Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan

60 điểm

nguyễn thị hiền linh

Hai cơ quan tương đồng là: A. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. B. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế dũi. C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.

D. Mang của loài cá và mang của các loài tôm.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc Nhận thấy gai xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan đều là biến di cỉa lá Đáp án A

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: [1] Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi. [2] Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định. [3] Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. [4] Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng. [5] Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. [6] Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. [7] Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên: A. [1], [4], [5]. B. [3], [6], [7]. C. [4], [6]. D. [2], [5], [7].
  • Cho các nhận xét sau: [1] Hoán vị gen xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 cromatit cùng nguồn của cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu 1. [2] Hoán vị gen tạo điều kiện cho sự tái tổ hợp của các gen không alen trên nhiễm sắc thể. [3] Hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. [4] Các gen càng xa nhau trên nhiễm sắc thể càng khó xảy ra hoán vị. [5] Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu ở trên là không đúng? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
  • . Trong các phát biểu sau, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Trội không hoàn toàn có thể quan sát thấy được trên cây hoa giấy vừa có hoa đỏ, vừa có hoa trắng. B. Hiện tượng tương tác cộng gộp gặp không nhiều trong cuộc sống. C. Trội không hoàn toàn và át chế bởi gen trội khác locut thực chất đều là tương tác gen. D. Các bệnh tật di truyền ở người không di truyền theo quy luật trội lặn không hoàn toàn.
  • Cho các nhận xét sau: 1. Vi khuẩn có hệ gen vòng đơn, tương tự như hệ gen của ti thể và lục lạp. 2. Lục lạp có cấu trúc màng đơn như cấu trúc màng tế bào của vi khuẩn. 3. Ti thể được xem như một vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh với trong tế bào nhân thực. 4. Lạp thể được xem như vi khuẩn dị dưỡng cộng sinh với tế bào nhân thực. 5. Ti thể sinh sản bằng hình thức trực khuẩn như vi khuẩn. 6. Riboxom của lạp thể là loại 80S như của vi khuẩn. Có bao nhiêu nhận xét đúng để chứng minh ti thể và lạp thể có nguồn gốc vi khuẩn, cộng sinh vào tế bào nhân thực? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau: 1. Khi tiếp xúc với hóa chất sâu tơ bị đột biến xuất hiện alen kháng thuốc. 2. Trong quần thể sâu tơ đã có sẵn các đột biến gen quy định khả năng kháng thuốc. 3. Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều. 4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được. Có bao nhiêu giải thích đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì? A. ARN pôlimeraza B. Enzim mồi. C. ADN pôlimeraza D. ADN ligaza.
  • Cho các khẳng định về đột biến cấu trúc NST: 1.Đột biến cấu trúc NST luôn luôn biểu hình thành kiểu hình ở cơ thể bị đột biến. 2. Đột biến cấu trúc NST xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục, ở cả trong nhân tế bào và ngoài nhân tế bào. 3. Sự trao đổi chéo không cần giữa 2 NST cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn, mất đoạn NST. 4. Đoạn NST bị mất có thể chứa tâm động hoặc không chứa tâm động 5. Đột biến mất đoạn NST được sử dụng để xác định vị trí gen trên NST. 6. Trong đột biến cấu trúc NST không có sự thay đổi số lượng NST trong bộ NST của loài. 7. Tất cả các dạng đột biến cấu trúc NST đều là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Những khẳng định đúng: A. 1, 3, 4, 5 B. 1, 2, 4, 6 C. 2, 3, 5, 7 D. 1, 2, 3, 7
  • Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.
  • Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA + 0,28Aa + 0,26aa = 1. Nhận định nào dưới đây là chính xác khi nói về quần thể nói trên? A. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. B. Có hiện tượng tự thụ phần ở một số các cây trong quần thể. C. Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng. D. Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ.
  • Ở sinh vật nhân thực quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Lời giải của Tự Học 365

Lời giải chi tiết

Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc trong cấu tạo chung nhưng trong qua trình sống ở những điều kiện khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau, tiến hóa bằng con đường tiến hóa phân li.

Do thực hiện những chức năng khác nhau nên CLTN tích lũy những đặc điểm thích nghi khác nhau.

Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan đều có nguồn gốc từ lá. Gai xương rồng là lá biến thành gai nhằm hạn chế sự thoát hơi nước ở nơi có điều kiện khô hạn. Tua cuốn đậu Hà Lan là lá biến đổi để bám vào giá thể.

Chọn A.

Giải chi tiết:

Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc mặc dù hiện tại chúng có thể có các chức năng khác nhau.

Cặp cơ quan tương đồng là A, tua cuốn và gai xương rồng đều là 1 dạng biến dạng của lá.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 90

Video liên quan

Chủ Đề