Tỷ lệ nợ quá hạn là gì

Nợ quá hạn là gì? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Mai Linh, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Định. Tôi cần tìm hiểu một số nội dung liên quan đến khoản nợ quá hạn. Ban biên tập cho tôi hỏi: Nợ quá hạn là gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Theo quy định tại quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Nợ quá hạn là nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Nợ phải được phân loại quy định tại Thông tư này gồm:

  1. Cho vay đầu tư phát triển, cho vay xuất khẩu trừ các khoản sau:

[i] Nợ cho vay từ nguồn vốn ODA;

[ii] Các khoản nợ nhận bàn giao từ các tổ chức tiền thân trước khi thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

[iii] Các khoản nợ cho vay mà nguồn trả nợ từ ngân sách trung ương hoặc địa phương;

[iv] Các khoản nợ cho vay đối với các dự án điện, tái định cư, đường dây theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh;

[v] Các khoản nợ cho vay để tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh;

[vi] Nợ cho vay theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước;

[vii] Nợ cho vay các dự án hạ tầng cơ sở [dự án đường cao tốc] theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.

  1. Ủy thác cho vay xuất khẩu;
  1. Cho vay khác;
  1. Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng, trừ các khoản Chính phủ trả thay theo cam kết ngoại bảng.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nợ quá hạn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 24/2013/TT-NHNN.

Tỷ lệ nợ xấu là gì, vì sao cần biết tỷ lệ nợ xấu và làm sao để tính tỉ lệ này?… Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Tỷ lệ nợ xấu là gì?

Nợ xấu trong tiếng Anh là Non – Performing loan ratio được viết tắt thành NPL, hay còn được gọi bằng thuật ngữ phổ thông hơn là bad debt.

Tỷ lệ nợ xấu là thuật ngữ bạn thường nghe thấy khi làm việc hoặc đọc các thông cáo báo chí về ngành ngân hàng. Thực tế là cụm thuật ngữ này được dùng để chỉ các khoản nợ khó đòi, có thời hạn quá hạn lớn và được cho là khó có khả năng thu hồi. Nó chính là các khoản ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi, ngân hàng không thể đòi được do khách hàng làm ăn thua lỗ, đóng cửa dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Các thời hạn dành cho mỗi khoản nợ khác nhau sẽ khác nhau, tuy nhiên thời hạn thường gặp dành cho các khoản vay ngắn hạn là 90 – 180 ngày.

Nói ngắn gọn, tỷ lệ nợ xấu là khoản không có khả năng thu hồi.

Biết tỷ lệ nợ xấu để làm gì?

Mục đích của tỷ lệ nợ xấu là gì và ai cần đến con số này? Các nhà phân tích tài chính thường sử dụng tỷ lệ nợ xấu để so sánh chất lượng danh mục cho vay giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao có thể dẫn đến thất bại của ngân hàng. Các nhà kinh tế kiểm tra tỷ lệ nợ xấu để dự đoán bất ổn tiềm ẩn trên thị trường tài chính. Nhà đầu tư có thể cần biết tỷ lệ nợ xấu để chọn nơi đầu tư tiên của mình. Họ sẽ xem các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp là khoản đầu tư có rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.

Công thức tính tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = tổng nợ xấu/tổng dư nợ

Ngân hàng nhà nước Việt nam có quyết định 492/2005/QĐ – NHNN vào ngày 22 tháng 4 năm 2005 về các khoản dư nợ tín dụng từ khách hàng được chia loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương đương với các loại nợ:

– Nợ đủ tiêu chuẩn

– Nợ cần chú ý

– Nợ dưới tiêu chuẩn

– Nợ nghi ngờ

– Nợ có khả năng mất vốn

Trong đó các khoản nợ thuộc nhóm từ [3] đến [5] được coi là nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng và mức độ rủi ro của danh mục cho vay mà ngân hàng có, số lượng đồng nợ xấu trên tổng số 100 đồng cho vay.

Khi ngân hàng gặp rắc rối hoặc có vấn đề trong việc quản lý chất lượng các khoản vay từ khách thì tỷ lệ nợ xấu có tình trạng tăng cao hơn trung bình trong ngành và có chiều hướng tăng lên.

Khi tỷ lệ này thấp so với trung bình ngành và có chiều hướng giảm tức là ngân hàng đang quản lý tốt các khoản vay tín dụng. Hoặc cũng có trường hợp ngân hàng dùng chính sách xóa nợ, thay đổi các phân loại của khoản nợ.

Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn trong khoảng 0,98% đến gần 3% từ thống kế của một trang web uy tín trong ngành ngân hàng.

Phân loại nợ xấu

Nợ đủ tiêu chuẩn

Là các khoản nợ còn trong hạn thanh toán và được chủ nợ đánh giá là có thể thu hồi được cả gốc lẫn lãi đúng hạn định.

Có thể là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được chủ nợ đánh giá là có khả năng thu hồi được cả gốc lẫn lãi bao gồm cả lãi quá hạn.

Nợ cần chú ý

Là các khoản vay nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Hoặc các khoản nợ cần phải điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu. Khoản nợ này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu của khả năng trả nợ kém.

Nợ dưới tiêu chuẩn

Khoản này bao gồm những khoản vay quá hạn từ 91 đến 180 ngày; những khoản nợ đã gia hạn lần đầu tiên; những khoản đã miễn hoặc giảm lãi; những khoản vay mà ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn; những khoản vay khiến ngân hàng có khả năng tổn thất.

Nợ nghi ngờ

Khoản này thuộc nhóm nợ mà các khoản vay quá hạn từ 181 đến 360 ngày; những khoản vay này đã nợ cơ cấu lại thời hạ trả nợ lần đầu mà vẫn tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày; hoặc những khoản vay đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2… và có khả năng gây tổn thất cho chủ nợ cao.

Nợ có khả năng mất vốn

Đây là nhóm các khoản vay nợ quá hạn trên 360 ngày. Đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhưng vẫn không thể thu hồi nợ. Những khoản vay không còn khả năng thu hồi, gây mất vốn.

Tác động của việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu

Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng do lãi suất và điều kiện vay vốn trở nên khó khăn hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự lưu thông dòng vốn vào sự phát triển của nền kinh tế.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng đến dòng vốn của các ngân hàng thương mại càng to. Đây là nguyên nhân chính kiềm chế sự lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế.

Tỷ lệ nợ xấu cao là biểu hiện của chất lượng cho vay thiếu hiệu quả. Hoạt động tín dụng đạt kết quả thấp, ảnh hưởng khả năng thanh khoản, giới hạn sự phát triển của hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, hạ thấp năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Ngoài việc đánh giá các tổ chức tín dụng, ngân hàng thông qua tỷ lệ nợ xấu thì cũng cần xem xét thực trạng nền kinh tế và người vay ở nhiều phương diện trên cơ sở khách quan và chủ quan.

Nợ xấu luôn là điều mà các ngân hàng thương mại quan ngại nhất. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng trên nhiều phương diện do đó các ngân hàng đang rất quan tâm đến việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

Hi vọng qua các thông tin chia sẻ về tỷ lệ nợ xấu là gì và những điều liên quan sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về khía cạnh này.

Nợ quá hạn bao lâu thì bị nợ xấu?

Như vậy nợ xấu là khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên, và có cơ cấu lại thời gian trả nợ. Ngoài ra các khoản nợ khác quy định tại nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 cũng được xem là nợ xấu.

Tỷ lệ nợ quá hạn được tính như thế nào?

Công thức như sau: Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = [nợ gốc quá hạn chưa trả] x [lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả nợ] x [thời gian chậm trả nợ gốc].

Tỷ lệ nợ không nên cao hơn bao nhiêu?

"Quy tắc 28/36 quy định rằng mức nợ của bạn không nên vượt quá 28% mức thu nhập hàng tháng, các khoản nợ dịch vụ hàng tháng – bao gồm tiền nhà trả góp và tiền điện nước – không nên nhiều hơn 36%.

Lãi suất nợ quá hạn là gì?

Lãi suất quá hạn là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên khi bên vay chưa trả được nợ cho bên cho vay. Cụ thể, lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc chưa trả trong thời gian quá hạn mà chưa trả. >>

Chủ Đề