Uống rượu bao nhiêu tiếng thì hết nồng độ cồn năm 2024

Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 cấm hoàn toàn việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn đang nhận được dư luận đặc biệt quan tâm. Với chế tài xử phạt nghiêm khắc theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nhiều người dân băn khoăn và đặt câu hỏi sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe?

Sau 1 giờ uống 2/3 lon bia 33ml cồn sẽ "bay" hết

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ethanol hay rượu thông thường cơ bản là chất độc gây tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

"Bất kể nồng độ cồn là bao nhiêu thì cũng đều có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn. Thời gian từ lúc uống rượu đến khi có xét nghiệm âm tính [không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở] khi kiểm tra thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói...

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không"- bác sĩ Nguyên nhận định.

Đơn vị cồn được tính trong một ly bia hoặc rượu- Ảnh: internet

Là cơ quan soạn thảo Luật Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là "uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe" hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể. Điều này phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân, từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.

"Thông thường đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường sau 1 giờ đồng hồ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn [1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ 5%, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%]. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa. Đối với người khỏe mạnh, bình thường, không có bất cứ loại bệnh gì thì phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể, lúc đó mới có thể lái xe nếu như trước đó người này uống 1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330 ml, 100 ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30 ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%. Ngược lại, đối với những người có chức năng gan suy yếu hoặc những người có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì nồng độ cồn chuyển hóa sẽ lâu hơn nhiều" - bà Trang giải thích.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá 1 đơn vị cồn, mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phụ trách Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, căn cứ vào thực tế phổ biến của tình trạng người dân uống rượu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã đưa ra khái niệm đơn vị cồn.

Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200ml bia; 75ml rượu vang [1 ly]; 25ml rượu mạnh [1 chén]. Tuỳ vào lượng uống sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn.

Theo bác sĩ Hoàng, một người trưởng thành có sức khoẻ bình thường, cứ sau 1 tiếng, gan sẽ đào thải được 1 đơn vị cồn. Đây là con số ở mức trung bình. Tùy theo từng cá thể khác nhau, ví dụ như người gan yếu, người có cân nặng hơn mức trung bình thì quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi.

Uống 2 cốc bia mất bao lâu để nồng độ cồn về 0 là băn khoăn của rất nhiều người. [Ảnh minh hoạ]

Về cơ chế đào thải cồn của cơ thể, khoảng 10 - 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi. Khoảng 85 - 90% sẽ được xử lý qua gan.

Hai cốc bia sẽ tương đương với khoảng 3 đơn vị cồn và chúng ta sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Tuy nhiên, sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong máu về 0. Do đó, nếu bạn uống 2 lon bia mất khoảng 6 tiếng thổi nồng độ cồn mới không lên.

Bác sĩ Hoàng cũng cho biết, các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nồng độ cồn trong cơ thể ở mức cao, nghĩa là khi chúng ta uống nhiều rượu thì tốc độ thải trừ cồn của gan lại nhanh hơn. Ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi.

Đặc biệt, người dân cần lưu ý, cho dù sau khi gan thải trừ hết nồng độ cồn thì về cơ bản, cơ thể vẫn cần 2 - 3 tiếng để thải trừ hết hoàn toàn.

Theo bác sĩ Hoàng, không có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho câu hỏi “Tôi uống lượng cồn nhất định, sau bao lâu thì thổi nồng độ cồn bằng 0”. Tùy vào từng người mà thời gian chính xác để loại bỏ hoàn toàn cồn trong cơ thể sẽ khác nhau.

Chúng ta có thể ước lượng được quãng thời gian. Tuy nhiên đây là những con số mang tính trung bình, ước tính. Mỗi cá nhân sẽ có thời gian khác nhau và có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thải trừ cồn của cơ thể.

Ví dụ những người ăn rất nhiều rồi mới uống bia. Bia được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu bia của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.

Một số trường hợp cơ thể đào thải chậm hơn hoặc nhanh hơn nhưng bạn cũng nên thận trong vì có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không. Những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.

Chủ Đề