Tuyên truyền giáo dục sức khỏe bệnh tăng huyết áp

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có gần 13 triệu người tăng huyết áp tuy nhiên chỉ hơn 50% số người mắc bệnh được phát hiện và 50% trong số phát hiện được điều trị và đây là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm; đồng thời là nguyên nhân gây chết người số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số người chết toàn quốc.

Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới.

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp

1. Tuổi: nguy cơ tăng huyết áp tăng cùng với tuổi , nhất là ở người từ 45 tuổi trở lên.

2. Thừa cân béo phì   

3. Sử dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tăng huyết áp.

4. Ăn nhiều muối, ít rau quả.

5. Ít hoạt động thể lực.

6. Căng thẳng tâm lý.

7. Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường, … 

8. Tiền sử bệnh trong gia đình: nguy cơ tăng huyết áp gia tăng nếu trong gia đình đã có người bị tăng huyết áp.

Chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Mọi người dân cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông qua khám sức khỏe . Bệnh tăng huyết áp có thể được phòng ngừa hiệu quả và duy trì ở mức lý tưởng nhờ các biện pháp tích cực thay đổi lối sống lành mạnh:

1. Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.

2. Duy trì cân nặng bình thường.

3. Không uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. 

4. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. 

5. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột. 

Người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, liên tục.

Bệnh viện Da liễu Thái Bình đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện “Tuần lễ toàn dân đi đo huyết áp” tại bệnh viện để hưởng ứng ngày Phòng chống Tăng huyết áp thế giới 17/5 với thông điệp “Hãy nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình”. Từ ngày 13/5/2019 đến ngày 18/5/2019 Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện đều được kiểm tra chỉ số Huyết áp và được tư vấn cách phòng chống bênh tăng huyết áp miễn phí [khi có yêu cầu] để giảm bớt các nguy cơ xảy ra biến chứng và để duy trì mức huyết áp hợp lí.

Căn cứ Thỏa thuận hợp tác chương trình “Cùng sống khỏe” giữa Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam và Sở Y tế tỉnh Bắc Giang tháng 7 năm 2021, Sở Y tế Bắc Giang xây dựng Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống một số bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng năm 2022.

Mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; tăng cường việc chẩn đoán sớm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, giúp người dân có cuộc sống hợp lý nhất với căn bệnh. Mục tiêu cụ thể, trong năm Sở Y tế tổ chức 150 buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho 7.500 người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. 100% người dân đến dự buổi truyền thông được phát các tài liệu tuyên truyền và được tư vấn về tăng huyết áp, đái tháo đường. Đối tượng truyền thông là người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

Trong năm 2022, ngành Y tế tiếp tục tiến hành tại 06 huyện: Tân Yên, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Yên Thế và Lạng Giang tham gia Chương trình. Trung tâm Y tế mỗi huyện tiếp tục lựa chọn 05 Trạm y tế đã triển khai trong năm 2021 để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Tổ chức một buổi truyền thông giáo dục sức khỏe tại xã, đối tượng là người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.

Nội dung gồm cung cấp các thông điệp truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường như: Các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm đặc biệt bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; Cách phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường; Tư vấn về nơi khám, quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường;  Cách phòng bệnh không lây nhiễm. Đo huyết áp, test thử đường huyết nhanh. Phát các tài liệu truyền thông về tăng huyết áp và đái tháo đường cho các đối tượng được mời tham dự.

Phòng Nghiệp vụ Y tiếp nhận tài liệu truyền thông từ Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam bàn giao cho Trung tâm Y tế các huyện. Tham mưu với lãnh đạo Sở Y tế trong công tác theo dõi, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện; đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Sở Y tế và Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện của các Trung tâm Y tế huyện báo cáo Lãnh đạo Sở Y tế và Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam theo quy định.

