Truyện thơ văn học dân gian việt nam năm 2024

- Truyện thơ dân gian mang các đặc điểm của văn học dân gian: sáng tác tập thể [lúc đầu, có thể do một cá nhân sáng tác nhưng sau đó được dân gian hoá], lưu hành chủ yếu bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết. Truyện thơ dân gian khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyện cổ, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường.

- Truyện thơ dân gian đặc biệt phát triển ở các dân tộc miền núi:

+ Dân tộc Tày, Nùng có: Nam Kim – Thị Đan; Trần Châu; Quảng Tân – Ngọc Lương; Kim Quế; Chuyện chim sáo; Vượt biển;...

+ Dân tộc Thái có: Tiễn dặn người yêu; Chàng Lú – nàng Ủa; Khăm Panh;...

+ Dân tộc Mường có: Út Lót – Hồ Liêu; Nàng Nga – Hai Mối; Nàng Ờm – chàng Bồng Hương;...

+ Dân tộc Mông có: Tiếng hát làm dâu; Nàng Dợ – Chà Tăng;...

+ Dân tộc Chăm có: Hoàng tử Um Rúp và cô gái chăn dê; Têva Mưnô;...

+ Dân tộc Khơ-me có: Si Thạch; Tum Tiêu;...

- Đề tài, chủ đề: các truyện thơ dân gian đã thể hiện được một cách sinh động đời sống hiện thực và những tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo.

- Cốt truyện:

@201240027669@

Cốt truyện thường đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo [ví dụ: Nàng con côi, Kim Quế,...].

- Nhân vật của truyện thơ dân gian thường được phân theo loại [tốt - xấu, thiện - ác], được miêu tả qua những biểu hiện bên ngoài [diện mạo, hành động, lời nói] và qua tâm trạng. Nhân vật chính thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu.

- Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian gần gũi, chất phác, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh và các biện pháp tu từ.

2.2. Truyện thơ Nôm

@201240028911@

- Truyện thơ Nôm phát triển mạnh mẽ nhất vào nửa cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX; có khả năng phản ánh hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng lớn.

- Căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có thể chia truyện thơ Nôm thành hai nhóm một cách tương đối: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học.

@201240029346@

- Cốt truyện trong truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các mô hình sau:

Mô hình Gặp gỡ [Hội ngộ] → Tai biến [Lưu lạc] → Đoàn tụ [Đoàn viên]

Một số truyện thơ tiêu biểu cho mô hình này: Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Truyện Kiều,...

Mô hình Nhân – Quả

Một số truyện thơ tiêu biểu cho mô hình này: Thạch Sanh, Trê Cóc,...

@201240032755@

- Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện [đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ] và nhân vật phản diện [đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ].

- Ngôn ngữ: truyện thơ Nôm hay sử dụng ngôn ngữ gián tiếp [lời tác giả], người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba. Ngoài ra còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ và điển tích, điển cố; có nhiều tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện.

3. Giới thiệu khái quát một số truyện thơ tiêu biểu

3.1. Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” [Xống chụ xon xao]

- Thể loại: truyện thơ dân gian.

- Xuất xứ:

+ Truyện thơ của dân tộc Thái.

+ “Tiễn dặn người yêu” [nguyên văn tiếng Thái là Xống chụ xon xao] là một trong những truyện thơ hay nhất của kho tàng truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cũng là truyện thơ được người Thái hết sức yêu mến, say mê, coi là niềm tự hào của dân tộc Thái. Người Thái có câu: “Hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày” để diễn tả sức hấp dẫn của tác phẩm.

- Dung lượng: 1846 câu thơ [bản dịch của Mạc Phi].

- Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất, là lời nhân vật trong cuộc [chàng trai] kể lại câu chuyện tình yêu - hôn nhân của cuộc đời mình.

- Đề tài, chủ đề

+ Đề tài: về tình yêu và hôn nhân.

+ Chủ đề: Phản ánh cuộc sống ngột ngạt không thể chịu đựng được của thanh niên nam nữ các dân tộc, tố cáo những luật lệ hà khắc, vô lí của xã hội. Hiểu được tình yêu tha thiết, thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

- Tóm tắt cốt truyện:

@201240030838@

→ Cốt truyện đơn giản, không sử dụng yếu tố kì ảo, xoay quanh số phận của một đôi trai gái yêu nhau nhưng gặp trắc trở trong tình yêu, cuối cùng, vượt qua mọi thử thách để đoàn tụ bên nhau.

3.2. Truyện thơ “Bích Câu kì ngộ”

- Tác giả: một số tài liệu ghi “Bích Câu kì ngộ” là tác phẩm khuyết danh nhưng theo các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, Vũ Quốc Trân được cho là tác giả của truyện thơ này.

*Vũ Quốc Trân, chưa rõ năm sinh, năm mất, nguyên quán Hải Dương, sinh sống tại Hà Nội vào khoảng giữa thế kỉ XIX.

- Thể loại: truyện thơ Nôm bác học.

- Nhan đề “Bích Câu kỳ ngộ”: dịch nghĩa là cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu.

- Xuất xứ:

+ Bích Câu: địa danh thuộc kinh thành Thăng Long [Hà Nội bây giờ]. Hiện nay, ở phố Cát Linh, gần Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội còn có toà nhà Bích Câu đạo quán, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Tú Uyên thuở xưa.

+ Là một truyện Nôm thuần Việt, có nguồn gốc từ một sự tích lịch sử lưu truyền trong dân gian.

- Dung lượng: 678 câu thơ.

- Thể thơ: lục bát.

- Ngôi kể: ngôi kể thứ ba, người kể toàn tri, từ đó có thể tường thuật linh hoạt lại câu chuyện một cách bao quát, toàn diện, khách quan, nhất là những đoạn đan xen chi tiết kì ảo. Đồng thời, cũng có thể thuận lợi khi miêu tả tâm trạng của các nhân vật cũng như đan cài những lời phẩm bình tâm đắc của tác giả.

- Đề tài, chủ đề:

+ Đề tài: về tình yêu và hôn nhân.

+ Chủ đề: ngợi ca tình cảm trong sáng, chân thành, sâu đậm giữa tài tử giai nhân cùng khát vọng về cuộc sống công bằng, nhân văn, vượt thoát khỏi sự ràng buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến, hướng đến sự vĩnh hằng, lý tưởng.

Chủ Đề