Từ phúc là ai

Được mệnh danh là thiên cổ nhất đế" lừng lẫy Trung Hoa, nhưng lúc sinh thời, Tần Thủy Hoàng lại luôn bị ám ảnh bởi cái chết và liên tục tìm kiếm thuốc trường sinh. Với tham vọng trường sinh bất tử, ông từng sai không ít thân tín đi tìm thuốc thần tiên, linh đan, thần dược để có thể "thọ ngang trời biển".

Vị Hoàng đế cả đời theo đuổi sự "bất tử"

Trong số những người được Tần Thủy Hoàng tín nhiệm giao cho trọng trách quan trọng này câu chuyện về ngự y Từ Phúc là được lưu truyền nhiều hơn cả.

Vào thời nhà Tần, Từ Phúc là người đất Tề, từ sớm đã nổi danh với trí tuệ thông minh can đảm, cẩn trọng. Bên cạnh tài năng y học nổi bật, ông còn là một phương sĩ, tức là những người cầu tiên học đạo lúc bấy giờ.

Sau khi hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng tiến hành xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đây cũng là lúc khao khát trường sinh bất tử bùng lên một cách mãnh liệt trong lòng vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc

Lúc bấy giờ, ông giao phó cho Từ Phúc nhiệm vụ bí mật tìm kiếm phương thuốc của sự bất tử.

Đảm nhiệm trọng trách cao cả của Hoàng đế giao cho, năm 219 TCN, Từ Phúc cùng 1000 đồng nam và đồng nữ đem theo 3 năm lương thực dự phòng lên thuyền đi tìm kiếm bí mật của sự bất tử từ các vị tiên.

Ba hòn đảo tiên được ghi trong "Tiên Hải kinh" có tên là Phùng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu ở ngoài biển Đông, đoàn người của Từ Phúc đến đó để tìm thuốc trường sinh bất lão cho Tần Thủy Hoàng.

Đoàn thuyền của Từ Phúc mất vài năm lênh đênh trên biển, nhưng thông tin về ngọn núi của các vị tiên ngoài biển Đông vẫn biệt tăm. Năm 210 TCN, Thủy Hoàng hỏi ông về công việc này. Từ Phúc tâu rằng có quái vật biển đã ngăn chặn đường đi và đề nghị nhà vua cử đội cung thủ ra tiêu diệt.

Ham muốn mãnh liệt với giấc mơ trường sinh đã khiến Thủy Hoàng tin vào điều tưởng như hoang đường ấy, hạ lệnh cho những cung thủ tinh nhuệ hàng đầu ra biển để… giết quái vật.

Tượng điêu khắc mô phỏng việc đoàn thuyền của Từ Phúc ra khơi tìm kiếm thuốc trường sinh. 

Sau khi quái vật bị tiêu diệt, Từ Phúc tiếp tục lên đường vào năm 210 TCN và không bao giờ trở lại. "Sử ký" mục "Tần Thủy Hoàng bản kỷ" ghi rằng Từ Phúc đã đến một nơi "bằng phẳng và các đầm lầy rộng lớn" để tự xưng làm vua.

Trong khi đó, một số nguồn sử liệu khác lại khẳng định rằng vị phương sĩ họ Từ này đã đi đến Nhật Bản và qua đời tại đây.

Dù có nhiều giả thuyết khác nhau về tung tích đoàn thuyền của Từ Phúc, nhưng sự biến mất của họ đã khiến khát vọng trường sinh của Tần Thủy Hoàng tan thành mây khói.

Sự thật khó tin về thứ quả trường sinh

Những tưởng bí mật về phương thuốc bất tử ngoài đảo tiên ở biển Đông đã theo đoàn thuyền của Từ Phúc biến mất ngoài đại dương rộng lớn, thì mới đây, các nhà nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra sự thật ngỡ ngàng về phương thuốc bất lão được Tần Thủy Hoàng cả đời khao khát.

Qua quá trình khảo cứu, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nhận thấy thông tin về đảo tiên không được ghi chép một cách thống nhất.

Tuy nhiên, dựa vào những ghi chép trong lịch sử Nhật Bản, hòn đảo được đoàn thuyền của Từ Phúc tìm kiếm rất có thể chính là ba hòn đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.

Trên thực tế, nhiều bằng chứng khảo cổ đã khẳng định nơi đầu tiên Từ Phúc đặt chân lên đảo quốc này chính là bình nguyên Kanto. Giới sử học nước này suy đoán rằng Từ Phúc cùng đoàn thuyền của ông đã ở lại cư trú tại nơi này.

Giới nhân sĩ sử học của đất nước mặt trời mọc thậm chí còn suy đoán Từ Phúc rất có thể là vị thiên hoàng đầu tiên có tên Jinmu trong thần thoại nổi tiếng về thời cổ đại của Nhật Bản.

Việc Từ Phúc tìm đến Nhật Bản cổ đại để khám phá bí mật của sự trường sinh không phải là việc làm thiếu căn cứ.

Tương truyền rằng, từ xa xưa, ở sâu trong quần đảo Iwaishima có một loại quả thần kỳ được gọi là "khoa khoa". Trong nhiều sách cổ của Nhật Bản, thứ quả này thường được nhắc tới bằng tên "Thiên tuế".

Quả Thiên tuế có kích cỡ chỉ bằng hạt đào, vị ngọt đậm. Cổ nhân tin rằng ăn thứ quả này vào sẽ có thể "bất tử ngàn năm", thậm chí chỉ cần một lần ngửi mùi của nó cũng giúp tuổi thọ tăng lên 3 năm 3 tháng.

Thông qua so sánh, đối chiếu những ghi chép lịch sử với các nghiên cứu hiện đại các nhà khoa học đã đưa ra kết quả khiến hậu thế không khỏi ngỡ ngàng, quả "Thiên tuế" trong truyền thuyết thực chất lại chính là… quả kiwi!

Các đặc điểm của quả kiwi có nhiều nét tương đồng với những ghi chép về quả "Thiên tuế" giúp trường sinh bất lão.

Trải qua quá trình lai tạo, kích thước của trái kiwi không còn nhỏ cỡ hạt đào như miêu tả trong truyền thuyết, nhưng chúng vẫn sở hữu vị ngọt đặc trưng và công dụng tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ.

Nhưng trên thực tế, kiwi chỉ có tác dụng nâng cao thể trạng chứ không thể khiến con người thọ ngang trời đất" hay "trường sinh bất tử".

Năm xưa, Tần Thủy Hoàng từng đổ không ít nhân lực, tài lực để "vươn tay" ra ngoài đại dương nhằm chiếm đoạt quả Thiên Tuế này mà không hề hay biết đất Tần Lĩnh [Thiểm Tây] chính là nơi chuyên trồng thứ quả trường sinh này.

Tác giả: Nhật Hạ

Tham vọng trường sinh bất lão của Tần Thuỷ Hoàng khiến ông cho người đi tìm thuốc trường sinh, thế nhưng kết quả nhận được là điều mà ông không thể ngờ tới.

Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều lưu truyền một truyền thuyết giống nhau về việc Từ Phúc vượt biển Đông tìm thuốc trường sinh bất tử cho Tần Thuỷ Hoàng. Sử sách ghi rằng, sau khi hoàn thành đại nghiệp thống nhất, Tần Thuỷ Hoàng bắt đầu theo đuổi giấc mơ trường sinh bất lão.

Là một phương sĩ vô cùng thông minh và gan dạ, năm 219 TCN, Từ Phúc được mời vào cung của Tần Thuỷ Hoàng. Ông tự nguyện đến ba hòn đảo tiên được ghi chép trong "Tiên Hải kinh" là Phùng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu ở biển Đông, để tìm thuốc trường sinh bất lão.

Từ Phúc đã lên đường tìm thuốc trường sinh để thực hiện giấc mơ trường sinh bất tử của Tần Thuỷ Hoàng.

Tuy nhiên, Từ Phúc đã thất bại trở về sau chuyến đi đầu tiên. Ông nói với Tần Thuỷ Hoàng rằng, muốn lấy được thần dược cần phải có đủ lễ vật cho thần tiên, đó là 3.000 đồng nam, đồng nữ. Ngoài ra cần phải có cung lớn và vũ khí để đuổi cá kình cản đường trên biển.

Tần Thuỷ Hoàng đã nhanh chóng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được đưa ra. Mục đích là để Từ Phúc sớm thực hiện chuyến đi thứ hai tới biển Đông. Tuy nhiên, điều ông không thể ngờ là, chuyến đi này của Tử Phúc không hề có sự trở về.

Tìm thuốc trường sinh ở Nhật Bản và trở thành vị vua đầu tiên ở đây?

Những hòn đảo tiên tương truyền hoàn toàn không có căn cứ. Thế nhưng, theo ghi chép của người Nhật, thì ba hòn đảo này chính là Honshu, Shikoku và Kyushu của Nhật Bản.

Từ Phúc cũng được ghi chép trong sử sách bằng văn tự của đất nước này, nhưng không rõ ràng. Tuy nhiên, theo quan sát của giới nhân sĩ sử học Nhật Bản, Từ Phúc chính là vị Thiên hoàng đầu tiên, nổi tiếng cổ đại, có tên là Jinmu [Thần Vũ].

Ngoài ra, có một số phát hiện thú vị liên quan tới truyền thuyết này. Căn cứ vào các phát hiện khảo cổ, phân tích những minh chứng về xương cốt trong các mộ cổ, thời kỳ Từ Phúc vượt biển Đông theo truyền thuyết, thì thấy dáng người bình quân của cư dân gần khu vực bình nguyên Kanto, đột nhiên cao hơn 5 cm. Có thể suy đoán rằng, chiều cao của người dân ở đây được cải thiện, sau khi Từ Phúc và thuộc hạ của ông đặt chân đến vùng đất này.

Bức tượng Từ Phúc vượt biển tại Sơn Đông, Trung Quốc.

Một thú vị khác được các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện, trong DNA của người Nhật có tới 1% trùng khớp với DNA của cư dân đến từ khu vực Vân Nam, Trung Quốc. Bên cạnh đó, phát âm của tiếng Nhật có nhiều nét tương đồng với cách phát âm của tiếng dân tộc thiểu số Nạp Tây tại Vân Nam, Trung Quốc.

Theo ghi chép của sử sách của Trung Quốc, thời điểm Từ Phúc đưa ra những yêu cầu về chuyến đi thứ hai, Tần Thuỷ Hoàng vẫn chưa có cách nào đáp ứng được số lượng 3.000 đồng nam, đồng nữ. Trùng hợp thay, khi này quân Tần vừa chinh phục các dân tộc thiểu số của vùng Tây Nam.

Biết được điều này, Tần Thuỷ Hoàng liền hạ lệnh cho bộ tộc ở đây, cung cấp số lượng lớn đồng nam, đồng nữ của Tây Nam Di. Đây chính là tổ tiên chung của các dân tộc khu vực Tây Nam. Bởi vậy, có thể nói, hậu duệ của Tây Nam Di đã theo Từ Phúc tới Nhật Bản. Đây là căn cứ chứng minh 1% DNA của dân Nhật đến từ Vân Nam, Trung Quốc.

Những bằng chứng về việc Từ Phúc là vị vua đầu tiên của Nhật Bản

Theo truyền thuyết của xứ sở hoa anh đào, Thần Vũ đã lái thuyền đi chinh phục. Tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy, trước đó Nhật Bản vẫn ở thời kỳ đồ đá, bởi vậy, việc chế tạo một thuyền chiến hùng mạnh là điều không thể. Nhiều giả thuyết cho rằng, đây chính là chiếc thuyền do Từ Phúc mang từ Trung Quốc sang.

Bên cạnh đó, trên đường chinh chiến, Thần Vũ đã cho dừng quân để chế tạo vũ khí và tu sửa thuyền bè. Đây cũng là điều không thể đối với trình độ của Nhật Bản thời bấy giờ. Ngoài ra, ông cũng sử dụng cả đội quân nam và nữ, trùng hợp với chi tiết Từ Phúc đem theo các đồng nam, đồng nữ ra biển cùng mình.

Ngoài ra, có tới 6 trên 7 thần ngũ hành xã tắc và 7 trong 8 thần đặc hữu của nước Tề có mặt trong thần thoại của Nhật Bản. Vệ Đình Sinh, một học giả Hong Kong, cho rằng sự trùng hợp này khó có thể coi là ngẫu nhiên.

Không những vậy, theo kết quả khảo cổ, nền văn hoá cổ đại Nhật Bản được chia thành hai thống rõ rệt: Một là nền văn hoá có trên đảo từ trước, hai là nền văn hoá tiếp sau nó. Đáng ngạc nhiên là, nền văn hoá mới không kế thừa từ thành tựu cũ, mà có trình độ vọt hơn hẳn, với nhiều nét tương đồng với văn hoá Tề, Yên thời Chiến Quốc.

Các học giả cũng chứng minh, trình độ đóng thuyền của Trung Quốc thời đó rất phát triển. Bởi vậy, việc người Trung Quốc vượt biển tới Nhật là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặt khác, tuyến đường từ bờ biển phía Đông Trung Quốc tới các đảo Nhật Bản thời đó, và khoảng cách từ quê của Từ Phúc đến miền Nam nước Nhật không xa, dòng hải lưu trên hành trình cũng vô cùng thuận lợi.

Mọi việc vẫn chỉ là giả thuyết?

Dù vâỵ, nhiều người trong giới học thuật Trung Quốc cho rằng, những lập luận chứng minh Thần Vũ chính là Từ Phúc vẫn còn nhiều điểm khiên cưỡng. Ngay cả bản thân người Nhật vẫn còn thiếu hiểu biết về việc Thiên hoàng Thần Vũ là ai.

Từ Phúc đi đâu sau khi từ biệt Tần Thuỷ Hoàng, để tìm thuốc trường sinh, vẫn là một bí ẩn không ai biết. Việc đem hai câu chuyện mơ hồ của hai đất nước, ghép lại với nhau là một điều hết sức hoang đường và cố chấp.

Giả thuyết Từ Phúc là Thiên hoàng Thần Vũ là hoang đường và nhiều khiên cưỡng.

Cũng có thể, Từ Phúc cùng đoàn thuyền đã tới Nhật Bản, sinh sống và đẻ con ở đó. Nhưng việc gán ông vào Thiên hoàng Thần Vũ, một nhân vật chưa chắc có thật, là điều khiên cưỡng. Việc nhiều người Nhật hiện đại có có tổ tiên xa xưa là người Trung Quốc cũng là điều bình thường. Bởi người Trung Quốc hoàn toàn có thể vượt biển và để lại hậu duệ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, đó không nhất thiết phải là Từ Phúc và đoàn tuỳ tùng của ông.

Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc Từ Phúc là vị vua đầu tiên, khai quốc Nhật Bản vẫn là truyền thuyết và suy đoán, chưa có bất kỳ chứng cứ xác thực nào. Việc các nhà khoa học thực hiện những nghiên cứu, để chứng minh giả thuyết này, cũng xuất phát từ tâm lý thích nhận vai trò khai hoá văn minh của các dân tộc mà thôi.

Video liên quan

Chủ Đề