Trung tâm Y tế các huyện lựa chọn 05 Trạm y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trên địa bàn; lập danh sách tên, số điện thoại cán bộ phụ trách bệnh không lây nhiễm của Trung tâm Y tế và các bác sĩ của 05 trạm y tế được chọn gửi về Sở Y tế để tổng hợp.  Xây dựng Kế hoạch truyền thông cho các trạm y tế được chọn để thực hiện buổi truyền thông báo cáo thời gian trạm y tế dự kiến thực hiện về Sở Y tế trước 03 ngày. Chỉ đạo, giám sát hỗ trợ các trạm y tế tổ chức, triển khai thực hiện các buổi truyền thông có hiệu quả, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19, đúng tiến độ và thực hiện tổng hợp báo cáo đúng quy định. Cử cán bộ trực tiếp nhận kinh phí, test thử đường huyết, thư mời và các tài liệu truyền thông tại Sở Y tế, phòng Nghiệp vụ Y để giao cho các trạm y tế. Đối với máy đo đường huyết đã được cấp, Trung tâm Y tế quản lý chỉ giao cho trạm y tế khi thực hiện các đợt truyền thông; trường hợp máy hỏng, thực hiện đổi máy tại phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế. Tổng hợp chứng từ, báo cáo của các trạm y tế gửi về Sở Y tế.

Trạm y tế các xã được chọn thực hiện tiếp nhận tài liệu truyền thông, thưu mời, test đường huyết, kinh phí từ Trung tâm Y tế huyện giao. Biên soạn nội dung truyền thông về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường dựa trên tài liệu truyền thông được cấp phát cho trạm y tế. Trước khi tổ chức buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng thực hiện thông tin, tuyền truyền đến người dân qua hệ thống loa của xã, thôn; lập danh sách và phát giấy mời tới người dân trước 1 tuần. Tổ chức buổi truyền thông cho 50 người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. Lưu ý trong khi thực hiện yêu cầu đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch Covid-19 đặc biệt là thông điệp 5K; đối tượng truyền thông không lặp lại trong các tháng tiếp theo. Thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả 05 buổi truyền thông trong gửi về Trung tâm Y tế huyện theo mẫu quy định.

     Căn cứ Thỏa thuận hợp tác chương trình “cùng sống khỏe” giữa Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam và Sở Y tế tỉnh Bắc Giang ngày 28/5/2020, Sở Y tế Bắc Giang xây dựng Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống một số bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng năm 2020;

      Theo kế hoạch, mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; tăng cường việc chẩn đoán sớm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, giúp người dân có cuộc sống hợp lý nhất với căn bệnh. Sở Y tế sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ của 06 huyện và 30 trạm y tế tham gia vào chương trình; tổ chức 300 buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho 18.000 người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; 100% người dân đến dự buổi truyền thông được phát các tài liệu tuyên truyền và được tư vấn về tăng huyết áp, đái tháo đường.

     Đối tượng Người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. 06 huyện được lựa chọn tham gia vào chương trình “cùng sống khỏe” gồm: Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế và Lạng Giang. Trung tâm Y tế mỗi huyện lựa chọn 05 Trạm y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

       Trong khuôn khổ của chương trình sẽ tổ chức 01 lớp tập huấn cho đối tượng là cán bộ Trung tâm y tế, Trạm y tế tham gia vào Chương trình. Tổ chức một buổi truyền thông giáo dục sức khỏe tại xã đối tượng là người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, số lượng 60 người/1 buổi. Nội dung tập trung  giới thiệu các thông điệp truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm đặc biệt bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; cách phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường; tư vấn về nơi khám, quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; cách phòng bệnh không lây nhiễm; đo huyết áp, test thử đường huyết nhanh; phát các tài liệu truyền thông về tăng huyết áp và đái tháo đường cho các đối tượng được mời tham dự. Địa điểm tổ chức Trạm y tế hoặc địa điểm công lập như: Trường học, UBND xã. 

Video liên quan

Chủ Đề