Túi thuốc f0 mua ở đâu

Những ngày qua, nhiều “túi thuốc cùng F0 chiến thắng COVID-19” đã được trao đến từng người dân mắc COVID-19 trên địa bàn Phường 1, Quận Tân Bình. Những túi thuốc yêu thương ấy vừa góp phần hỗ trợ sức khỏe, giúp các trường hợp F0 sớm khỏi bệnh, lại vừa động viên tinh thần, giúp họ an tâm điều trị tại nhà.

“Bất kể thời gian ngày hay đêm, chỉ cần được báo có ca F0 hay người dân cần thuốc gọi báo là ngay lập tức sẽ có người xuống tận nơi trao thuốc cho người bệnh”, anh Ngô Nam Việt – Bí thư đoàn Thanh niên Phường 1, Quận Tân Bình chia sẻ. Mỗi túi thuốc mà F0 nhận được sẽ bao gồm thuốc, hướng dẫn sử dụng và thiết kế kèm mã QR, để bệnh nhân có thể quét mã và tham gia vào nhóm “Bác sĩ đồng hành cùng F0 - phường 1” trên ứng dụng Zalo.

Trong mỗi túi thuốc, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của phường 1, quận Tân Bình đã cẩn thận chuẩn bị các loại như Paracetamol 500g, Acetylcystein, MultiVitamin, nước súc họng, nước muối 0.9% [Natri Clorid 0,9%], viên C sủi Uscadimin C1g và khẩu trang. Đây là những loại thuốc mà Trạm y tế Phường 1, nhóm bác sĩ tình nguyện lên danh sách dựa trên danh mục thuốc  theo công văn Bộ y tế ban hành.

Y sĩ Lê Minh Quân, phụ trách chống dịch tại Trạm y tế Phường 1, Quận Tân Bình cho biết, các thành viên trong nhóm zalo “Bác sĩ đồng hành cùng F0 - phường 1” bao gồm thường trực ban chỉ đạo phòng chống dịch, tổ phản ứng nhanh, 6 bác sĩ và 2 dược sĩ thuộc đội hình Blouse trắng 24/7, mỗi người đều có một nhiệm vụ cụ thể và tất cả đều cùng một mục đích hỗ trợ người bệnh ngay lập tức.

Hằng ngày, các trường hợp F0 sẽ thông báo tình trạng bệnh của mình trong nhóm zalo này, qua đó các y, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng cụ thể của từng người và có những hướng dẫn, hỗ trợ điều trị phù hợp. Những trường hợp F0 có triệu chứng sẽ được tư vấn trực tiếp, còn những trường hợp cần can thiệp y tế khẩn cấp như hạ nồng độ ô-xy trong máu [SPO2], cần cung cấp bình ô-xy tại nhà hoặc chuyển viện khẩn cấp... sẽ được chuyển cho Tổ phản ứng nhanh của phường xử lý theo đúng quy trình.

Chú Thành, một trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn Phường 1, Quận Tân Bình tâm sự: “Nhà chú có đến 4 người mắc bệnh. Ban đầu khi có kết quả cả nhà lo lắng lắm, đặc biệt khi được biết cả nhà sẽ cùng cách ly điều trị tại nhà. Tuy nhiên sau khi được các nhân viên y tế của Trạm y tế hướng dẫn cách ly tại nhà, cách phân bố nơi ở của từng người, cách liên hệ khi cần thiết và mỗi ngày được các bác sĩ trong nhóm Zalo thăm hỏi nên tất cả thành viên trong gia đình yên tâm hơn”. Chú Thành cũng vui vẻ cho biết: “Nhà chú cũng nhận được túi thuốc cùng F0 chiến thắng COVID-19 đấy, được quan tâm nên chú cũng bình tĩnh, không còn hoang mang, lo lắng nữa”. Chú Thành cũng cho biết, trong quá trình điều trị tại nhà, con của chú gặp tình trạng khó thở nhưng nhờ sự quan tâm thường xuyên của các lực lượng làm nhiệm vụ nên con của chú được chuyển đi điều trị kịp thời và nay đã dần hồi phục.

Một số hình ảnh trao “túi thuốc cùng F0 chiến thắng COVID-19” đến F0 tại Phường 1, Quận tân Bình:

Những xe chở thuốc luôn sẵn sàng đưa thuốc đến cho người dân.

Bất kể thời gian ngày hay đêm, chỉ cần được báo có ca F0 hay người dân cần thuốc gọi báo là ngay lập tức sẽ có người xuống tận nơi trao thuốc cho người bệnh.

Mỗi túi thuốc mà F0 nhận được sẽ bao gồm thuốc, hướng dẫn sử dụng và thiết kế kèm mã QR

Việc đưa thuốc cũng cần đảm bảo các quy định phòng chống dịch

Các túi thuốc được đặt trước cửa nhà bệnh nhân

Người bệnh sẽ tự xuống lấy thuốc của mình

Các loại thuốc được phát gồm: Paracetamol 500g, Acetylcystein, MultiVitamin, nước súc họng, nước muối 0.9% [Natri Clorid 0,9%], viên C sủi Uscadimin C1g và khẩu trang.

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố [HCDC]

Việc sử dụng túi thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19 [F0] không đúng chỉ định, hoặc sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến kháng thuốc

Hiện nay, tại Hà Nội, túi thuốc phát cho F0 đang điều trị tại nhà bao gồm 3 gói A, B, C và sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân. Theo đó, gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng. Sở Y tế Hà Nội được các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ và cấp phát cho các trung tâm y tế quận/huyện/thị xã 11.700 túi thuốc A.

Gói B bao gồm các loại thuốc kháng viêm và thuốc chống đông. Đây là những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Các đơn vị tự chủ động cấp phát gói thuốc này cho bệnh nhân.

Gói thuốc C có thuốc kháng virus Molnupiravir. Quy trình cấp phát thuốc Molnupiravir gồm 4 bước. Sở Y tế lưu ý, trong trường hợp bệnh nhân không dùng hết thuốc hoặc ngừng thuốc vì bất cứ lý do gì thì trả lại thuốc kèm theo "Phiếu xác nhận trả thuốc", ghi rõ số lượng thuốc còn lại và ký tên vào phiếu.

Sở Y tế Hà Nội đã chuẩn bị 18.875 túi thuốc C và đã cấp phát 12.000 túi thuốc này về cho các đơn vị để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà. Trong đó có 10.000 bệnh nhân đủ điều kiện được cấp phát túi thuốc C. Số lượng túi thuốc còn lại sẽ chuyển cho các bệnh nhân trong thời gian tới.

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế quận Đống Đa [TP. Hà Nội] Nguyễn Đức Tuấn, thuốc kháng virus [gói thuốc C] được quản lý chặt chẽ và số lượng có hạn nên ban đầu ưu tiên sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, bệnh nền để phù hợp với số lượng cũng như đảm bảo việc quản lý thuốc. Những nhóm đối tượng như người trẻ, có sức khỏe tốt, không có triệu chứng khi mắc COVID-19, hoặc đã tiêm chủng hai liều vaccine phòng COVID-19… không thuộc đối tượng được cấp phát gói thuốc C mà chỉ được cấp phát các thực phẩm chức năng hỗ trợ, nâng cao thể trạng. Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định hoặc sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến kháng thuốc. Điều này rất nguy hiểm đối với cộng đồng.

Tại Đống Đa, 100% bệnh nhân F0 điều trị tại nhà được cấp túi thuốc A. Trung tâm Y tế quận cũng đã chuẩn bị các túi thuốc B để khi bệnh nhân có những dấu hiệu sẽ điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với túi thuốc C hiện nguồn cung còn hạn chế, khi có đủ sẽ cấp phát theo đúng chỉ định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo ông Nguyễn Đức Tuấn, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan diện rộng, các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị chuyên môn cần chủ động trong mọi tình huống, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh cho các F0 đang điều trị, hỗ trợ F0. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức người dân, không nên chủ quan lơ là các biện pháp phòng chống dịch.

Thiện Tâm


Là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông.

Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế.

Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở [thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 96%], phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất trước khi chuyển viện.

Chiều 13/12, họp báo về công tác phòng chống dịch, Chánh văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, việc phát các túi thuốc A [hạ sốt và vitamin], B [kháng viêm, chống đông], C [thuốc kháng virus molnupiravir] cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà là nhiệm vụ của y tế công - tức trạm cố định và lưu động. Tuy nhiên, do lượng F0 tăng nhiều, không đủ nhân viên y tế đem thuốc đến tận nhà cho người bệnh ngay lập tức nên thành phố đã kêu gọi nhà thuốc tư nhân tham gia và nhận được sự hưởng ứng tích cực.

Ngoài ra, thành phố đang triển khai chiến dịch chăm sóc và bảo vệ nhóm người nguy cơ [trên 65 tuổi, có bệnh nền] nên nhân lực y tế đang phải dồn vào đây, tốn nhiều sức lực. Việc một số nhà thuốc tham gia cấp phát túi thuốc miễn phí điều trị Covid-19 là một trong ba hoạt động được Sở Y tế vạch ra khi huy động các nhà thuốc tư nhân cùng tham gia phòng chống dịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả 6.500 nhà thuốc trên toàn thành phố sẽ cấp phát thuốc miễn phí cho F0, mà địa phương nào cần thì Sở Y tế sẽ chỉ định nhà thuốc ở khu vực đó hỗ trợ. "Quy chế phối hợp được xây dựng trên nguyên tắc Sở kiểm soát chặt các túi thuốc, tránh nhập nhằng mua bán thuốc và cấp miễn phí", bà Mai nói.

Ngoài ra, nhà thuốc còn có nhiệm vụ cung ứng thuốc không kê đơn, hoặc có kê đơn [do trạm y tế lưu động hoặc mạng lưới Thầy thuốc đồng hành kê đơn cho người bệnh]; vật dụng, thiết bị y tế [các loại sinh phẩm, test nhanh, dụng cụ đo nồng độ oxy trong máu, nhiệt kế...] đã được đăng ký để chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà. Sở Y tế yêu cầu các nhà thuốc bán thuốc và thiết bị đúng giá, đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, mỗi nhà thuốc sẽ là một tình nguyện viên truyền thông, cầu nối tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà. Nếu người bệnh có triệu chứng nghi ngờ đến mua thuốc thì nhân viên nhà thuốc phải cung cấp ngay số điện thoại, hướng dẫn họ hoặc thân nhân liên hệ các trạm y tế cố định, lưu động, tổ chăm sóc Covid-19 tại cộng đồng.

Người dân TP HCM đi mua thuốc trước khi thành phố xiết chặt giãn cách xã hội, cuối tháng 8/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Tính đến chiều 12/12, thành phố ghi nhận hơn 487.000 ca mắc Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Hơn 12.000 bệnh nhân đang được điều trị, trong đó có 388 trẻ em dưới 16 tuổi, 488 bệnh nhân nặng đang thở máy; 15 bệnh nhân can thiệp ECMO [hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể]. Trong ngày có 920 trường hợp nhập viện, 1.028 ca xuất viện, 75 ca tử vong.

Tổng số vaccine thành phố đã tổ chức tiêm là hơn 7,9 triệu mũi một và hơn 6,8 triệu mũi hai. Trong đó, sau ba ngày triển khai, thành phố đã tiêm gần 4.500 mũi bổ sung cho người bị suy giảm miễn dịch [người có bệnh nền như cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong 6 tháng...] và hơn 7.300 mũi nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu đã đủ 6 tháng sau tiêm hai mũi.

Thư Anh

Video liên quan

Chủ Đề