội nhập, đất nước ta đã tham gia kí kết rất nhiều các công ước quốc tế.

Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên.

Các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như: Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường [26/8/1980], Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973 [20/1/1994]. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển [25/7/1994]. Có ảnh hưởng không nhỏ tới nội dung của pháp luật Việt Nam hiện nay, bởi các điều luật trong hệ thống pháp luật phải phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết.

Như vậy, có thể thấy nội dung của Pháp luật Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Do đó khi xây dựng hệ thống pháp luật, chúng ta cần phải có cái nhìn thật toàn diện, tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung pháp luật, đồng thời phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong công tác nghiên cứu pháp luật, nắm bắt kịp thời sự vận động, phát triển của kinh tế xã hội để tiến hành sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Có như cậy thì pháp luật mới phát huy hết vai trò, tác dụng của mình, là động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn minh con người

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của Pháp luật Việt Nam. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề