Văn miếu quốc tử giám tiếng trung

Nhắc đến Hà Nội 36 phố phường thì ai cũng biết đó là khu phố một thời sầm uất nhất đất kinh kỳ và cũng là mảnh đất chất chứa biết bao giá trị văn hóa lịch sử người Thăng Long & Việt Nam xưa. Cùng tham khảo cách đọc, tên gọi bằng tiếng Trung của khu phố cổ này nhé

STT

Tiếng Việt

Phiên âm

Tiếng Trung

1

Hàng bạc

yín jiē

银 街

2

Hàng bài

pái jiē

牌 街

3

Hàng bè

fá jiē

筏 街

4

Hàng bồ

dùn jiē

囤 街

5

Hàng bông

mián jiē

棉 街

6

Hàng buồm

fān jiē

帆 街

7

Hàng bút

bǐ jiē

笔 街

8

Hàng cá

yú jiē

鱼 街

9

Hàng cân

héng jiē

衡 街

10

Hàng cót

duì jiē

敦 街

11

Hàng chai

píng jiē

瓶 街

12

Hàng chiếu

xí jiē

席 街

13

Hàng chĩnh

yīng jiē

罂 街

14

Hàng chuối

xiāngjiāo jiē

香蕉街

15

Hàng da

pí jiē

皮 街

16

Hàng dầu

yóu jiē

油 街

17

Hàng đào

táo jiē

桃 街

18

Hàng đậu

dòu jiē

豆 街

19

Hàng điếu

diào jiē

吊 街

20

Hàng đồng

tóng jiē

铜 街

21

Hàng đường

táng jiē

糖 街

22

Hàng gà

jī jiē

鸡 街

23

Hàng gai

má jiē

麻 街

24

Hàng giầy

xié jiē

鞋 街

25

Hàng giấy

zhǐ jiē

纸 街

26

Hàng hòm

jiù jiē

柩 街

27

Hàng khay

pán jiē

槃 街

28

Hàng khoai

shǔ jiē

薯 街

29

Hàng lược

shū jiē

梳 街

30

Hàng mã

mǎ jiē

马 街

31

Hàng mành

bó jiē

箔 街

32

Hàng mắm

yú lù jiē

鱼 露 街

33

Hàng muối

yán jiē

盐 街

34

Hàng nón

lì jiē

笠 街

35

Hàng ngang

héng jiē

横街

36

Hàng phèn

fán jiē

矾街

37

Hàng quạt

shàn jiē

扇 街

38

Hàng rươi

hé chóng jiē

禾 虫 街

39

Hàng than

tàn jiē

炭 街

40

Hàng thiếc

xī jiē

锡 街

41

Hàng thùng

tǒng jiē

桶 街

42

Hàng tre

zhú jiē

竹 街

43

Hàng trống

gǔ jiē

鼓 街

44

Hàng vải

sīchóu jiē

Tên gọi tiếng Trung về di tích nổi tiếng trong phố cổ

Cùng SOFL học thêm tên gọi bằng tiếng Trung về những địa danh nổi tiếng khu vực phố cổ Hà Nội, một địa danh luôn được du khách Việt Nam và Quốc tế yêu thích nhé. 

STT

Tiếng Việt

Tiếng Trung

Phiên âm

1

Bảo Tàng Dân Tộc Học VN

民族学博物馆越南

Mínzú xué bówùguǎn Yuènán

2

Bảo Tàng Hồ Chí Minh

胡志明博物馆

Húzhìmíng bówùguǎn

3

Cầu Thê Húc

栖旭桥

Qī xù qiáo

4

Chợ Đồng Xuân

同春商场

Tóng chūn shāng chǎng

5

Chùa Một Cột

独柱寺

Dú zhù sì

6

Chùa Trấn Quốc

镇国寺

Zhèn guó sì

7

Hồ Hoàn Kiếm

还剑湖

Huán jiàn hú

8

Khu Di Tích Hồ Chí Minh

胡志明故居

Húzhìmíng gùjū

9

Lăng Bác

胡志明陵墓

Húzhìmíng língmù

10

Nhà hát lớn Hà Nội

河内歌剧院

Hénèi gē jùyuàn

11

Nhà hát múa rối nước Thăng Long

升龙水上木偶剧院

Shēng lóng shuǐshàng mù’ǒu  jùyuàn

12

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

河内大教堂

Hénèi dà jiàotáng

13

Phố Đinh Tiên Hoàng

丁先皇

Dīng xiān huáng

14

Quảng Trường Ba Đình

巴亭广场

Ba tíng guǎngchǎng

15

Tháp Rùa

龟塔

Guī tǎ

16

Văn Miếu Quốc Tử Giám

文庙国子监

Wénmiào guózǐjiān

17

Hoàng Thành Thăng Long

升龙皇城

shēng lóng huáng chéng 

18

Tháp Bút

笔塔

bǐ tǎ

Bạn đã biết tên gọi tiếng Trung về tên Phố phường Hà Nội chưa? Đừng quên mở rộng vốn từ vựng tiếng Trung mỗi ngày để cải thiện khả năng giao tiếp nhé. Chúc bạn có những bài học vui vẻ và bổ ích!

Hà Nội là cái tên đã gắn liền với những chứng tích lịch sử văn hoá và giáo dục truyền thống của ViệtNamthời trung đại. Từ khi nhà Lí dựng Văn miếu [1070] thờ Khổng tử và xây Quốc tử giám [1076] để tuyên truyền và thực thi giáo dục Nho học, cho đến ngày 15/5/1919 khi khoa thi Hội cuối cùng của Việt Nam được tổ chức tại Huế, thì Văn miếu – Quốc tử giám Hà Nội [dù trong đời Nguyễn, Văn miếu được dời theo kinh đô vào Huế, và đổi tên thành Văn Thánh miếu] đã trở thành một “thánh địa” đích thực của sĩ phu Nho học Đại Việt. Hãy cứ đọc nội dung những câu đối, đại tự, hoành phi, văn bia… trong khu di tích này, ta cũng đủ biết “thánh địa” ấy thiêng liêng như thế nào. Xin hãy xem câu đối ở Tả bi đình [dù hiện nay nó bị đắp ngược hai chữ ngoại vọng 外望 thành vọng ngoại 望外 [hic!]; còn câu đối ở Hữu bi đình thì bố trí lộn vị trí hai vế [re-hic!]]:


科甲中来名不朽,
宫墙外望道弥尊。 
Khoa giáp trung lai danh bất hủ,
Cung tường ngoại vọng đạo di tôn.
 

[Những người xuất thân trong hàng khoa giáp đỗ đạt thì danh tiếng mãi không nát. Từ ngoài nhà học ngóng vào bên trong, thấy đạo của Khổng tử càng cao vợi]


Nếu muốn trang bị một tri thức tối thiếu về Văn miếu, thì có lẽ điều đầu tiên ta cần biết là ý nghĩa của tên gọi này. Có gì đâu: văn 文 là văn chương, văn học; miếu 庙 là nơi thờ cúng, đền thờ; vậy Văn miếu 文庙 nghĩa là miếu thờ văn chương [hay văn học]! Cứ luận thế đương nhiên sẽ dẫn ta đến việc dịch hai chữ Văn miếu sang tiếng Tây là The Temple of Literature [Anh] và le Temple de la Littérature [Pháp], y chang cách dịch trong tấm biển đồng lược giới về Văn miếu –Quốc tử giám Hà Nội hiện chôn ngay trước cổng khu di tích, cũng như trong nhiều sách vở tài liệu giới thiệu cho du khách nước ngoài về khu di tích lịch sử văn hoá này [xem ảnh].


Cách dịch trên thật đơn giản, dễ hiểu, dễ giải thích. Chỉ có điều là sai!


Sai thế nào? Trước hết xin điểm dịch một số tư liệu sách vở đáng tin cậy của Trung Quốc, dẫn dụng các mục từ liên quan đến hai chữ Văn miếu 文庙. Để giản tiện, xin lược đi phần phiên âm Hán Việt.


Hán ngữ đại từ điển [La Trúc Phong chủ biên, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 1997] thu thập 11 nghĩa của chữ miếu 庙, trong đó nghĩa đầu tiên cũng là nghĩa mà chúng ta đang bàn tới: “Cái nhà thời xưa dùng để thờ cúng thần vị tổ tiên” [tập thượng, tr. 1982]. “Văn miếu: Miếu thờ Khổng tử. Triều Đường phong Khổng tử làm Văn Tuyên Vương, gọi miếu thờ ông là Văn Tuyên Vương miếu 文宣王庙. Từ đời Nguyên – Minh về sau gọi tắt là Văn miếu 文庙” [tập trung, tr. 4034].


Hán - Anh đại từ điển [Chinese – English Dictionary] [Ngô Quang Hoa chủ biên, Thượng Hải Giao thông đại học xuất bản xã, 1999, tập I, tr. 1771] cắt nghĩa chữ miếu bằng tiếng Trung Quốc là “Nơi khi xưa dùng để thờ cúng thần vị tổ tông, hoặc thần phật, danh nhân lịch sử”; và dịch ra tiếng Anh là “temple; shrine; joss house”. Ngay tại mục từ này cũng giải nghĩa: “Khổng miếu: a temple to Confucius” [Khổng miếu: miếu thờ Khổng tử].


Từ nguyên [Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1998, tr. 737] ghi: “Văn miếu: miếu thờ Khổng tử. Đời Đường, niên hiệu Khai Nguyên, năm thứ hai mươi bảy [739] phong Khổng tử làm Văn Tuyên Vương, gọi Khổng miếu 孔庙 là Văn Tuyên Vương miếu. […] Từ đời Nguyên – Minh về sau thường gọi là Văn miếu”.


Từ hải [Hạ Chính Nông chủ biên, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 1989, tr. 1732] ghi: “Văn miếu: Tên gọi khác của Khổng miếu. Thời Đường Huyền Tông, năm Khai Nguyên thứ hai mươi bảy [Công Nguyên 739] phong Khổng tử làm Văn Tuyên Vương, nhân đó gọi Khổng miếu là Văn Tuyên Vương miếu, từ đời Minh về sau gọi Khổng miếu là Văn miếu để đối ứng với Vũ miếu [miếu thờ Quan Vũ, Nhạc Phi]” [hết trích]. Ta biết rằng thời Minh – Thanh gọi miếu thờ Quan Vũ là Vũ miếu 武庙 [hai chữ Vũ viết mặt chữ Hán khác nhau, Vũ 羽 trong Quan Vũ 关羽 nghĩa là cái lông, Vũ 武 trong Vũ miếu 武庙 nghĩa là võ nghệ], đến thời Dân Quốc phối thờ Quan Vũ và Nhạc Phi chung một miếu, vẫn gọi là Vũ miếu.


Nhân đây thiết tưởng cũng nên giãi bày thêm đôi điều sở đắc, một về “chữ” Confucius, một về “nghĩa” của chữ văn 文.


Thứ nhất là chữ Tây Confucius, chữ này vốn xuất phát từ âm đọc ba chữ Hán “Khổng phu tử” 孔夫子 [Thầy Khổng], âm tiếng phổ thông hiện đại ngày nay đọc là /Kongfuzi/ ghi theo lối pinyin [cách chú âm chữ Hán bằng mẫu tự Latin, được chính thức sử dụng từ năm 1958 tại Trung Quốc, ở đây không ghi thanh điệu], ta đọc na ná như “k’ủng-phu-chử” trong tiếng Việt [với âm /k’/ bật hơi]. Người phương Tây do không thể có hệ thống ngữ âm tương ứng tuyệt đối để biểu đạt ba âm tiết ấy, nên họ đã “Tây hoá” nó qua cách ghi “Con – fu - cius” [như trong Anh ngữ], nghĩa là Khổng tử 孔子. Rồi từ đó, căn cứ theo các phương thức tạo từ mới, một loạt từ phái sinh đã xuất hiện: Confucianism [Nho giáo, Khổng học, Khổng giáo, đạo Khổng, đạo Nho]; Confucian hoặc Confucianist [Nho gia, nhà Nho, người theo đạo Khổng; thuộc về đạo Khổng/Nho]; Neo-confucianism: tân Khổng giáo, tân Nho giáo. Tiếng Pháp cũng có những từ tương ứng: Confucius, Confucianisme, Confucianiste, Néoconfucianisme.


Thứ hai là hàm nghĩa của chữ Văn 文 trong Văn Tuyên Vương 文宣王. Khổng tử được triều Đường phong là Văn Tuyên Vương = Người có tước Vương, có công tuyên truyền cái văn. Vậy Văn có phải là Literature và Littérature như cách dịch tên gọi Văn miếu đang dùng ở ta? Xin thưa: không! Chữ Văn này có nội hàm rất rộng, bắt nguồn từ một ý trong sách Luận ngữ, thiên Tử hãn: “Khổng tử bị người đất Khuông làm cho sợ hãi. Ngài nói: Văn vương đã mất, cái “văn” này chẳng phải ở trong ta hay sao? Nếu trời định làm mất cái “văn” ấy thì kẻ chết sau này không được dự vào cái “văn” ấy. Nếu trời chưa định làm mất nó thì người Khuông phỏng có làm gì nổi ta?”. Chữ “văn” 文 trong đoạn trên trỏ toàn bộ “lễ nhạc giáo hoá, điển chương chế độ” [Hán ngữ đại từ điển, đã dẫn, tập trung, tr. 3832], tức tất thảy những hiến chương pháp độ được sử dụng để cai trị xã hội, vậy thì nội hàm của chữ Văn này rộng hơn hẳn so với các từ Literature và Littérature trong tiếng Anh và tiếng Pháp vốn chỉ mang những nghĩa hẹp hơn: văn chương, văn học, văn giới, tư liệu [tham khảo], ấn phẩm, nhạc tập, học vấn… [Literature và Littérature đều bắt nguồn từ litera tiếng Latin, nghĩa gốc là văn tự – xem Webster’s New Dictionary, Promotional Sales Books, USA, 1994, tr. 228]. Sau khiChucông Đán mất, Khổng tử được coi là người truyền bá cái Văn ấy, nên ông được Đường Huyền Tông phong làm “Văn Tuyên Vương”. Điều này cũng minh chứng rằng giả như theo lối “trực dịch” [word by word, mot à mot] mà dịch Văn miếu thành The Temple of Literature và le Temple de la Littérature thì vô hình trung đã thu hẹp nội hàm vốn rất rộng của khái niệm Văn như vừa nói. Ngay tại Đại Bái đường trong Văn miếu Hà Nội hiện vẫn còn treo bức hoành phi đề ba chữ “Phúc tư văn” [cái “văn” này phúc thay!].


Đến đây có thể thấy:


1. Miếu 庙 là nơi/nhà thờ cúng thần vị tổ tông, hoặc thần phật, hay danh nhân lịch sử. Khổng tử là một “thánh nhân” [theo lối gọi của nhà Nho truyền thống], một danh nhân lịch sử, một nhân vật tối quan trọng đối với văn hoá truyền thống Trung Hoa,thậm chí cả với các nước khu vực “đồng văn”, vì vậy ông hoàn toàn xứng đáng được đưa vào thờ phụng trong miếu nhằm biểu chương cái đạo của “thánh nhân”.


2. Năm Khai Nguyên thứ hai mươi bảy đời Đường Minh Hoàng [739], Khổng tử được phong là Văn Tuyên Vương, nên miếu thờ ông cũng gọi là Văn Tuyên Vương miếu 文宣王庙. Đến khoảng thời Nguyên - Minh, vừa để gọi tắt, vừa để đối trọng với Vũ miếu [Văn - Vũ], nên Văn Tuyên Vương miếu được gọi tắt là Văn miếu 文庙.


Như vậy, hai chữ Văn miếu ở dạng đầy đủ phải là Văn Tuyên Vương miếu [Miếu thờ ông tước Vương, có công tuyên truyền cái “văn” – tức Khổng tử], đây là những tên gọi khác của Khổng miếu 孔庙 [miếu thờ Khổng tử]. Nếu buộc phải dịch tên gọi Văn miếu thì thiết tưởng nên dùng chữAnhTempleof Confucius, hoặc “Confucius temple” [Hán - Anh đại từ điển, đã dẫn, tr. 2671, in nhầm là Confucious temple], hay tiếng Pháp là Temple de Confucius, giống như cách hiểu và dịch hai chữ Khổng miếu. Hiện ở Đài Loan cũng dùng tên gọi Khổng miếu, hẳn là để tránh việc hiểu nhầm khái niệm [Văn] như ở ta.


Văn miếu Hà Nội là một sản phẩm văn hoá của ViệtNam, mặc dù ai cũng biết tới cái nguồn gốc ngoại lai của nó. Tuy nhiên, như có người đã nói, Văn miếu của ta cho dù không thể không phỏng theo Trung Quốc, nhưng sự khác biệt giữa hai Văn miếu là rất lớn: Văn miếu của ta không chỉ là một nhà quốc tế, mà còn là một nhà quốc học khi chưa lập Quốc tử giám; bố cục kiến trúc có nét riêng Đại Việt chứ không hoàn toàn rập khuôn theo Tàu… [cụ thể xin xem: Đỗ Văn Ninh, Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2000, tr.32 - 33]. Đã là một sản phẩm văn hoá của dân tộc thì trộm nghĩ, ta nên giữ tên gọi Văn miếu [Van mieu], không nhất thiết cứ hễ thấy bằng tiếng Việt là nhăm nhe dịch sang tiếng này tiếng nọ, hoặc giả chỉ nên đóng mở ngoặc đơn mà cắt nghĩa bằng ngoại văn ở lần đầu xuất hiện khái niệm mà thôi, còn ông Tây bà đầm nào có nhã hứng tìm tòi thêm thì khắc tự mày mò. Kinh nghiệm cho thấy, nếu không giữ tên gọi Ao dai, mà cứ hăm hở dịch thành Vietnamese [long] dress hay gì gì đi nữa, thì cái áo dài truyền thống của các bà các chị nhà ta hẳn đến bây giờ vẫn còn nằm ngoài vùng hiểu biết của tứ hải huynh đệ.


Nếu không sai, thì việc gì mà phải sửa! Nếu sửa mà tốt hơn thì mất gì mà không làm! Nhưng biết và nhận là mình sai lại không đơn giản chút nào! Còn sửa thì dễ thôi, chẳng tốn kém là bao!



Hà Nội, ngày22/9/2005


Tương Quân





[Phụ chú: bài đã đăng trên Tạp Chí Tia Sáng, số 14/2005 [ra ngày 20/10/2005], trang 5 – 7 với nhan đề Dịch hai chữ Văn Miếu ra tiếng Tây; có phần Đính chính tại số 15/2005 [ra ngày 5/11/2005], trang 5. Ban biên tập Tia sáng đã đổi nhan đề bài viết và cắt bớt một số phần bài viết. Đây là nguyên văn bài viết của tác giả, có bổ sung chữ Hán.]

Chủ Đề